Tôi hoài nghi rằng văn chương đã từng chiến thắng áp bức. Tôi nghĩ về Hitler dưới hầm trú ẩn, với khẩu súng lục sát thái dương và khi Hồng quân chỉ còn cách mấy khu phố, và tôi phải thừa nhận rằng lật đổ độc tài không phải là sứ mệnh của văn chương.
Tuy nhiên văn chương đã và đang khích lệ nhiều người bị áp bức nên cư xử một cách càng tự trọng và chính trực và nhân ái càng tốt trong hoàn cảnh của họ, và văn chương gợi cho họ thấy những mẫu mực cho xã hội tốt hơn và công dân tốt hơn, nếu chế độ độc tài bị lật đổ. Ta chợt nghĩ đến Cuộc chiến tranh Cách mạng Mỹ. Nhân dân Mỹ không thừa nhận chế độ quân chủ, và một vài người rất thông thái đã thảo ra Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp, và những tư tưởng trong các văn kiện này đều được rút ra, gián tiếp hay trực tiếp, từ hầu như toàn bộ nền văn chương phương Tây.
Văn chương sẽ luôn luôn có mục đích trái ngược với các nhà độc tài. Điều này không phải vì các tác giả luôn luôn là những người say mê tự do. Chính là vì các tác giả, nếu họ muốn tìm được độc giả say mê, họ phải miêu tả con người bằng cách nào đó là những người quan sát tuyệt diệu khiến người ta say mê và là những người suy luận và là những người tự mình có những quyết định quan trọng nhất. Còn các nhà độc tài, ngược lại thích thần dân của họ có những ý nghĩ thấp kém về bản thân và người khác, coi con người không xứng đáng hưởng công lý và phẩm giá và sự riêng tư và tư tưởng độc lập vân vân. Văn chương, để hấp dẫn, luôn luôn thường hạ thấp sự ghê tởm về chính mình-dù ở trong tù và bệnh viện tâm thần và trại lính-đơn giản ở khắp mọi nơi.
Điều này có nghĩa là bất ổn.
Kurt Vonnegut
Kurt Vonnegut (1922-2007) là nhà văn Mỹ nổi tiếng
Trần Quốc Việt dịch
Nguồn: Dịch từ tạp chí Anh Index on Censorship số tháng Sáu năm 1981
https://www.indexoncenso...rature-as-encouragement/