VIDEO Tải:
https://drive.google.com...5UuwcD9aLWC4ITw-nTn/view Gần cuối mùa Thu rồi!
Chỉ còn vài tuần ngắn sau cùng, thời tiết sẽ sang mùa đông. Dù tháng ngày còn là mùa Thu, và mùa Đông hãy còn lang thang đâu đó, chưa về tới; có hôm giórét lạnh, như sáng nay,dễ làm mình ngỡ là trời đã sangđông.
Quán mới mở cửa, còn vắng lắm; dễ tìm một bàn ngồi gần cửa kính, để nhìn ngắm cảnh sắc bên ngoài.Sáng sớm, chưa thấy ánh mặt trời.Bên ngoài khung cửa kính,trời sương mù, thành phố trắng mờ mờ, có vẻ thơ mộng, trông đẹpvà có vẻ mùa đông lắm.Giọt cà phê đậm màu khoanthai rơi, kéo dài chờ đợi, cho thời gian và không gian thêm nồng nàn, quyến rũ.
Cà phê sáng!
Ở đây, cà phê thì có thể uống bất cứ lúc nào tùy thích, nhâm nhiở bất cứ nơi đâu thuận tiện, chẳng nhất thiết phải là cà phê sáng. Cà phê sáng lại càng quá bình thường. Ngày làm việc, ít thời gian, người đi làm thường ghé qua quán cà phê mua cho mình một ly, rồi cầm đitheo mình;để lai rai từ trên xe đến nơi làm việc. Lúc trời lạnh, không có bàn tay người tình, có ly cà phê nóng ấm cũng có phần ấm tay và ấm lòng lắm.
Cơn dịch cúm còn lan tràn, tổng sốnhiễm bệnh và tử vongtrong mấy tuần nay lại tăng vùn vụt trở lên. Vì con vi trùng cúm “lạ” này, quán cà phê ở đây giới hạn số người, hay không cho khách vào bên trong; hầu hết chỉ bán cho người muathức ăn hay thức uống mang đi mà thôi.
Từ thời miền Nam mình còn Sài Gòn, cà phê cũng đã có trong các hàng quán ởkhắpnơi nơi, tỉnh thành, phố phường; từ hạngcà phê pha bằng túi vải trong các quán cóc bình dân với ghế ngồi thấp lè tè trên lề đường, đến quán có cà phê “phin” với ghế nệm bọc da cao ráo sang trọng hơn. Nơi đây, trên các xứ Bắc Mỹ,cà phê cũng rất phổ thông.Tại nhiều công xưởng, cơ quan, cà phê lúc nào cũng có sẵn trong bình, từ trên văn phòng và dưới phòng ăn;aicần thêm thì cứ tự nhiên chocà phê vô lượt, rồiđong nướcvào máypha cà phê. Chốc sauquay lại,bình có đầy cà phê mới vừa pha xong, hương vị đậm đà và thơm ngon. Lúc gấp rút vàkhông màng đến hương vị cho lắm, chỉ cầncó chút chất đắng để dễ suy tư hay ngẫm nghĩ chuyện riêng, thì dùngbột cà phê khô, chế nước nóng vô, khuấy khuấy vài cáilà có ly cà phê ngay. Loại cà phê bột bào chế sẵn nàyuống cũng được lắm, cũng giống cà phê vậy.
Nơi đây, hương vị cà phêcủa địa phương không giống mùi thơm và chất đắng của cà phê Việt Nam cho lắm, nhưng làthức uống hấp dẫn vàgần gũi với nhiều người. Người ta thường có sẵncà phê trong tay, hay đặt đâu đó gần bên mình, để chỉ cần cái vói tay ngắn là có ngay.Cũng vì thế, nhiều khi,cả ngày chỉnhớ uốngcà phê mà quên uống nước.Chuyện uống cà phê thì bình thường lắm, chẳng có gì đáng chuyện.Thế nhưng, cà phê sáng, lúc sáng sớm và lại là sáng sớm cuối tuần,thì nó có cái gì đó khác hơn là bình thường; cái gì đó khác lạ, lắng đọng, đậm tình … mà không phải lúc nào cũng tìm được, ở thời điểm khác.
Mỗi thời điểm trong ngày đều có cái đặc điểm riêng của nó. Ngồi trong quán, bên ly cà phê sáng và là sáng cuối tuần, có lẽ là lúc thú vị nhất; để mình chậm rãi nhìn ngắm thành phố lững thững thức dậy sau một đêm dài. Những bận rộn, hối hả của một ngày dài và của cả tuần dài,dường như chỉ được lắng đọng, êm đềm vào khoảnh khắc nhàn rỗi đầu ngàycủa buổi sáng cuối tuần. Lúc ấy, mình được ngồi trong quán nhàn hạ, ung dung nhấm nhápcà phê, thanh thản mân mê cái vị đắng đậm đà.
Năm trước, cũng vào thời gian mùa Noël sắp trở về;ngồi đây, tôi đã đượcnghe bài hátBài Thánh Ca Buồn.Tiếng hát như lời tâm tình:
“… Bài thánh ca đó, còn nhớ không em?
Noël năm nào, chúng mình có nhau.
Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt.
Áo trắng em bay như cánh thiên thần.
Ngọt môi hôn, dưới tháp chuông ngân.
Cùng nhau quỳ dưới tượng Chúa cao sang.
Xin cho đôi mình suốt đời có nhau.
Vang trong đêm lạnh bài ca Thiên Chúa.
Khẽ hát theo câu: “Đêm Thánh Vô Cùng.”
Ôi! Giọng hát em mênh mang buồn …”
Tiếng nhạcthoang thoáng, nhẹ nhàng, với lời nguyện ước êm đềm, chân thành.Không gian quanh mìnhchợt thơ mộng thanh thoát.Lời hát mang vềnhớ nhung, luyến tiếc tháng ngày còn trên quê nhà.Dòng nhạc đưa lòng người lờ lững trên dòng sông kỷ niệm, chan hòa những tình khúc và tình người.Như còn đây, giọng hátmênh mang buồn.Ngày xưa, tuổimới lớn, biết yêu thương hay chưa từng ngỏ ý, là người ngoại đạo hay tín đồ ngoan đạo, tâm hồn đồng lãng mạn, ngẩn ngơ,cùng nỗi niềm với chuyện tình thật hồn nhiên và thánh thiện của tác giả, trong Bài Thánh Ca Buồn.
Thuở ấy,Nguyễn Vũ chỉ mới 14 tuổi. Ngày ngày cậu bé Nguyễn Vũ rất chịu khó đi lễ ở nhà thờ; nhà thờchính tòa Ðà Lạt, còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà, vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn. Đây là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Tác giả kể rằng:
“Không hẳn vì tôi ngoan đạo, vì tôi phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo, mỗi ngày vẫn ngang qua ngõ nhà mình để đến nhà thờ…
Trái tim vụng dại của đứa con trai mới lớnđập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc xõa vai mềm bềnh bồng trong gió cao nguyên. Ngày lại qua ngày, suốt hơn ba tháng trời, tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” cô ấy, kẻ trước người sau đi về mỗi bận trên 3 km đường đèo, nhưng một lời bẻ đôi tôi không dám thốt. “Lòng thành” của tôi chỉ được hưởng một “ân huệ” cỏn con: đó là tôi được biết tên nàng, nàng lớn hơn tôi hai tuổi…
Thế rồi, một buổi chiều gần lễ Giáng Sinh. Tan lễ ra thì trời đổ mưa, “đối tượng” của tôi nép vội vào mái hiên trú mưa, tôi cũng… trú tạm bên cạnh, hai người chỉ cách nhau độ một gang tay. Hòa lẫn trong tiếng mưa là giai điệu quen thuộc của bản Thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng, vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy:
“Đêm Thánh vô cùng,
giây phút tưng bừng,
đất với trời, se chữ đồng,
đêm nay Chúa con thần thánh tôn thờ … “
Nàng đưa tay hứng lấy những giọt nước mưa và khẽ hát theo. Tôi lặng người.Giọng hát nàng sao mà buồn da diết. Tự dưng tôi cảm thấy hết… sợ quê, khẽ đưa tay vuốt nhẹ lên… những hạt mưa bụi li ti bám bên ngoài chiếc áo ấm của nàng, bất chợt nàng quay sang tôi nhoẻn miệng cười:
“Cảm ơn nghen!”.
Mưa tạnh, “người trong mộng” đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ như … “một nửa hồn tôi mất”.
Ba ngày sau, gia đình tôi di chuyển vào Sài Gòn sinh sống, thế là hết.Tâm trạng tôi lúc đó, y như người vừa đánh mất một vật quý giá. Từ đó, mỗi khi chợt nghe bài Thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng,lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy”. Ôm hình bóng ấy cho đến mãi 14 năm sau, tình cờ nghe lại bài hát Đêm Thánh Vô Cùng từ chiếc máy đĩa, bỗng dưng cảm xúc từ một mối tình thánh thiện, hồn nhiên như trẻ thơ – tưởng như đã vùi sâu dưới lớp bụi thời gian – chợt ùa về trong ký ức, thôi thúc tôi và … “Bài Thánh Ca Buồn” ra đời.…..”.
“Rồi những đêm thế trần đón Noël.
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu.
Tiếng Thánh ca ngày xưa vang đêm tối.
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn!
Đêm Thánh Vô Cùng, lạnh giá hồn tôi …”
Chuyện tình mênh mangbuồn, thật đẹp, thật tình và thánh thiện quá!
Tuổi thơ của miền Nam ngày xưa được may mắn lớn lên trong thương yêu, giáo dục đầy tình người. Lời hát của “Bài Thánh Ca Buồn” có nhắc đến bài Thánh ca Đêm Thánh Vô Cùng (Silent Night).Nhắc nhớ dòng nhạc đón mừng ngôi Hai, trầm lắng, thánh thiện:
“Ðêm Thánh vô cùng, giây phút tưng bừng. Ðất với trời se chữ Ðồng…”
Bài Thánh Ca cổ kính, được một linh mục người Áo biên soạn từ thế kỷ 18, vẫn được các thế hệlưu truyền qua nhiều ngôn ngữ khác nhau.Từng lời nhạc êm đềm thấm vào lòng người, người có đạo và ngưới ngoại đạo, đãlàm những kẻ cưởng chiếm miền Nam phải sợ hãi, cố dùng mọi quyền lực để ngăn cấm phổ biến các bàiThánh ca hay nhạc Giáng Sinh, nhất làtrong tháng ngày mùa Noël.Thế nhưng, bạo quyền không bao giờ hủy diệt được đức tin và chính nghĩa.Thánh ca và những bài hát đón mừng Giáng Sinh vẫn bất diệt!
Rồi mùa giá buốt cũng trở về!
Cái giá buốt trên vùng đất ẩm ướt của Bắc Mỹ, làm mùa đông nơi đây cóngày ngắn lại và đêm dài thêm, thêm day dứt nỗi nhớ quê nhà.Quê nhà và tình người ngày xưa.Tất cả, giờ thì … có lẽ,chỉ còn tìm lại được trong ký ức mà thôi.Sài Gòn, miền Nam mình, khi còn tự do như ngày xưa, cả tháng Mười Hai với muôn vàn ca khúc làm xao xuyến tâm hồn người có đạo cùng người ngoại đạo, và vẫn còn mãi đến ngày nay. Vẫn còn đó: Đêm Đông, Mùa Sao Sáng, Tà Áo Đêm Noël, Chiều Bên Giáo Đường,Cao Cung Lên, Niềm Tin,…Ngày ấy, năm nào cũng nghe, rồi lại được nghe, nhưng những dòng nhạc quen thuộc như vòng tay người tìnhtrở về ôm ấp, vẫn nồng nàn.Bài hát Dư Âm Mùa Giáng Sinh như môi hôn ấm mềm tâm tình:
“Bài hát đêm đông chạnh lòng tôi nhớ nhiều.
Tà áo Noël thiết tha trong chiều nào.
Dập dìu trên đường đi lễ.
Lấp lánh sao đêm tuyệt vời.
Đẹp thay ôi mùa sao sáng…”
Bài Thánh Ca ngày nào,như môi hôn còn ngọt dưới tháp chuông ngân, còn xao xuyến lòng người rời xa quê nhà.
Hàng năm tronglàn gió giá lạnh, Lễ mừng Giáng Sinh vẫn trở về!
Và rồi người tha hương vẫn thấy nhớ … nhớ cả tháng Mười Haicủa Sài Gòn, của miền Nam mình trước đây, với những lời hát êm đềm trong mùa Noël năm nào:
“Lạy Mẹ sầu bi ban ơn,
người Việt cùng thương nhau hơn,
đất nước này đây,
sáng đức tin Chúa trên trời cao …”
Đất nước này đây!
Giờ đây,người ta nhân danh “nhân dân” để phán quyết, để ra lệnh giam cầm và giết hại người yêu nước.Các cái gọi là tòa án, “phiên tòa phúc thẩm” … của “Nhà Nước”;thản nhiên tuyên án đến cả chục năm tù cho bất cứ những aidám lên tiếng vìtự do, nhân quyền,vì muốn bảo vệngư dân cùng biển nước Việt Nam…
Cà phê còn trong ly, còn đậm màu cà phê, nhưng hương vị bây giờ nhạt nhẽo; cái vị đắngthú vị của cà phê, bây giờ … đắng chát!
Mùa Lễ Giáng Sinh ở Sài Gòn bây giờ chắc hẳn khác lạ hơn khi xưa nhiều lắm.Trong ánh đèn màu lấp lánh từ các nơi tụ tập, trang hoàng … để phô trương của nhà cầm quyền,có giọt nước mắt của người tù chính trị.
Sài Gòn đã mất tên!
Sài Gòn bây giờ như … người tình áo trắng đã thay màu!
Nhớ nhung!
Xót xa đau!
“Rồi những đêm thế trần đón Noël.
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu.
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối.
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn!
Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi …”
Noël năm nào …
Giáo đường dấu yêu trên quê nhà …
Tiếng Thánh ca ngày xưa vang đêm tối …
Nhớ quá đi thôi!
… Vẫn có đó!
… Đêm Thánh Vô Cùng!
Bùi Đức Tính