logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/12/2020 lúc 04:52:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Lúc còn làm báo toàn thời gian, tôi rất thích đọc những chuyện cười do độc giả gởi về toà soạn để góp vui cho trang “câu lạc bộ tiếu lâm”. Có câu chuyện lạ của một vị độc giả nào đó đã đi ngược lại suy nghĩ thông thường của chúng ta khi nghĩ về bao dung, tha thứ, chúng ta thường nghĩ đến người phụ nữ nhiều hơn nghĩ tới nam giới vì tư tưởng phương đông của chúng ta đã ngàn đời ca ngợi: lòng mẹ bao la như biển Thái bình; tình cha thường đến khi âm dương cách biệt thì người con mới cảm nhận được vì sao cha nghiêm khắc lúc sinh tiền? Nhưng câu chuyện cười nói trên đã khiến tôi suy nghĩ nhiều hơn về người đàn ông trong chuyện…
Chuyện kể, có cô gái nọ đã lớn rồi. Hiện tại của cô là không đi học nữa mà cũng chẳng đi làm, cô cứ đi chơi đến thật khuya mới về nhà, hôm sau ngủ muộn đến quá trưa mới thức thì lại sắp tới giờ đi chơi với bạn bè tới khuya lắc khuya lơ. Rồi việc đến đã đến, một nửa đêm nọ cô về đến nhà, rón rén mở cửa vào để không khuấy động cả nhà đã ngủ. Cô thấy cha cô ngồi bất động trong gian phòng khách không mở đèn… Cô rón rén đến bên cha để thăm hỏi ông,
“Sao khuya rồi mà cha chưa đi ngủ? Cha không khoẻ hả cha?”
“Cha khoẻ. Cha chờ con đây!”
“Dạ thưa cha có việc gì?”
“Con ngồi xuống đây với cha.”
“Dạ.”
“Việc cha muốn nói với con là: Con gái lớn rồi. Bây giờ con không đi học nữa mà cũng chẳng đi làm… thì thôi lấy chồng đi. Cha không muốn con cứ lêu lổng, đi chơi khuya mãi thế này. Hàng xóm người ta dị nghị dù không ai nói ra. Con biết mà…”
“Dạ thưa cha, con có bạn trai rồi. Con có nghĩ tới việc hôn nhân nhưng còn chờ dịp để thưa chuyện với cha.”
“Vậy con nói đi. Về anh ta thế nào?”
“Thưa cha. Anh ấy là kỹ sư, một người thanh niên mộ đạo, hiền lành và chịu khó. Nhưng hoàn cảnh anh ấy đang khó khăn nên con không tiện đặt vấn đề tiến tới hôn nhân với anh ấy…”
“Hoàn cảnh của nó thế nào?”
“Thưa cha, cha của anh ấy bị tai nạn và đã qua đời không lâu. Mẹ anh ấy thì đang bệnh nặng, phải nằm bệnh viện. Anh ấy bị mất việc đã nửa năm nay nên tiền thất nghiệp cũng không còn. Bây giờ anh ấy cứ phải chạy đi bệnh viện để lo cho mẹ, rồi quay về nhà lo cho mấy đứa em còn nhỏ. Đến cái xe của anh ấy hỏng hóc cũng không có vài trăm để đem xe đi sửa…”
“… người ta đã khổ đến thế thì thôi tha cho nó đi con.”

Người cha ngồi nơi phòng khách không mở đèn đến bao lâu thì tác giả không nói, nhưng đọc xong câu chuyện cười thì tôi ngồi ở toà soạn tới rất khuya mà dường như tâm trí chỉ nghĩ về người đàn ông bao dung, độ lượng đến không ngờ. Đã mấy ngàn năm, nhân loại cũng chỉ có được một Đức Phật, một Đức Chúa là hai người đàn ông tử tế, không biết ai là người đã tái sinh, phục sinh để làm cha của cô gái này? Vì một người cha bình thường thì làm sao chịu nổi cô con gái có một không hai này, một người đàn ông bình thường thì không tử tế đến bao dung như thế được. Dễ gì tha cho ai khi có thể trút gánh nặng của mình.
Những câu chuyện cười là chuyện đọc cho qua thời gian lúc phải chờ, chuyện kể nghe chơi lúc trà dư tửu hậu, nhưng dư vị trong tiếng cười khuây khỏa đôi khi lại theo ta đằng đẵng tháng năm dài. Cứ mỗi lần có tranh chấp với bạn bè, người làm ăn chung, đồng nghiệp trong hãng xưởng, tôi lại nghĩ tới người cha trong câu chuyện cười đã theo tôi bao năm trời. Không quan trọng câu chuyện ấy có thật hay không, nhưng triết lý của câu chuyện lại rất gần đời thường. Xét theo khoa học thì vật chất không mất đi mà biến đổi từ dạng này sang dạng khác, như nước bốc hơi thành hơi nước. Đến khi hơi nước ở thể khí nhiều quá thì đọng lại thành nước ở thể lỏng như ban đầu. Trong đời sống cũng không khác mấy, ai cũng cầu trời khấn Phật cho mình được giàu có lên, nhưng vật chất, tiền tài chỉ của thế gian chỉ có vậy. Tiền chạy từ túi người này sang túi người khác, nên có một người giàu lên thì sẽ có một người, hoặc nhiều người nghèo đi; một người trúng đậm trên thị trường chứng khoán thì ắt hẳn nhiều người bán nhà, phá sản, thậm chí là nhảy lầu. Và nếu người ta cứ chạy trốn cái khó của mình thì cái khó sẽ đổ lên đầu người khác chứ cái khó không mất đi. Như cha cô gái là người hiểu con gái mình hơn ai hết. Lẽ thường tình là cô ấy lấy chồng sớm ngày nào thì cha mẹ, gia đình vui mừng sớm ngày ấy. Nhưng ông lại khuyên con gái, “… người ta đã khổ đến thế thì thôi tha cho nó đi con.” Làm sao không thán phục người cha đức độ, bao dung như Chúa Phật. Người đàn ông can đảm, dám chịu trách nhiệm với nỗi khổ tâm, sự khổ sở của mình, do mình tạo ra chứ không đổ lên đầu kẻ khác một mối họa lớn.
Không ngờ câu chuyện cười chỉ để bớt chán khi phải đợi, để cười cho khuây khoả lúc trà dư tửu hậu lại cảnh tỉnh được nhân tâm từ dư vị đắng chát của câu chuyện cười. Nhìn lại cuộc sống luôn song hành hai trạng thái tâm lý là vui với buồn, hai hoàn cảnh là sướng hay khổ mà người bình dân thường nói là nước mắt song song với nụ cười. Cảnh giới nào cũng có được và mất, còn lại là thái độ sống, cách tiếp nhận sự được mất ở đời. Nếu trời đã định đó là nỗi khổ của mình thì đừng tìm cách gán sang cho người khác; nếu đó là phần thưởng của sự nhường nhịn, tính khiêm tốn, hãy tận hưởng niềm vui được bù đắp.
Thêm một câu chuyện nữa khi tháng mười hai đã về. Năm cũ đầy khắc khoải với bệnh dịch rồi cũng đi vào dĩ vãng, năm mới đầy bất trắc nhiều hơn hanh thông đã lộ diện trên màn hình tivi những quảng cáo quà cáp cuối năm, những gian lận bầu cử sẽ dẫn đến bất ổn chính trị. Trên đường phố chỉ có tiết trời đã lạnh nhiều và không gian bàng bạc những niềm vui nỗi buồn lẫn lộn khi nhìn lại mình đời đã xanh rêu nhưng vẫn như câu chuyện độc giả gởi về đã rất lâu nhưng câu chuyệm mãi hoài mới nguyên để nghĩ ngợi khi năm cũ ra đi, năm mới về. Mới ngày nào còn chạy rong chân trần trong xóm nhỏ, nay đã như một ông già ngồi tính quỹ thời gian còn lại.
Câu chuyện ở lại mãi trong tôi vì không quên được. Chuyện kể rằng: Có một thương gia đi tới đi lui trên hòn đảo mà người ta mới phát hiện được. Ông trầm trồ với bãi biển đẹp mà ông tin rằng không có bãi biển nào đẹp hơn. Ông suy tính trong đầu ông, nơi đây mà mở một cái nhà hàng khách sạn thì chẳng bao lâu sẽ thành tỷ phú vì khách du lịch đã đến đây thì sẽ không về, họ cần khách sạn để qua đêm, và đã ở lại thì họ cần một cái nhà hàng với những món ngon mang đặc thù của biển đảo này. Nhất định là như thế nhưng vốn liếng của ta không đủ để mở nhà hàng khách sạn. Thương gia cân nhắc xem mở nhà hàng sẽ có doanh thu nhiều hơn hay mở khách sạn có doanh thu nhiều hơn…
 Đến lúc ông nhìn thấy người thanh niên đang ngồi câu cá thì ông không chịu được sự biếng nhác của anh ta. Ông tiến đến bên người thanh niên và nói…
“Anh bạn trẻ, cá đã cắn câu nãy giờ sao anh không giựt cần? Hay anh không biết câu cá?”
“Tôi biết chứ. Tôi sanh đẻ trên đảo này thì làm sao không biết!”
“Sao anh còn trẻ mà biếng nhác thế?”
“Nếu biếng nhác thì tôi ở nhà ngủ chứ ra biển câu cá làm chi?”
“Vậy cá cắn câu rồi…”
“Ồ. Tôi chỉ chơi với nó một chút rồi thả nó đi vì tôi câu được hai con rồi, nhà tôi chỉ cần hai con cá mỗi ngày…”
“Anh còn trẻ lắm anh bạn ạ! Nhà anh cần hai con cá mỗi ngày nhưng khả năng anh có thể câu được hai mươi con thì anh nên câu toàn tâm, dốc toàn lực để có thật nhiều cá, sau đó đem bán cá cho người ta. Anh tích lũy tiền mua cần câu để câu một lần một trăm cần, anh sẽ có hai trăm con cá…”
“Rồi sau đó tôi sẽ làm gì nữa? Thưa ông!”
“Khi anh đủ tiền thì mua thuyền đánh cá. Anh đánh cá xa bờ mới có cá lớn.”
“Để làm gì? Thưa ông!”
“Anh bán cá lớn thì chắc chắn là tiền rất nhiều. Anh tích lũy tiền để mua thêm tàu đánh cá. Cứ như thế thì anh mới có một đoàn tàu đánh cá.”
“Rồi tôi sẽ làm gì với đoàn tàu đánh cá của tôi?”
“Không chỉ một mà nhiều đoàn tàu đánh cá. Anh thống trị mặt biển. Anh là nhà cung cấp cá biển lớn nhất nước, rồi vươn ra thế giới… Khi anh là người giàu nhất thế giới thì anh hãy nghĩ tới việc ngồi chơi với cá ngoài biển. Đó mới là lúc cho anh thư giãn.”
“Thưa ông. Thế chẳng phải tôi đang ngồi chơi với cá đây sao? Tôi rất thư giãn.”
“…”
Hình như mọi người đều là thương gia tài ba nhưng cuối cùng đều phá sản vì chúng ta kinh doanh ngay cuộc đời mình chứ không phải gì khác. Nếu nghe lời vị thương gia thì anh ngư dân sẽ phải bôn ba từ một cây cần câu đến lúc thành người giàu nhất thế giới thì lại về với biển, ngồi chơi với cá… tìm thư giãn.
 Có lẽ không gì hơn nên làm trong đời người ngắn ngũi là buông tha. Buông tha cho người đã khó như câu chuyện lạ về người cha của cô gái ở trên. Buông tha sẽ càng khó nếu là buông tha cho chính mình. Mười người sẽ kính trọng vị thương gia đủ mười vì họ không buông tha cho chính họ nên ông là tấm gương sáng để noi theo. Chỉ sau khi trò chuyện với anh ngư dân, ông thương gia hỏi, “anh có thể dạy tôi cách chơi với cá được không? Tôi thấy anh thư thái quá…” Lúc ấy mới không có mười người, không còn ai thần tượng ông. Cả nhân loại đều thư thái như nhau…
Phan

Sửa bởi người viết 20/12/2020 lúc 04:52:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.066 giây.