logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/11/2020 lúc 03:31:39(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Alexander Yakovle (phải)
Tháng 4/1987, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Mikhail Gorbachev thăm Tiệp Khắc.
Như mọi chuyến đi tới các nước thuộc khối XHCN, ông Gorbachev tìm cách khuyến khích lãnh đạo nước chủ nhà cải tổ, theo mô hình perestroika và glasnost.
Nhưng tại Prague, nơi quân Liên Xô đem xe tăng vào đàn áp phong trào đòi cải cách năm 1968, Gorbachev tế nhị không nhắc gì đến chuyện cũ.
Trước khi đoàn lãnh đạo Liên Xô rời thủ đô Liên bang Tiệp Khắc, một nhà báo Phương Tây hỏi người phát ngôn cho Gorbachev:
-“Ngài nghĩ cải cách 1968 của Alexander Dubcek và ý tưởng cải tổ (perestroika) cùng minh bạch (glasnost) mà Liên Xô thúc đẩy hiện nay có gì khác nhau?”
-“Khác nhau 19 năm.”
Câu trả lời của người phát ngôn Liên Xô gây bất ngờ cho ban lãnh đạo Tiệp Khắc nhưng làm nức lòng phe đối lập mà người lãnh đạo là Vaclav Havel đã ngồi tù lần cuối từ 1979 đến 1983.
Nhưng tư duy lại về Tiệp Khắc và cuộc cải cách bất thành năm 1968 của TBT Dubceck không đến với ông Gorbachev một cách tự nhiên.
Người nuôi ý tưởng về một cách nhìn khác về Đông Âu chính là Alexander Yakovlev, nhà lý luận hàng đầu của Liên Xô thời Gorbachev.
Câu chuyện trên, do Victor Sebestyen kể lại trong cuốn 'Revolution 1989 – The Fall of the Soviet Empire', cũng nói đến vai trò của Yakovlev trong việc làm thay đổi tư duy của Gorbachev về đối ngoại.
Từ Tiệp Khắc 1968 đến trải nghiệm lâu ở Phương Tây
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, TASS
Trong cuốn 'The Rise and Fall of Communism', Archie Brown viết rằng Alexander Yakovlev trở thành nhân vật quan trọng thứ nhì ở Liên Xô giai đoạn cải cách của Gorbachev.
“Các chuyến công du, thời gian sống ở Phương Tây của Yakovlev đã tác động mạnh đến ông”, và sau này, cùng Eduard Shevarnadze, Yakovlev đã giúp Gorbachev, người đi lên từ cấp địa phương ở Nga, thiếu kinh nghiệm quốc tế, hình thành nhãn quan về thế giới.
Alexander Nikolaievich Yakovlev (1923-2005) từng chiến đấu trong Cuộc chiến Vệ quốc Vĩ đại và sau khi giải ngũ đã vào ngành giáo dục.
Năm 1953, khi Stalin chết, Yakovlev đang là giáo viên trường Đảng và toàn tâm toàn ý tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản.
Lý tưởng của ông về chủ nghĩa Marx-Lenin không hề bị lung lay kể cả trong giai đoạn Liên Xô tiết lộ các tội ác của Stalin, nhưng Yakovlev muốn tìm hiểu tận gốc rễ ý tưởng xã hội chủ nghĩa, ở cả Marx, Engels, và các nhà tư tưởng Anh, Pháp cùng thời với hai ông tổ của chủ nghĩa cộng sản.
Tiếp tục học lên trong ngành lý luận của Đảng Cộng sản Liên Xô, năm 1958, Alexander Yakovlev được chọn sang Hoa Kỳ du học một năm.
Trong số 17 người được cử đi sang Mỹ bằng học bổng Fulbright năm đó, 14 người là sĩ quan KGB, còn lại là đảng viên cộng sản thành tín và báo cáo lên tổ chức về mọi hoạt động của họ.
Vào ĐH Columbia, Yakovlev tìm hiểu chương trình New Deal của TT Roosevelt, và bắt đầu mơ ước về một dự án tương tự nhằm cứu chủ nghĩa xã hội kiểu Liên Xô.
Trở về Liên Xô, ông không hề bớt đi tinh thần bài Mỹ mà còn đăng tải nhiều bài viết phân tích những điều “sai và xấu” của chủ nghĩa đế quốc Mỹ.
Năm 1968, Liên Xô và khối Hiệp ước Warsaw đem quân vào Prague bắt toàn bộ ban lãnh đạo đảng bạn, cùng TBT Alexander Dubcek và giải tán phong trào công nhân, sinh viên đòi 'chủ nghĩa xã hội có bộ mặt người'.
Ở cương vị Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng CS Liên Xô, Yakovlev được cử sang Tiệp Khắc giúp soạn thảo lại chương trình làm việc cho ban lãnh đạo mới.
Nhưng tại Prague, lần đầu tiên ông nhận thức được rằng Liên Xô không thể giữ mãi cách kiểm soát Đông Âu bằng vũ lực - sau biến cố Prague 1968, quân Liên Xô rút đơn vị tác chiến khỏi thủ đô liên bang Tiệp Khắc nhưng đóng lại Slovakia đến hế̃t Chiến tranh Lạnh.
Các diễn biến ở Đông Âu (Poznan, Budapest 1956, Prague 1958, Gdansk 1970), đặt ra thách thức cho Moscow là vì sao các tập thể công nhân ở quốc gia 'đồng chí' không hề ưa Liên Xô, tổ quốc của chủ nghĩa xã hội.
Với Yakovlev, người quan sát tận mắt những gì xảy ra ở Tiệp Khắc, vấn đề chính là người Đông Âu tiếp tục không tin tưởng vào Liên Xô như cha ông họ căm ghét chế độ Nga hoàng chiếm đóng.
Năm 1972, ở vị trí Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đầy quyền lực, Yakovlev đăng bài phê phán chủ nghĩa dân tộc Nga và chủ nghĩa dân tộc của các nước trong khối XHCN.
Ý tưởng chính của ông là tinh thần quốc tế vô sản chân chính không thể để cho chủ nghĩa dân tộc, kể cả của Nga, lấn át, gây đe dọa cho 'lợi ích chung'.
Thật bất ngờ cho Yakovlev, ông bị Leonid Brezhnev tước chức vụ trong Trung ương Đảng và cho chọn 'đi đày' ở nước ngoài.
Alexander Yakovlev sang làm đại sứ Liên Xô tại Canada, nơi ông làm thân với gia đình thủ tướng Pierre Trudeau. Ông Trudeau đã đặt tên con trai thứ nhì là Alexandre 'Sasha', để đánh dấu tình bạn.
Theo Victor Sebestyen, nhiệm kỳ đại sứ tại Canada đã thay đổi cái nhìn về chủ nghĩa tư bản của Yakovlev.
Nhà lý luận cao cấp của Liên Xô hiểu rằng kinh tế tư bản và tác động của thị trường đến tiền hàng, nông sản có nhiều diện mạo khác nhau, không nhất thiết phải giống mô hình Hoa Kỳ.
Tuy thế, ông vẫn ra sách, lên án “nhà nước cảnh sát Canada”, coi đó là một thứ Hoa Kỳ “áp đạt Canada làm theo”, bất chấp điều ông thừa nhận rằng Canada có những ưu điểm về nông nghiệp so với Liên Xô.
Yakovlev công khai đề nghị học cách quản lý, cải cách nông nghiệp của Canada và Bí thư Đảng phụ trách nông nghiệp Mikhail Gorbachev đã thăm Canada năm 1983.
Trong cả chuyến đi, ông Gorbachev được Yakovlev tháp tùng, giải thích những điều còn lạ lẫm với quan chức người Liên Xô.
Trở về trung tâm quyền lực
Ngay sau đó, vị TBT có đầu óc cải cách, Yuri Andropov, người cũng nắm KGB 15 năm liền, đã gọi Yakovlev về Moscow để phụ trách Viện nghiên cứu Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.
Nhiệm vụ của ông là soạn ra các chính sách mới tạo nền tảng lý luận cho Liên Xô cải tổ.
Khi Gorbachev lên làm tổng bí thư Đảng (1985), Yakovlev vào Bộ Chính trị (1987), phụ trách đối ngoại, văn hóa tư tưởng.
Theo đánh giá của Victor Sebestyen thì cả nhóm cộng sự thân tín của Gorbachev, gồm Shevarnadze, Chernayev, Shakhnarazov đều chia sẻ quan điểm rằng Liên Xô phải cải tổ.
Họ đã nghiên cứu mô hình Khai phóng ở Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình, và các mô hình tổ chức của đảng cộng sản, đảng dân chủ xã hội cánh tả châu Âu.
Kết luận của Yakovlev và ban lãnh đạo Liên Xô khi đó là phải cải tổ hệ thống khi còn chủ động được, trước khi khủng hoảng đẩy họ vào thế bị động.
Tuy thế, việc đánh giá Liên Xô năm 1985-97 đã rơi vào khủng hoảng hay chưa hoàn toàn không rõ ràng.
Một số quan điểm muốn chọn 'Con đường thứ ba', thực chất là theo đường lối xã hội dân chủ châu Âu.
Một số tiếp tục ủng hộ vai trò “đàn anh” của Liên Xô với các nước Đông Âu nhưng cho rằng để làm thế thì Liên Xô cần đi đầu cả về cải tổ.
Mikhail Gorbachev thậm chí còn muốn ở các nước Đông Âu xuất hiện những 'mini Gorbachev' để tự do hóa nội bộ của nước họ trong khuôn khổ khối COMECON và Hiệp ước Warsaw.
Alexander Yakovlev thì tin rằng Liên Xô không nên can thiệp quân sự vào Đông Âu nữa mà cần ủng hộ các phái cộng sản cải cách ở những nước đó nhằm hướng tới chế độ đa đảng.
Tất nhiên, ông vẫn tin rằng với sức mạnh của các giá trị cao cả nhất của loài người, Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng anh em sẽ tiếp tục có vị trí mạnh mẽ. Bầu cử chỉ là cơ hội để họ chứng tỏ đã được lòng dân.
Trên thực tế, bài toán Đông Âu bế̃ tắc tới mức Liên Xô và lãnh đạo các nước Đông Âu không còn thời gian để “tiến hóa” trong quan hệ đặc thù
Khi lên cầm quyền, Gorbachev được báo cáo rằng 'hóa đơn' để duy trì an ninh (sự kiểm soát của Liên Xô) ở khối Đông Âu lên tới 10 tỷ USD một năm (theo thời giá 1985 – bằng 30 tỷ năm 2020).
Thêm vào đó, theo cuốn sách của Victor Sebestyen (trang 195), chi phí kinh tế Liên Xô phải bỏ ra để “bao cấp” nhằm giúp các nước Đông Âu có mức sống cao hơn Liên Xô, là 30 tỷ USD/năm (bằng 90 tỷ năm 2020).
Bởi vậy, lý luận 'không can thiệp' mà Yakovlev chủ trương không chỉ đến từ lòng hảo tâm mà còn do thực tế bắt buộc.
Càng can thiệp vào để 'giữ Đông Âu', gánh nặng tiền bạc cho Moscow sẽ càng cao.
Cải cách kinh tế của Gorbachev và cộng sự đã không kịp cứu vãn ngân sách Liên Xô.
Như chính lời Gorbachev nói thì “hệ thống cũ (kế hoạch hóa) đã tan vỡ mà kinh tế thị trường chưa đủ chín”.
Thực tế sai hay lý luận sai?
Hành trình lý luận, từ Leninism tới dân chủ xã hội (social democracy) của Yakovlev được các tác giả chuyên viết về Liên Xô cũ so sánh với hành trình đã trải qua của các đảng cánh tả châu Âu.
Trong kinh tế thị trường của Phương Tây với lựa chọn kinh tế đa nguyên, họ đã không thể nào thuyết phục quần chúng đi theo con được độc tôn ý thức hệ và các đảng này đều phải tham gia đấu tranh nghị trường bình đẳng với nhiều đảng phái khác.
Mặt khác, mâu thuẫn cơ bản của nhà nước Xô Viết, một nhà nước “của giai cấp vô sản” là bộ máy cầm quyền đã thành một giai cấp khác, một tầng lớp thống trị mới.
Về lý thuyết, Liên Xô phải là “xã hội dân chủ nhất thế giới”, nhưng trên thực tế lại mang tính trấn áp không kém gì thời Nga hoàng, nhất là với các dân tộc không phải người Nga.
Các nhà lý luận của Liên Xô đã luôn phải đối mặt với...hiện thực 'sai trái'. Vì xã hội liên tục chuyển hóa trái mới các dự báo của lý thuyết XHCN.
Việc hiểu ra các mâu thuẫn trên, nhất là sau biến cố Prague 1968, khiến Yakovlev dần trở thành người theo đường lối dân chủ xã hội.
Cách dùng biện pháp quân sự để 'uốn nắn' thực tế đời sống cho đúng 'quy luật chủ nghĩa Marx-Lenin' có giới hạn của nó, ở trong và bên ngoài biên giới Liên Xô.
Sau khi Liên Xô tan rã, Yakovlev trở thành lãnh đạo Đảng Xã hội Dân chủ Nga (Russian Party of Social Democracy), ủng hộ tổng thống Boris Yeltsin.
Tuy thế, đảng của ông gần như không có ảnh hưởng gì ngoài một số giới tại Moscow.
Yakovlev qua đời năm 2005, và đi vào lịch sử châu Âu như 'kiến trúc sư của perestroika', cuộc cải cách bất thành chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô.
Xem thêm về Liên Xô và chủ nghĩa XH ở Đông Âu:
Trước Gorbachev, lãnh đạo an ninh Liên Xô Andropov 'từng muốn cải cách'
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54599027
Covid-19 và thuyết 'Liên Xô bất tử':
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52789508

Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.114 giây.