logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/12/2020 lúc 05:05:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sách mới: Các nhà văn nữ Miền Nam Việt Nam/ Women Writers of South Vietnam [1954-1975] của Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang

UserPostedImage

Tìm mua trên BARNES & NOBLE
Xin bấm vào đường dẫn sau:
Women Writers of South Vietnam [1954-1975] by Ton Nu Nha Trang, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)

Lời nhà xuất bản

Vào đầu thập niên 1980, cơ quan Social Science Research Council (Brooklyn, New York) cùng phối hợp với cơ quan American Council of Learned Societies (New York, New York) thành lập một Ủy ban Liên hợp về Đông Nam Á (Joint Committee on Southeast Asia) trong khuôn khổ chương trình vừa đề ra, có tên là Indochina Studies Program. Họ rao nhận đơn xin tài trợ để nghiên cứu về các vấn đề Đông Dương, gồm ba nước Việt, Miên và Lào, dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của các người tị nạn vừa rời khỏi ba quốc gia này từ sau 1975 và hiện cư ngụ tại Bắc Mỹ. Học bổng gồm 25.000 Mỹ kim, do ba cơ quan Ford Foundation, National Endowment for the Humanities và Henry Luce Foundation đứng ra tài trợ, với thời hạn nghiên cứu là một năm.
Mười đề án đã được Ủy ban Liên hợp về Đông Nam Á chấp thuận, trong đó hết bốn đề án là của người Việt. Các đề án này gồm có nghiên cứu về báo chí Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975, do nhà báo Đỗ Ngọc Yến đứng đơn, với sự cộng tác của bốn đồng nghiệp, gồm Khoan La-Phạm, Lê Đình Điểu, Phan Huy Đạt và Trần Văn Ngô. Học giả Huỳnh Sanh Thông đề nghị nghiên cứu về công cuộc giáo dục cải tạo (re-education) của chế độ Xã hội chủ nghĩa từ sau 1975. Nhà văn Võ Phiến Đoàn Thế Nhơn nghiên cứu về văn học Miền Nam, 1954-1975. Và Tiến sĩ Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang nghiên cứu riêng về phụ nữ trong văn học Nam Việt Nam, 1954-1975.
Vì lý do nào đó, dự án nghiên cứu về báo chí Miền Nam của nhà báo Đỗ Ngọc Yến đã không được hoàn tất. Ba dự án còn lại, gồm nghiên cứu của Giáo sư Huỳnh Sanh Thông, khi xuất bản có tựa là To Be Made Over: Tales of Socialist Re-education in Vietnam, gồm bài viết của 10 cựu tù cải tạo mà ông dịch và hiệu đính được xuất bản dưới hình thức tạp chí, Lạc Việt, số 5, ngày 1 tháng Một, 1988; cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan, 1954-1975 của nhà văn Võ Phiến, có tính cách một hồi ký văn học hơn là biên khảo học thuật song chứa đựng các tài liệu văn học quý giá, ra mắt lần đầu vào năm 1986, và trước sau đã tái bản ba lần, 1988, 2000 và 2014; và công trình biên khảo Women Writers of South Vietnam, 1954-1975 của Tiến sĩ Công Huyền Tôn Nữ Nha Trang, xuất bản lần đầu trên tạp chí Vietnam Forum, số 9, 1987, của Đại học Yale, cho tới nay chỉ mới được biết tới trong giới đại học.
Nhà xuất bản Văn Học Press chọn dịch ra Việt ngữ bài biên khảo này của Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang, dưới tựa đề Các Nhà Văn Nữ Miền Nam, 1954-1975 vì thấy đây là một công trình biên khảo công phu, có giá trị vừa văn học vừa lịch sử. Tác phẩm của Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang có tính cách văn học vì bài biên khảo gần 30.000 chữ này bao gồm gần toàn bộ các khuôn mặt phụ nữ mà các đóng góp của họ còn được lưu truyền từ đầu thế kỷ 18, hoặc sáng tác một cách tài tử hoặc một cách chuyên nghiệp (như về sau này), trong kho tàng văn học Việt, với trọng tâm khai triển chính của công trình nghiên cứu là 21 năm tại Miền Nam. Công trình nghiên cứu còn có tính cách lịch sử vì nó đồng thời phác họa lại những tiến hóa trong vai trò người nữ trong xã hội Việt, từ chỗ chỉ biết tới sinh hoạt trong bốn bức tường gia đình và khi nhàn rỗi viết văn làm thơ như một trò tiêu khiển, tới việc bước ra ngoài xã hội bươn chải sinh sống và nuôi gia đình bằng nghề viết tiểu thuyết như các năm cuối thập niên 1960 tới 1975 – một hiện tượng chưa hề xẩy ra trong đời sống văn học Việt trước đó.
Các Nhà Văn Nữ Miền Nam 1954-1975 của Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang không phải là tác phẩm duy nhất viết về các nhà văn nữ. Trước 1975, nhà văn Uyên Thao đã xuất bản Các Nhà Văn Nữ Việt Nam 1900-1970 (Nhân Bản, Sài Gòn, 1973). Tuy nhiên, đây là một tập sách phê bình hơn là biên khảo. Ngoài ra, tuy ghi là từ 1900, tập sách chỉ gồm có chín nhà văn, với bốn vị viết từ trước 1945, và năm người từ sau 1954. Rải rác đó đây là những bài tiểu luận hay phỏng vấn một số người nữ cầm bút.
Do đấy, có thể nói, công trình biên khảo của học giả Tôn Nữ Nha Trang là độc nhất và bao gồm sâu rộng rất cần được phổ biến tới giới độc giả Việt như một gợi ý cho các công trình nghiên cứu tương lai.
Sinh năm 1941 tại Nha Trang, Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang là con đầu trong số 15 người con của nhà văn B.Đ. Ái Mỹ và nữ thi sĩ Trinh Tiên/Tâm Tấn. Bà theo học Đại học Văn Khoa, Sài Gòn từ 1961 tới 1962 thì đi du học tại International Christian University ở Mitaka, Tokyo. Từ năm 1965 tới 1966, bà phải tạm nghỉ học vì một tai nạn xe hơi làm mất trí nhớ và chấn thương một mắt. Năm sau, 1967, bà đỗ Cử nhân Ngôn ngữ và Văn chương Nhật Bản tại San Francisco State University, California. Sau khi lấy xong Cao học về Văn học sử so sánh, bà tiếp tục theo học tại University of California, Berkeley và đậu Tiến sĩ năm 1973 về Á Đông học. Luận án Tiến sĩ của bà nghiên cứu về vai trò truyền thống của phụ nữ Việt Nam phản ảnh trong văn chương truyền khẩu và văn chương viết. Từ 1975 tới 2007, bà dậy học tại các đại học Hawaii, California, Mã Lai, Nhật Bản, và Thái Lan. Toàn bộ tác phẩm đã xuất bản của bà có thể tìm thấy tại Web-site cá nhân tại http://www.second-sites.com/nhatrang/
Vào mùa xuân năm 1984, Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang đã bỏ ra nhiều tuần lễ tham khảo các tài liệu về văn học Miền Nam lưu trữ tại các thư viện đại học Mỹ. Sau đó bà liên lạc với các nhà văn, nhà báo Việt tị nạn tại Mỹ để xin gặp và phỏng vấn. Những cuộc phỏng vấn này đều có thu băng, và chụp hình (thời ấy còn sử dụng máy cassette và phim âm bản). Kết quả là công trình biên khảo mà Văn Học Press xin giới thiệu trong tập sách này qua phần chuyển ngữ của nhà văn Trùng Dương và hiệu đính của dịch giả Trịnh Y Thư.
Đối tượng độc giả Văn Học Press nhắm đến khi xuất bản sách là tập thể người Việt, do đó mặc dù công trình của Tiến sĩ Tôn Nữ Nha Trang viết bằng tiếng Anh, bản dịch được đưa lên phần đầu của sách. Bản nguyên tác tiếng Anh được in kèm theo sau để độc giả tiện quy chiếu, tham khảo thêm.

Văn Học Press, 2020
http://vanviet.info/thu-...g-huyen-tn-nu-nha-trang/

Sửa bởi người viết 20/12/2020 lúc 05:06:18(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.077 giây.