logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/11/2020 lúc 02:55:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vừa mở cửa, thấy bà Hoa, Heather cười:
- Hi, “ba Noi”!

- Hi, Heather! Happy Thanksgiving!

- Cảm ơn “ba Noi”. Happy Thanksgiving to you too!

Thấy bà Hoa bước vào, mọi tiếng động của nhóm người trẻ nơi phòng khách đột ngột ngưng. “Ba Noi” vẫy tay về phía nhóm người trẻ, chúc:


- Happy Thankgiving đến mọi người. 


- Cảm ơn Bà. Chúng cháu cũng chúc Bà như thế.


Heather nhìn các bạn, giới thiệu:


- Xin giới thiệu đến các bạn, đây là “my ba Noi”.


Nhiều bàn tay vẫy vẫy. Người con trai của bà Hoa bước đến.


- Happy Thanksgiving, Măng! 


- Cảm ơn con. Măng cũng chúc vợ chồng con và các cháu như rứa.


- Măng ra ngoài “deck” ngồi với nhóm người lớn; trong này mấy đứa nhỏ ồn ào lắm.


- Răng dịch Covid mà con tụ họp nhiều người rứa?


- Dạ, chỉ vài cặp láng giềng lớn tuổi, con cháu của họ ở xa, không về được và vài đứa bạn học của mấy đứa con của con, vì nhà xa, phải ở lại trường. Con mời họ dự Thanksgiving để họ đỡ tủi thân. Đi, Măng ra “deck” ngồi chơi. 


Từ ngày ông Trực - chồng của bà Hoa - qua đời, Bà chỉ thích sống cách biệt để được “yên thân già”:


- Măng ở trong ni chơi với các cháu, được không, con?


- Tùy Măng.


Sau khi cô dâu và các con đến chào, bà Hoa xoay sang Heather, đùa:


- Heather! Cho bà Nội vui chung, được không?


- Okay! Nếu “ba Noi” chấp nhận được sự phá rối của tụi cháu.


- Không ai phá rối được Bà; vì, chỉ thấy cây đàn là Bà vui rồi.


Nhìn thanh niên Á Đông đang ôm Guitar, Heather nói:


- Johnathan! Biết nhạc Việt không, hát cho “my ba Noi” nghe đi!


- Nhạc Việt anh chỉ biết có một bài, nhờ hồi đó thường nghe “my on Noi” đàn và hát. Anh thích bài này nhưng lâu quá không đàn; còn hát thì...tiếng Việt anh nói còn không được mà hát cái gì! 


- “My ba Noi” cũng chơi đàn. Có thể Bà biết bài mà anh thích đó. Đàn đi.


- Để anh dợt lại xem.


Trong khi Johnathan “từng tưng”, cố nhớ lại dòng nhạc xưa thì Heather đến bên bà Hoa, nói nhỏ:


- “Ba Noi”! Johnathan là bạn trai của con đó.


- Cái gì? Con có bạn trai?


- Con lớn rồi! Tháng Năm này con tốt nghiệp đại học. “Ba Noi” quên rồi sao?


Im lặng. Bà Hoa thầm nghĩ: Mới ngày nào Bà và Tú - người yêu đầu đời của Bà - đi bên nhau còn e ấp, ngượng ngùng mà bây giờ cháu nội của Bà đã ở vào tuổi đầy mộng mơ như rứa à? Không thể tin được! 


Bất chợt Johnathan reo vui:


- Heather! Sorry, anh chỉ có thể đàn phân đoạn nào anh nhớ thôi. Được không?


- Okay.


Vừa nghe vài “notes” của tình khúc Nhìn Nhau Lần Cuối của Nguyễn Vũ bà Hoa lặng người! Giai điệu u hoài của tình khúc này như khơi dậy trong lòng Bà nỗi đau xưa! Qua khung cửa sổ, nhìn mây trôi lặng lờ, bà Hoa tưởng như có thể thấy lại được Bệnh Viện Hạm Hát Giang, HQ 400, đang hải hành chầm chậm trong vịnh Đà Nẵng vào buổi chiều xưa.


Chiều xưa ấy, sau khi tan trường, thấy Tú - trong quân phục xanh xám của Hải Quân - đang đứng đợi cạnh cổng trường Phan Châu Trinh, Hoa reo vui:


- Anh đến Đà Nẵng khi mô, răng không cho em hay?


- Chuyện nhà binh mà cho em hay sao được! Tàu đang công tác tại Thuận An, về đây nhận nhiên liệu và cũng để đón một sĩ quan cùng khóa với anh, sẽ thuyên chuyển xuống tàu.


- Khi mô “tàu anh” đi?


- Mai.


- Rứa anh có ghé nhà em không?


- Anh sẽ ghé để “trình diện” hai Bác và xin phép hai Bác cho em với cậu em của em tối nay xuống tàu chơi.


- Tối ni “tàu anh” có chi vui rứa?


- Mấy “thằng” cùng khóa với anh đón chàng sĩ quan mới nhận nhiệm sở, tụ họp nhau ca hát cho vui. Em đi, nha!


- Anh mà không cho em đi, mai mốt em biết được, em sẽ buồn anh lắm đó!


Câu nói ngọt ngào của Hoa làm Tú vui thích bao nhiêu thì tối đó, trong phòng ăn của sĩ quan, thấy bác sĩ Long - phục vụ trên HQ 400 - cứ quanh quẩn, “xoắn” lấy Hoa, Tú càng khó chịu bấy nhiêu!


Khi được yêu cầu, Hoa hát tình khúc Love của Bert Kaempfert và Milt Gable: 


“L is for the way you look at me
O is for the only one I see
V is very, very extraordinary
E is even more than anyone that you adore can...” 


Hoa chọn nhạc khúc Love vì nàng muốn kín đáo thể hiện tình yêu nàng dành cho Tú. Nhưng, vì bác sĩ Long, ngay khi thấy Hoa nơi hạm kiều, đã bị “coup de foudre”; do đó, Long không thể đè nén, không thể giấu diếm tình cảm Long dành cho Hoa. Tú hiểu lầm, nghi rằng Hoa ham địa vị, muốn mượn lời ca tình khúc Love để hé lộ tình cảm nàng dành cho Long.


Hoa hát xong, Tú nén giận, lấy Guitar từ tay Long, vừa đàn vừa hát ca khúc Nhìn Nhau Lần Cuối như gián tiếp nói lên niềm thất vọng của chàng:


“Em, giờ hai đứa mình xa nhau rồi
Ðường em đi mây giăng đẹp lối
Ðường anh về gió mưa tơi bời...”


Là một thiếu nữ đẹp, nhưng Trời lại phú cho Hoa bản tính cứng rắn, ngay thẳng, chân thật; do đó, Hoa chỉ âm thầm đau khổ chứ chưa bao giờ tìm hiểu tại sao Tú lại đột ngột đoạn tình với nàng! 


Hôm nay - sau khi Johnathan ngưng đàn - bà Hoa cảm ơn Johnathan rồi xuống bếp, mở cửa sau, ra “deck”; vì muốn chôn vùi hình bóng xưa!


Nhóm người nơi “deck” hơi nhổm người, cúi chào bà Hoa. Người con cả nói nhỏ:


- Mấy người này Măng đã gặp vào những dịp nhà con có tiệc. Măng nhớ không?


Bà Hoa chỉ nhớ mặt chứ không thể nhớ tên. Nhưng vì phép xã giao, Bà chỉ gật đầu, chúc Thanksgiving. Người con cả mời:


- Măng ngồi đi.


Vừa ngồi xuống, bà Hoa thấy ông mặc áo trắng đến bàn lấy miếng thịt gà tây đút lò rồi quay sang nói với ông đang bưng ly rượu chát:


- “Tụi nó” - cộng sản Việt Nam (csVN) - mà nhân đạo gì! Theo báo Tuổi Trẻ online, ngày 30/10/2020, khi được Mỹ quyết định viện trợ cho Việt Nam hai triệu USD để khắc phục hậu quả thiên tai, sau khi “tụi nó” chia chác nhau, nhín lại chút ít, đem gạo tặng cho Lào để chứng tỏ với thế giới là “tụi nó” cũng nhân đạo.


Ông mặc áo “ca- rô” lên tiếng:


- Trường học cho học sinh Việt Nam thì không có nhà vệ sinh; đồng bào miền Trung bị lụt lội khốn khổ như vậy mà đem gạo đi cho người dưng!


Một bà phàn nàn:


- Trường học mà không có nhà vệ sinh thì làm sao, Trời!


Ông mặc áo “ca- rô” nhún vai:


- Cũng trong bản tin đã đề cập, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xác nhận rằng: “Không khỏi xót xa khi nhìn thấy trẻ em đến trường phải đu dây qua những dòng sông dữ ở nhiều tỉnh miền núi hay phải chèo xuồng đến trường ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cữu Long”. Đã vậy, thầy giáo Đỗ Việt Khoa còn cho biết vấn nạn lạm thu trong trường học!


Ông mặc áo trắng ngạc nhiên:


- Trường học không có nhà vệ sinh, học sinh phải “đu dây” đến trường mà học sinh còn bị lạm thu. Một xã hội như thế mà lúc nào người csVN cũng vỗ ngực khoe bảnh! 


Ông áo trắng bực dọc:


- Mẹ! Hồi đó csVN chủ trương “đánh Mỹ ‘kíu’ nước”. Bây giờ, trên đài VOA tiếng Việt, ngày 20/11/2020, cho hay: “Một báo cáo mới công bố của Viện Giáo Dục Quốc Tế - Institute of International Education - cho thấy số lượng sinh viên Việt Nam ‘đăng ký’ học tại các đại họa Hoa Kỳ vẫn đứng hàng thứ sáu trên toàn cầu...” Mẹ! Sao “tụi nó” không cho con cháu tụi nó qua Nga, Tàu, Tiệp Khắc học mà lại qua xứ “ đế quốc Mỹ” và “tư bản giảy chết” này để học?


Ông mặc áo ca- rô cười cười:


- Tin này mới nhục cho “bác” Hồ và đảng csVN: Trên Vietnamnet, ngày 15/11/2020, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “phán”: “Dù ai là người thắng cử, ông Joe Biden hay ông Donald Trump, Mỹ vẫn là người bạn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam!”


Ông mặc áo xám cười lớn:


- Đó là lời xác nhận sự nhầm lẫn của “bác” và đảng csVN. Đó cũng là lời thú tội chân thành và đầy đủ nhất của csVN trước thế giới, trước người dân Việt Nam và trước vong linh của mấy triệu người Việt đã bị csVN đưa vào cuộc chiến “chống Mỹ” vừa qua!


Ông mặc áo ca- rô bảo:


- Tôi nhớ, báo Công An Nhân Dân - ngày 02/09/2019 - đăng tin Tổng Thống Đức, Walter Steinmeier, đã xin lỗi Ba Lan trong bài phát biểu hôm 01/09 khi hồi tưởng lại việc phát xít Đức tấn công quốc gia này 80 năm trước. Không biết chừng nào đảng và người csVN xin lỗi người dân miền Nam Việt Nam đây?


Ông mặc áo ca- rô vừa dứt câu, bà Hoa nghe tiếng Johnathan thì thầm phía sau:


- Chào “ba Noi”, cháu đi.


Bà Hoa quay lại:


- Bà tưởng nhà cháu xa, không về được vì Covid- 19 mà!


- Các bạn của cháu nhà xa; chỉ có Heather và cháu là gia đình ở đây. Bây giờ cháu phải đi đón “my on Noi” về dự Thanksgiving với gia đình cháu.


- Ủa, “on Noi” của cháu không sống với gia đình của cháu à?


- Không. Ông sống trong viện dưỡng lão.


- Ô, tội nghiệp Ông!


- “My on Noi” không bị bệnh gì hết; chỉ quên thôi.


- Ông quên nhiều không?


- Nhiều! Nhưng cũng có nhiều điều Ông nhớ hoài; như bài hát mà lúc nãy cháu đàn đó, Ông vẫn hát được vài câu; còn những gì mới xảy ra Ông không thể nhớ được.


- Nếu tình trạng của Ông như rứa thì đâu đến nỗi phải vô viện dưỡng lão!


- “My ba Noi” bệnh, yếu, không thể lo cho “my on Noi”. “My ba Noi” phải sống với Cô của cháu; Ba Mẹ cháu bận đi làm, không lo cho “my on Noi” được


Từ ngày dịch Covid-19 bùng phát trở lại, bà Hoa lo sợ, tù quẫn và trầm cảm nhiều hơn. Chiều nay, nhân trang điểm phơn phớt, chưng diện áo quần đẹp đẻ để đến nhà con dự tiệc, bà Hoa muốn đi “vòng vòng” cho khuây khỏa và Bà cũng muốn nhân cơ hội này tìm hiểu về viện dưỡng lão để “dọn đường” cho cuộc đời còn lại của Bà:


- Bà có thể đi với cháu đến thăm “on Noi”, được không?


- Được. Bà để xe của Bà tại đây. Đón “my on Noi” xong cháu sẽ đưa Bà về lại đây.


- Mất công Johnathan không?


- Không. Cháu phải trở lại đây đón Heather đến nhà cháu dự tiệc Thanksgiving. 


*


Vừa bước về phía người đàn ông Á Đông ngồi lặng lẽ cạnh cửa sổ của một phòng khách trang hoàng rất mỹ thuật Johnathan vừa nói:


- Có lẽ “my on Noi” sẽ vui khi gặp Bà.


- Tại sao?


- Vì trong đó không ai nói được tiếng Việt.


- Ông có thể nhận ra Johnathan hay không?


- Đôi khi Ông nhận ra; đôi khi không. Ngay như Ba cháu mà nhiều khi Ông cũng không biết! Thiệt là buồn!


Khi được nhân viên yêu cầu ký tên vào danh sách người thăm viếng, bà Hoa hỏi:


- Johnathan! Tên “on Noi” là gì đề Bà điền vô đây?


- John Phan.


Nói xong Johnathan cũng ký tên, nhận lãnh “on Noi”. 


Khi bà Hoa và Johnathan đến bên ông John, Johnathan nói:


- Hi, “on Noi”! Vô phòng lấy quần áo, cháu đón Ông về.


Im lặng. Thấy ông John cứ nhìn Piano, bà Hoa cảm thấy xót xa quá nhưng không biết phải làm gì! Để xua đuổi nỗi ám ảnh về khoảng đời vô vị - như ông John - có thể xảy đến cho Bà, bà Hoa dở nắp Piano, “gõ” vài “notes” cho đỡ buồn! Không ngờ âm thanh bên “Bass” như từng đợt sóng ngầm, dội thẳng vào tâm thức u uẩn; rồi, với động tác vô thức, mười ngón tay của Bà “tìm về” tình khúc Nhìn Nhau Lần Cuối lúc nào bà Hoa cũng không hay! 


Bà Hoa vừa đàn hết phân đoạn đầu, Johnathan giật mình; vì ông John cầm tay chàng, lắc lắc. Johnathan quay sang:


- “On Noi”! Ông muốn đi về, phải không?


Ông John lắc đầu, chỉ tay về phía bà Hoa. Johnathan giải thích:


- Đó là “ba Noi” của...


Johnathan chưa dứt câu, Ông John đứng lên, chậm chạp bước về phía bà Hoa, nghiêng mặt, nhìn Bà. Bà Hoa nhìn Ông, hơi mỉm cười, khẻ cúi chào - chính lúc đó Bà đàn sai; vội ngưng đàn. Với ánh mắt hết sức thiết tha, ông John thều thào:


- Đàn tiếp đi, Hoa!


Bà Hoa giật mình, tưởng Bà đang mơ, vội quay sang, hỏi Johnathan:


- Nghe chi không, Johnathan?


- Vâng. Nhưng cháu không hiểu.


- Ông gọi tên Bà và bảo Bà đàn tiếp.


- Thiệt sao? Thế thì Bà làm ơn đàn tiếp đi!


Bà Hoa đàn lại tình khúc Nhìn Nhau Lần Cuối. Bất ngờ, bà Hoa nghe - từ sau chiếc “mask” của ông John - tiếng hát thều thào:


“...Em, anh xin em kỷ niệm ngày xưa
Dù hun hút tựa như giấc mơ
Đừng bôi xóa đừng quên nhé em!...”


Bà Hoa ngưng đàn, nhìn ông John, hỏi:


- Tên Việt Nam của Ông là gì?


- Tú, HQ 400.


- Trời, anh!


Gọi “người xưa” xong, bà Hoa ôm mặt, khóc! Johnathan bước đến, ngạc nhiên:


- “On Noi” nói gì mà Bà khóc? 


- Ông nhận ra Bà! Ông và Bà là “bạn xưa”.


Trong khi bà Hoa quẹt nước mắt thì nhiều tiếng vỗ tay vang lên từ cửa phòng khách. Bà Hoa vẫy tay về phía nhóm người đang vỗ tay.


Cô quản lý và nhóm người giúp việc trong Katy Assisted Living cùng bước đến gần hơn. Sau khi niềm xúc động lắng xuống, bà Hoa nhìn ông Tú rồi nhìn mọi người, giọng nghẹn ngào:


- Chúng tôi là “bạn xưa”; bất ngờ nhận ra nhau trong chiều Thanksgiving này. 


Cô quản lý cười vui:


- Thật là món quà tuyệt vời mà Bà và ông Phan nhận được vào Thanksgiving.


Bà Hoa đáp:


- Cảm ơn cô quản lý. Sau Thanksgiving, bạn tôi sẽ trở lại đây - nếu quý vị trong Katy Assisted Living cho phép - mỗi ngày tôi sẽ vào đây bầu bạn với người “bạn xưa” của tôi. Được không ạ?


Cô quản lý vui mừng:


- Chúng tôi rất hân hạnh. Bất cứ lúc nào, trong giờ làm việc, Bà cũng có thể đến đây.


Bà Hoa bước về phía ông Tú:


- Đi, anh! Vô phòng lấy quần áo, đi về với Johnathan.


Ông Tú lẳng lặng theo Johnathan vào phòng.


Khi ông Tú và Johnathan trở ra, cô quản lý chợt nhớ, vội nói với bà Hoa:


- Lúc nãy Bà đàn, chúng tôi rất ngạc nhiên; vì âm hưởng thiết tha của dòng nhạc nghe rất lạ, rất khác biệt; do đó chúng tôi muốn đến nghe.


- Đó là một trong những tình khúc ướt lệ của nền âm nhạc Việt Nam trước năm 1975. Có lẽ cô cũng chơi đàn cho nên cô mới có thể nhận ra được sự khác biệt đó.


Động từ “chơi đàn” khiến cô quan lý chợt nhớ, vội reo lên:


- Oh Yeah! Tôi sẽ đàn bài Thank You for Being a Friend (1) để mừng hai người “bạn xưa” vừa tìm lại được nhau!


Tiếng vỗ tay cùng tiếng Piano vang lên rộn rã. Cô quản lý - không tháo “mask” - hát. Mọi người cũng để “mask”, hát theo:


“...Thank you for being a friend
Traveled down a road and back again
Your heart is true, you're a pal and a confidant...”


Trong khi mọi người vừa hát vừa nhìn ông Tú vừa nghiêng vai nhè nhẹ theo tiếng Bass trầm trầm thì Johnathan đưa ông Tú đến cạnh bà Hoa. 


Bà Hoa, ông Tú và Johnathan đều đưa khuỷu tay chạm vào nhau, ánh mắt ngời sáng niềm vui!

Điệp Mỹ Linh
____________
(1) Andrew M Gold; Kobalt Music Publishing Ltd., BMG Rights Management.


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.448 giây.