logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/12/2020 lúc 02:28:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tình cờ thấy một tấm hình xưa trên Facebook của anh bạn, tuổi thơ đầy kỷ niệm của tôi bỗng hiện về, hiền hòa trong trẻo trong môi trường sống lành mạnh của Sài Gòn những năm 50-60.

Khi tôi sắp học xong lớp năm (lớp một) trường Tiểu Học thì cha tôi qua đời. Mẹ tôi bắt đầu đi làm việc, trong khi năm anh em chúng tôi còn quá nhỏ dại. Anh cả tôi vài tháng nữa là thi vào lớp đệ thất. Mẹ tôi quyết định bán căn biệt thự tọa lạc trên đường Trương Minh Giảng để mua một căn nhà có gác trong hẻm nhỏ đường Trần Quang Diệu, gần nhà dì cả. Sau đó mẹ tôi nhờ dì tìm thuê một người về giúp việc nhà.


Chúng tôi không biết tên của chị giúp việc, chỉ nghe mẹ tôi kêu chị Tám. Chị Tám người gốc Quảng Ngãi, còn trẻ tuổi nên mạnh khỏe lắm. Mọi việc trong nhà như nấu ăn, giặt giũ, lau dọn, v.v.. chị Tám đều làm hết, đặc biệt là gánh nước. Lúc đó, hầu hết các gia đình có người giúp việc đều phải biết gánh nước. Chị Tám không biết gánh nước từ lúc nào mà gánh thiệt là giỏi. Chị giữ người thẳng khi đặt đòn gánh trên vai nên trông dáng đi nhẹ nhàng, uyển chuyển lắm. Nhất là khi chị đổi đòn gánh từ vai này sang vai kia cho đỡ mỏi, chỉ cần vừa đi vừa lắc nhẹ một cái thôi đủ khiến chúng tôi phục sát đất.


Chị Tám, giống như những chị giúp việc khác trong xóm, ngày ngày với bốn cái thùng không, hai cái gánh trên vai, hai cái xách hai tay, ra phông-tên (fountain) công cộng đầu hẻm sắp hàng lấy nước. Mấy chị rảnh rang thì đứng tụ lại nói chuyện rôm rả. Ai còn việc nhà thì cứ sắp thùng theo thứ tự rồi đi về, xong việc nhà thì ra chờ… nói chuyện tiếp. Hồi đó, không ai nghĩ tới việc thùng bị lấy cắp hoặc bị tráo đổi vị trí. Nhà nào cũng cần nước, nhưng những việc làm gian xảo không bao giờ xảy ra, ngay cả trong xóm lao động nghèo.




Những chị giúp việc nhà, đi gánh nước từ phông tên công cộng thường được đặt cho cái tên “Mary Phông-Tên”. Từ chữ fountain đọc kiểu phiên âm tiếng Việt rồi ghép cho cái tên Tây để chỉ nữ giới. Không biết học từ đâu mà anh em chúng tôi và con nít trong xóm đều gọi các chị như chị Tám bằng cái tên lạ đời đó. Chúng tôi có biết phân biệt chủng tộc hay giai cấp là gì đâu, chỉ nghe vui vui thôi! 


Có lần mẹ tôi nghe anh tôi nói với chị Tám, “Chị Mary phông tên áo xanh kêu chị ra gánh nước về, nước đầy thùng rồi.” Mẹ tôi phải giải thích cho chúng tôi hiểu, và cấm không được dùng những chữ vô nghĩa đó nữa. 


Chị Tám ở với gia đình chúng tôi khoảng ba hay bốn năm thì xin mẹ tôi cho nghỉ việc để đi lấy chồng, một anh thanh niên cùng quê. Lúc từ biệt, mẹ tôi tặng chị tiền và nữ trang làm của hồi môn làm chị cảm động khóc sướt mướt. Mẹ tôi nói chị thiệt thà, siêng năng đáng được thưởng như vậy. Không biết vợ chồng chị Tám về quê hay chị theo chồng vô “bưng” như lời đồn?


Tiếp sau chị Tám là bà Hai vào làm người giúp việc cho chúng tôi. Bà Hai may mắn hơn vì không phải gánh nước như chị Tám. Lúc đó đã có những xe ba gác chở nước thuê, chở đến tận nhà. Nghĩ vậy chứ có khi chị Tám thích nhất thời gian đi ra phông tên lấy nước, chỉ ở đây mới gặp được nhiều bạn để nói chuyện trên trời dưới đất, xả “stress”. Đối với mấy chị đó, gánh nước là chuyện nhỏ!


Những buổi sáng đi học, đến đầu hẻm, tôi vẫn còn thấy nhiều chị Mary bạn của chị Tám đứng tụ tập nói chuyện bên dãy thùng sắp thứ tự chờ lấy nước từ cái phông-tên quen thuộc. 


Hồ Thị Kim Trâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.034 giây.