logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/12/2020 lúc 04:51:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vì tằm, em phải chạy dâu,
Vì chồng, em phải qua cầu đắng cay.
  (Ca dao Việt Nam)

Cuối cùng chỉ còn lại những dư âm khi mọi chuyện phải bắt đầu đi vào giai đoạn tái thiết. Ê chề và những bẽ bàng khi tháng ngày còn lại của Tổng thống Trump tại Bạch Cung đang từ từ khép lại. Cô con gái rượu Ivanka Trump lo lắng chuyện tụng kiện nay mai sẽ ập đến, khả năng tù tội có thể sẽ xảy ra. Bà mẹ kế Melania Trump lo chạy vạy tìm trường học cho cậu quý tử Barron Trump tại Florida. Người ta không còn nói nhiều đến kết quả bầu cử 2020 nữa. Thế giới đang dần đi vào ổn định…
Chỉ có Covid-19 là vẫn cứ ngoan cố. Nó tấn công Mỹ không khoan nhượng. Dù tâm lý người dân đã bắt đầu quen dần với nó, họ mặc nhiên coi chuyện “Trời kêu ai nấy dạ” là lẽ bình thường. Chợt giật mình, giá như cách đây một tháng ai cũng mang tâm trạng đó chưa chắc gì mùa phiếu 2020 đã kết thúc một cách hiển nhiên như đã thấy.
Gẫm lại, chợt nhận thấy suy nghĩ của nhiều người không phải không có lý: Covid-19 đã bị chính trị hóa. Nó được truyền thông cánh tả khai thác triệt để. Cuối cùng vô tình nó chính thức trở thành khắc tinh của Tổng thống Trump. 
 Sai một li, đi một dặm. Chuyện gì phải đến cuối cùng cũng đã đến. Những tâm tư tiếc nuối. Xúc cảm xót xa nào rồi cũng sẽ qua đi. Những giọt nước mắt tiếc thương. Một thời để oanh liệt. Một thời để lụi tàn. Một thời để khắc khoải được nguôi ngoai…   
Chậu kiểng được người lớn cậy trẻ khuân vào bên trong tránh những đợt giá rét đang kéo về. Cây ớt sau nhà lá bị luộc héo bởi làn khí lạnh vô tâm. Bên cạnh đó là chậu cần nước vẫn an nhiên tự tại, lá mơn mởn xanh rất đỗi bình an vô sự. Gần đó, đám rau lang mới hôm trước còn nõn nà xanh mượt những cái đọt mập mạp ngây thơ trong trẻo, giờ thâm đen, xám xịt. Đấy. Sự sống và cái chết, cùng chia chung một bối cảnh, vậy mà những thân phận, những kết thúc cuối cùng xảy ra đối ngược nhau.
Noel đang kéo về. Hơn hai chục chậu poinsettia đỏ được người phụ nữ trung niên mua về trang trí cho tiệm nail. Chị kiệt sức với tâm trạng yếm thế khi mùa nail chậm hẳn lại từ lúc dịch cúm Covoid-19 đổ bộ lên Bắc Mỹ. Chị không còn tâm trạng để bày ra cây thông cao 9 ft như mọi năm dù không mất tiền mua, chỉ cần mang từ nhà kho ra rồi cậy thợ lúc quỡn chăng mắc những quả châu, treo lên những sợi kim tuyến hay những dây điện lấp lánh đèn màu. Tra mạng, một chị thợ nail có khuôn mặt khả ái công bố với mọi người: Cây poinsettia tiếng Việt kêu là cây trạng nguyên hay là cây nhất phẩm hồng đó, quý vị ơi.
Đó, cùng trong một bối cảnh giống nhau, vậy mà chủ tiệm nail tâm can rối bời, còn chị thợ thì vẫn vô tư hồn nhiên, bằng chân như vại. Nhân cách ư? Thói quen sống? Triết lý cuộc đời đầy ảnh hưởng? Giữa lúc mọi người đang phấn chấn trưng bày, tiệm còn sớm, chưa có khách; gã đàn ông điển trai đứng phía sau phì phèo điếu thuốc trên môi với tách cà phê vừa mới pha còn nóng trên tay, khép vào phía trong là một chị thợ lớn tuổi đang nhóp nhép nhai miếng sườn bò Đại hàn vừa mới hâm trong lò vi-ba. Chị tiếc của, thức ăn từ hồi lễ Tạ Ơn chị không bỏ. Hóa ra là nhà không nuôi chó! 
Mọi chuyện cứ thế trôi đi. Tiệm ăn Ý bên cạnh vừa đóng cửa vĩnh viễn. Một thợ nail hôm qua thông báo cho cả tiệm biết. Anh công bố ngoài cửa đã dán giấy thông báo tiệm sẽ dời đến một địa chỉ khác. Hẳn sau nhiều năm làm ăn thua lỗ, Covid-19 là giọt nước cuối cùng tràn ly, đã vậy, tại sao không lợi dụng các chương trình hỗ trợ của chính phủ, sẵn đó, đóng cửa luôn cho… nhẹ xác. Khu mua sắm tự nhiên có thêm một unit bỏ trống. Tình thế sao bỗng dưng u ám, ảm đạm thê thảm vậy ta? 
Ah, một cặp vợ chồng vừa bị bắt vì biết mình nhiễm Covid-19 mà vẫn lên máy bay đáp đi Hawaii nè mấy người ơi. Một cô gái trẻ, biếng nhác việc chung, lúc nào cũng kè kè chiếc phone Apple lướt mạng và texting messages công bố. Câu chuyện bỗng xôn xao hẳn lên. Con nhỏ này sạo. Tào lao không hà, không lo quấn khăn thì cũng phải châm supplies đi! Thiệt mà. Chị coi đi nè.   
Đúng vậy, tờ Huffpost vừa cho chạy một bài báo với cái tít Couple Arrested After Boarding Flight To Hawaii While Infected With COVID-19 rõ mồn một không sai. Nói có sách, mách có chứng nha. Tui không rảnh rang đặng lo chuyện bao đồng; tui không quỡn tào lao ba cái chuyện fake news đâu nha.
Hai người khách bước vào. Cả tiệm nhao nhao lên những tiếng mời chào vồn vã. Tiệm không lớn, cả thảy trước sau có bảy người, cộng luôn chủ. Tay nghề ngang ngửa nhau, ai cũng thạo, chỉ có hai chị lớn tuổi chân tay nước là hơi yếu, nhưng nói chung vẫn đủ công lực đủ thâm hậu để ra đường kiếm gạo. Tất cả đều xởi lởi với khách. Xoắn xít thăm hỏi, ân cần mời nước, mời rượu, tình cảm chan hòa như bạn bè hay người thân lâu ngày gặp lại, hân hoan rộn ràng như đang săn cỗ tết.
Tội danh của cặp vợ chồng biết mình nhiễm Covid-19 nhưng vẫn lên máy bay đáp đi Hawaii được xác lập: second-degree reckless endangerment. Cùng đi với họ là đứa con nhỏ bốn tuổi. Chồng là Wesley Moribe, 41 tuổi. Vợ là Courtney Peterson, 46 tuổi. Họ đáp máy bay từ San Francisco đến Phi trường Lihue Airport thuộc hòn đảo Kauai, phía bắc của nhóm quần đảo Hawaii hôm chủ nhật tuần trước. Cảnh sát cho biết họ được kiểm tra sức khỏe với kết quả Covid-19 dương tính. Giới chức trách yêu cầu họ cách ly tại San Francisco và tuyệt đối không được lên máy bay. Nhưng cuối cùng họ vẫn mua vé của hãng hàng không United Airlines. Họ muốn được về nhà càng sớm càng tốt. Đến khổ. Tại Mỹ, tình hình đang rối tung lên như canh hẹ. Chẳng có gì là khó hiểu cả, mấy ai muốn mình dây vào với tử thần, chứ!  
Cảnh sát Hạt Kauai cho Hawaii News Now biết (nguyên văn): They knowingly boarded a flight aware of their positive COVID-19 test results, placing the passengers of the flight in danger of death. Hai người bị bắt giữ ngay sau khi họ đáp xuống sân bay Lihue Airport. Đứa trẻ được người thân lãnh về. Sau đó họ được phóng thích với khoản tiền thế chấp tại ngoại hầu tra mỗi người 1.000 Mỹ kim.    
Lập tức câu chuyện sốt dẻo ấy được cả tiệm nail bàn tán xôn xao. Lớp tiếng Việt, lớp tiếng Anh, nhi nhô rôm rả, sức lôi cuốn trở nên hấp dẫn với những luồng tư tưởng khác nhau. Chê trách có, thông cảm có, no comment có. Tựu trung lại vẫn chỉ là những câu chuyện thường ngày trong cuộc sống; một quả lê bề ngoài ngon mắt vừa được bới lên từ một đống lê to đùng. Chợ lê là thế, dân buôn dưa lê lúc nào cũng hào hứng với những câu chuyện lạ tai, lạ mắt còng đang nóng hổi.
Nhưng đây có phải một câu lạ tai, lạ mắt, hoàn toàn vô thưởng vô phạt của giới buôn lê. Hay nó là một phản ánh thực tế. Nó dính dáng đến tinh thần trách nhiệm chung. Nó liên quan đến chữ “vì”; cụ thể hơn những cái vì, kiểu: Vì ai, vì cái gì, vì bản thân hay vì người khác, vì lợi ích cá nhân hay vì lợi ích xã hội chung, vì trách nhiệm hay vì một nỗi lo sợ nào đó, California bắt đầu đóng cửa, không đâu bằng ở nhà của mình… Vâng, có đến hàng núi những chữ “vì” khác nhau.
Họ không nên làm như thế. Một thợ nail lên tiếng. Chị là fan của Đảng Dân chủ.
Chẳng sao cả, miễn họ đeo khẩu trang là được. Một thợ bột, điển trai, nhờ làn da Á châu nên có thể ăn gian hơn chục tuổi nhận xét. Anh ta là một diehard fan của Đảng Cộng hòa.
I don’t care! Một trong hai người khách ban nãy góp ý. Họ được một thợ nail kể chuyện, giải thích tại sao mọi người xôn xao, cuốn vào một cuộc tranh luận khá sôi nổi liên quan đến một cặp vợ chồng vi phạm luật pháp vốn họ không chút mảy may quan hệ.   
Hóa ra câu chuyện không còn là chuyện vô thưởng vô phạt nữa. Nó đánh động lòng người, không hẳn là phạm trù lương tri cao siêu to tát, song nó thức tỉnh tinh thần trách nhiệm thường tình, biết nghĩ đến an toàn chung, biết bảo vệ cho người khác. 
Từ San Francisco đến Hạt Kauai, lên mạng tìm hiểu, chỉ cần gõ cụm từ from SF to Lihue vào ô search của Google, bạn lập tức có được thông tin cần biết: 5h 48m, nonstop; đó là một khoảng thời gian tương đối dài, hành khách ngồi chật cứng như cá mòi, ai dám mạnh miệng nói chuyện lây lan Covid-19 sẽ không xảy ra!    
Nhớ lại hồi đó, thời khủng hoảng xã hội khi đại dịch AIDS xuất hiện. Hiện tại nó vẫn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng. Năm 2018, toàn cầu có đến 37 triệu người nhiễm với số ca tử vong lên đến 770.000 mạng người. Một cá nhân biết rõ mình bị HIV + nhưng vẫn quan hệ thân xác, gieo bệnh cho người khác, tùy địa phương nơi họ sống, tự động hành vi thiếu trách nhiệm của họ sẽ bị khép vào tội hình sự. 
Duy có điều khác với Covid-19, HIV chỉ lây lan khi dịch cơ thể (body fluids) tiếp xúc trực tiếp giữa người mang mầm bệnh và người khỏe mạnh. Còn Covid-19 thì khác. Nó lây lan qua đường hô hấp, tức mầm bệnh có thể phát tán khi người mang mầm bệnh hít thở. Các hạt nước bọt li ti có thể bay trong không khí. Người khỏe hít phải sẽ lập tức nhiễm bệnh. Khỏe mạnh không nói gì, yếu sẽ bị vật, không ốm nhẹ cũng sẽ là ốm nặng, còn quá nữa là ICU, là lò thiêu.  
Ứng vào phạm trù vĩ mô toàn xã hội, Covid-19 nói tới nói lui hiện vẫn là một phần quan trọng tại các chương trình nghị sự chính trị xã hội Mỹ. Khái niệm ta hên, người xui (optimistic bias) luôn hiện diện. Còn như ngược lại, ai cũng dè dặt lo lắng, ta xui, người hên (pessimistic bias) kiểu thường thấy nơi những người bi quan, lo xa; chắc chắn thiên hạ sẽ rủ nhau cẩn thận hơn, phòng tránh kỹ lưỡng để mình không nhiễm bệnh… 
Chợt ai đó ngân nga trong tiệm nail, vẳng nghe câu ca dao một thời xa xôi lưu cữu: Vì tằm tôi phải chạy dâu, vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay. Trong bối cảnh dại dịch Covid-19 hôm nay, chữ “vì” đó một lần nữa lại đến, nó muốn nhắc nhở người ta điều gì đó? Hay đơn giản nó chẳng có ý định nào cả. Vẫn một chữ “vì”; có thể nó chứa đựng những hàm ý tích cực, xây dựng. Song nó có thể bị khoác lên chiếc áo tù nhân đáng nên án, đáng chê trách.
Vì đâu anh Wesley Moribe và chị vợ Courtney Peterson quyết định đáp máy bay về nhà khi biết rõ mình nhiễm Covid-19. Đặc biệt họ nhận được lệnh cấm, bắt buộc phải cách ly tại San Francisco hai tuần. Vì sao anh chị nôn nóng? Vì sợ hãi? Vì không thèm quan tâm? Vì đơn giản nghĩ Covid-19 chỉ là chuyện thổi phồng, bé xé ra to, ít xít ra nhiều. Hay đơn giản vì chủ quan, ỷ y, không nghĩ cơ quan hữu trách sẽ làm đúng, sẽ thẳng tay.
Còn bạn và tôi, liệu chúng ta có nghĩ đến những cái “vì” trong bối cảnh đại dịch Cobid-19 đang hoành hành hung bạo, tỷ như những cái “vì”: Chúng ta sẽ vì ai trước? Chúng ta có đặt câu hỏi vì sao người ta cấm người nhiễm Covid-19 lên máy bay? Vì sao nhà hàng, quán bar, tiệm café net, và thánh đường là những nơi dễ lây lan Covid-19 nhất? Vì sao đây là điều cần thiết? Vì đây là việc nên làm? Vì đây là trách nhiệm chung? Vì đây là cách bảo vệ cho người khác? Vì đây là địa hạt của cân nhắc, của phản tỉnh, của đánh giá những phạm trù hơn thiệt…   
Cuối cùng câu chuyện từ từ lắng xuống. 
Hơn hai chục chậu poinsettia đỏ hực cẩn thận xếp dưới chân một khóm trầu bà quanh năm xanh mượt. Không khí Noel vẫn quay về dù cây thông cao 9 ft mọi năm bị đẩy vào lãnh cung, tấm tức khóc một mình trong u hoài cô quạnh. Nhạc Noel vặn lên, du dương ấm áp. Hai cốc rượu đỏ được bưng ra mời khách. Thợ, ai vào việc nấy. Lớp châm acetone, lớp sắp xếp lại thùng đồ nghề cho gọn ghẽ. Ai đó ư ử trong cổ họng một ca khúc giáng sinh thời xưa cũ, nét mặt thờ ơ, lãnh đạm đến vô tình.   
Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời…
Vinh danh Thiên Chúa trên trời. 
Bình an dưới thế cho người thiện tâm…
Không biết trong tâm trí những con người bằng xương, bằng thịt tại tiệm nail hôm ấy đã nghĩ gì. Phải chăng sẽ có những chữ “vì”, trong đó nhiều chữ vì dễ thương, tỷ như chữi vì: Cảm ơn Trời, vì con thấy mình luôn may mắn; và nhiều chữ vì họ không muốn, tỷ như: Vì sao tôi khổ vầy nè, Trời ơi…
  
Nguyễn Thơ Sinh 
 

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.