logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/11/2020 lúc 03:25:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bức tượng TT Franklin Delano Roosevelt tại Franklin Delano Roosevelt Memorial, Washington, D.C.

Khi bàn về các mối quan hệ trong chính trị quốc tế mà không nói đến yếu tố lịch sử thì là một thiếu sót lớn. Bức tranh đó sẽ không đầy đủ.
Thế Chiến I bắt đầu bằng một nguyên nhân, nếu nhìn lại, thì quả là hết sức vô duyên [1]. Hoàng tử Áo, tên Franz Ferdinand, bị nhóm quốc gia của Bosnia Serb ám sát vào ngày 28 tháng Sáu năm 1914. Trước đó đã có những căng thẳng giữa các quốc gia lân cận tại Đông Âu cũng như Tây Âu. Nhưng vụ ám sát này đã đưa đến sự trả thù giữa các bên. Nó leo thang và lan rộng. Bắt đầu vào tháng 8 năm 1914, để rồi ngay cả Mỹ, phía bên kia bờ Đại Tây Dương cũng không thể đứng ngoài cuộc xung đột này. Thế Chiến I kéo dài 4 năm, và làm chết 16 triệu người dân và binh lính của tất cả các bên.
Thế Chiến I được biết đến như là một cuộc chiến để chấm dứt mọi cuộc chiến (The war to end all wars), vì sự chết chóc và tàn phá kinh khủng của nó.
Sau Thế Chiến I, Tổng thống thứ 28 của Mỹ Woodrow Wilson (1913 – 1921), không muốn thấy một cuộc chiến tranh thế giới như thế nữa.
Nhưng chưa đầy 20 năm sau, Thế Chiến II bùng nổ trở lại (Đức bắt đầu xâm chiếm Áo/Austria vào tháng 3 năm 1938).
Mong ước hòa bình vĩnh cửu
Tổng thống Woodrow Wilson mong muốn xây dựng một trật tự thế giới mới khi nhìn thấy những gì xảy ra trong Thế Chiến I. Năm 1917, ông quyết định đưa Mỹ tham chiến với mục tiêu làm cho thế giới “an toàn cho dân chủ” [2]. Sau Thế Chiến I, Wilson muốn thành lập Liên đoàn Quốc gia, The League of Nations, với mục tiêu chính là duy trì bảo vệ hòa bình [3].
Các chủ trương chính của Wilson là: phòng ngừa sự leo thang chiến tranh qua các biện pháp như an ninh và giải giới tập thể (collective security and disarmament). Tìm cách giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng thương thuyết và phân xử (arbitration). Arbitration ở đây là những người có chuyên môn được tín nhiệm, độc lập và khách quan để giải quyết các tranh chấp. Ngoài ra, những vấn đề khác như buôn bán người, thuốc phiện, trao đổi vũ khí, tù binh, sức khỏe toàn cầu v.v… cũng nằm trong các quy định của Liên đoàn Quốc gia. Liên đoàn Quốc gia được chính thức thành lập năm 1919, và các quy ước được thông qua ngày 10 tháng Giêng năm 1920. Cho đến ngày 23 tháng Hai năm 1935, Liên đoàn Quốc gia có 58 thành viên. Nhưng sau đó, nó trở thành bất lực, vô hiệu quả, vì không ngăn chặn được Thế Chiến II.
Một trong những nguyên do là vì Tổng thống Wilson, tuy là người đề xuất nó, nhưng quốc hội Mỹ không ủng hộ, và do đó Mỹ chưa bao giờ là một thành viên.
Cũng cần nói thêm rằng, phần lớn người dân Mỹ và quốc hội Mỹ, nơi đại diện tiếng nói người dân, không muốn Mỹ tham chiến. Chỉ khi nào lãnh thổ/hải hay quyền lợi quốc gia của họ bị đe dọa thì sự ủng hộ mới gia tăng. Còn không thì đa số người dân Mỹ đều chống lại chiến tranh. Chỉ sau Thế Chiến II, khi sức mạnh của Mỹ trở nên vô địch, vượt qua Anh, và với mục tiêu duy trì hòa bình, chống lại các thế lực từ độc tài đến cộng sản, mối đe dọa hàng đầu cho thế giới tự do, thì Mỹ mới tham chiến nhiều hơn, như chiến tranh với Bắc Hàn, với miền bắc Việt Nam, v.v…
Nhưng ngay cả khi như thế, thành phần phản chiến tại Mỹ vẫn nhiều và mạnh đến độ họ đã có những tác động rất lớn lên chính sách của chính quyền Mỹ.
Sự kết hợp giữa hiện thực và cấp tiến
Trong Thế Chiến II, Mỹ cũng không muốn tham chiến. Đa số người Mỹ, nhất là quốc hội, không ủng hộ chiến tranh. Nếu Nhật không tấn công Trân Châu Cảng, thì không biết khi nào Mỹ mới chịu tham chiến. Và như thế thì hệ quả Thế Chiến II có thể khác một chút, dù kết quả có thể không khác. Lý do trên hết là vì nếu nước Anh thất trận, không chống cự lại được sức mạnh quân sự của Đức Quốc Xã, thì bên kia bờ Đại Tây Dương chỉ còn Canada và Mỹ thôi. Như thế, toàn cuộc chiến sẽ kéo dài hơn, chết chóc nhiều hơn, và việc đổ bộ tấn công ở mặt trận châu Âu, cái mà ngày nay gọi là D-Day, bãi biển Normandy của Pháp (Operation Overlord), ngày 6 tháng 6 năm 1944, mặt trận thứ hai của phe Đồng Minh/Allied, sẽ khó khăn vô cùng.
Tổng thống thứ 32 của Mỹ, Franklin Delano Roosevelt (FDR), là người có tầm nhìn rất xa. Roosevelt cho rằng, nếu Mỹ không ủng hộ Anh, Liên Xô, và các nước đồng minh khác chống lại trục Đức, Nhật và Ý, thì khi toàn châu Âu, và nhất là nước Anh sụp đổ, họng súng của Đức và Ý sẽ chỉa về Mỹ và Canada, và ông ví khoảng cách giữa hai bên chỉ còn là họng súng.
Ngược giòng thời gian, vào thời điểm Thế Chiến I, Roosevelt là Thứ trưởng, và có lúc đóng vai Bộ trưởng Hải quân, phục vụ cho Tổng thống Wilson. Vì ông từng trải nghiệm Thế Chiến I, nên ngay cả trước khi Mỹ tham chiến, và trước khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Roosevelt đã tính đến việc phải chấm dứt chiến tranh, mang lại hòa bình thật sự cho thế giới. Lý tưởng và tư tưởng của FDR có thể nói khá tương đồng với Tổng thống Wilson.
Theo các dữ kiện/tài liệu lịch sử, thì khoảng một năm sau biến cố Pearl Harbor, tổng thống Mỹ Frank Roosevelt gặp Thủ tướng Canada Mackenzie King (người nắm giữ chức vụ này lâu đời nhất tại Canada, trên 21 năm) tại văn phòng bầu dục [4]. Lần gặp mặt này, tuy Mỹ chỉ mới chính thức tham chiến, và viễn ảnh chiến tranh chấm dứt vẫn còn khá xa vời, Roosevelt hoàn toàn tin tưởng vào thế tất thắng của phe đồng minh. Nhưng điều Roosevelt quan tâm hơn là viễn ảnh tương lai: làm thế nào để xây dựng một thế giới hợp tác và cạnh tranh chứ không phải đối đầu và chiến tranh nữa. Nên nhớ lịch sử thế giới, cho đến thời điểm đó, phần lớn mang đậm nét chiến tranh, xung đột, đế quốc thực dân, chủ nghĩa thương mại bảo hộ và chế độ bóc lột.
Roosevelt không thể tiếp tục ủng hộ một thế giới trật tự như thế nữa. Viễn kiến của Roosevelt là: một, phải làm cho Trục Quyền (Axis powers, gồm Đức Ý Nhật) đầu hàng hoàn toàn vô điều kiện; hai, phải yêu cầu Anh quốc và Pháp quốc không tái xây dựng đế quốc của họ khắp nơi như trước đây. Theo Roosevelt, thì cần phải xây dựng một thế giới mà tự do và quyền tự quyết quốc gia có tác dụng bao quát hơn; ba, Roosevelt mong muốn một thế giới có tự do mậu dịch, thương mại, nhưng cũng cần dựa trên luật lệ rõ ràng và cơ cấu hẳn hoi để qua đó, các bất đồng hay tranh chấp chính trị có thể được giải quyết một cách ôn hòa.
Những ý tưởng hình thành Liên Hiệp Quốc đã có từ năm 1939. Nội dung của “Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc” đã được soạn thảo tại Nhà Trắng vào ngày 29 tháng 12 năm 1941 bởi Roosevelt, Winston Churchill và người cố vấn của Roosevelt là Harry Hopkins. Roosevelt mất ngày 12 tháng Tư năm 1945. Hơn 2 tuần sau, Đức Quốc Xã sụp đổ, và Hitler tự tử ngày 30 tháng Tư năm 1945. Trước đó 5 ngày, 25 tháng Tư năm 1945, 50 chính phủ quốc gia gặp nhau ở hội nghị tại San Francisco để soạn Hiến chương LHQ. 25 tháng Sáu, nó được thông qua, và 24 tháng 10 năm 1945 nó bắt đầu có hiệu lực. LHQ bắt đầu hoạt động một cách chính thức. Ông Roosevelt không sống để nhìn thấy được thành quả và viễn kiến của mình.
Quả thật Roosevelt là người vừa lý tưởng vừa hiện thực. Ông mong muốn hòa bình, thay vì chiến tranh, và mong LHQ là nơi, là tổ chức, có thể giải quyết các xung đột. Cũng là người thực tiễn, ông từng nói rằng muốn duy trì trật tự, muốn bảo vệ hòa bình, mà không có thực lực, không có cảnh sát, không có đủ thế lực để duy trì và thực thi pháp luật, thì mọi mong ước cũng chỉ là ước mong.
Được thiết kế với triết lý cấp tiến nhưng ràng buộc bởi hiện thực, giới lãnh đạo chính trị Mỹ đầu thập niên 1940 đã cho ra đời các định chế quốc tế, ngay cả trước khi Thế Chiến II chấm dứt, bao gồm: Liên Hiệp Quốc năm 1945 (United Nations); Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại năm 1947 (General Agreement on Tariffs and Trade/GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organisation/WTO); Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund/IMF) và Ngân hàng Tái Xây dựng và Phát triển Quốc tế (the International Bank for Reconstruction and Development/IBRD, sau này là Ngân hàng Thế giới/World Bank) thành lập năm 1944, hoạt động năm 1946. Thế giới đã thay đổi lớn lao và toàn diện nhờ sự hợp tác và tương thuộc qua các định chế quốc tế từ đó đến nay.
Cấu trúc của Liên Hiệp Quốc bao gồm nhiều thứ, nhưng hai cơ chế quan trọng nhất là Hội đồng Bảo an LHQ (Security Council), và Đại Hội đồng LHQ (General Assembly).
Đại Hội đồng LHQ, trên lý thuyết, là mọi quốc gia thành viên có tiếng nói như nhau. Đó là lý tưởng (Idealism), mang đặc tính của chủ nghĩa quốc tế cấp tiến (Liberal international).
Còn Hội đồng Bảo an LHQ, chủ yếu mang tính chủ nghĩa hiện thực (Political Realism).
Nói cách khác, cấu trúc của LHQ được thiết kế bởi hai luồng tư tưởng: vừa thực tế vừa lý tưởng (International Liberalism and Political Realism).
Vài lời kết
Hòa bình là mục tiêu cao cả cho nhân loại. Nhưng giới lãnh đạo chính trị của mọi quốc gia phần lớn, nếu không phải là tất cả, đều mang trong mình máu hiện thực. Vẫn có những lãnh đạo quốc gia (Stateman/statemanship) có lý tưởng thật, yêu chuộng hòa bình thật. Nhưng cũng như mọi người khác, khi bị đe dọa, nhất là các đe dọa sống còn, thì họ phải hành động thực tế để bảo vệ an ninh của công dân mình.
Lãnh đạo quốc gia nào cũng được người dân mong đợi là có tài lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, hiểm nguy, đe dọa v.v... An ninh của mọi thời đại, tuy khác nhau, nhưng đều có thử thách. Vì thế, tính thực tiễn thực dụng là những kỹ năng và khả năng phải có trong mọi lãnh đạo.
Theo học giả Fareed Zakaria, thì sau Thế Chiến II và bức điện thư của George Kennan vào năm 1946, vào tháng 2 năm 1947, Tổng thống Harry Truman đã gặp gỡ các cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao nhất của mình, George Marshall và Dean Acheson, và một số lãnh đạo quốc hội. Chủ đề thảo luận là kế hoạch của chính quyền Mỹ để hỗ trợ chính phủ Hy Lạp trong cuộc chiến chống lại cuộc nổi dậy của cộng sản. Sau khi nghe Marshall và Acheson trình bày kế hoạch, Arthur Vandenberg, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện, đã lắng nghe một cách chăm chú và sau đó đưa ra lời cảnh báo ủng hộ. Vandenberg nói với Truman: “Cách duy nhất ông sẽ đạt được những gì ông muốn là thực hiện một bài phát biểu làm cho cả nước sợ hãi.” Trong vài tháng tiếp theo, Truman đã làm điều đó. Ông đã biến cuộc nội chiến ở Hy Lạp thành một phép thử về khả năng của Mỹ trong việc đối đầu với chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Suy ngẫm về những lời hùng biện của Truman về việc hỗ trợ các nền dân chủ ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, Acheson thú nhận trong hồi ký của mình rằng, chính quyền đã đưa ra lập luận “rõ ràng hơn sự thật”.
Xét cho cùng, dù các lãnh đạo quốc gia có lý tưởng và cấp tiến đến mấy đi chăng nữa, họ vẫn phải rất thực tế để có sức thuyết phục và thực hiện thành công mục tiêu chính trị của mình.
Phạm Phú Khải (VOA)
____________________
Tài liệu tham khảo:
1. John Graham Royde-Smith, “World War I, 1914 - 1918”, Encyclopædia Britannica; Accessed 23 Ocober 2020.
2. “Woodrow Wilson”, White House, Accessed 23 Ocober 2020.
3. John Milton Cooper, “Woodrow Wilson”, Encyclopædia Britannica; Accessed 23 Ocober 2020.
4. Phạm Phú Khải, “Việc lưu trữ và tập trung dữ liệu”, VOA Tiếng Việt, 10 January 2019.
5. Fareed Zakaria, “The New China Scare”, Foreign Affairs, January/February 2020.

Sửa bởi người viết 12/11/2020 lúc 03:25:55(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.