logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/12/2020 lúc 12:21:53(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một poster Văn Phòng Điều Tra của Đài Loan kêu gọi công chúng nhận diện tin giả từ Trung Quốc. Hình minh họa.

Trung Quốc và Nga là hai ổ lớn làm ra tin giả trên thế giới. Họ thường làm âm thầm kín đáo để không lộ diện. Nhưng gần đây dường như Trung Quốc thấy không cần giấu nữa.
Cuối tháng 11 năm 2020, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tạo ra hình giả của một người lính Úc cầm dao dính máu kề cổ một em bé người Afghanistan đang ôm con cừu, với câu kèm “Đừng sợ, chúng tôi đến để mang hòa bình cho bạn”.
Sự kiện một viên chức cao cấp Trung Quốc dùng hình thức này để lên án cung cách hành xử của quân đội Úc tại Afghanistan ghi dấu mốc điểm thấp nhất trong quan hệ giữa hai nước, kể từ khi nối lại bang giao vào đầu thập niên 1970s.
Thủ tướng Úc Scott Morrison họp báo để phê phán Trung Quốc bằng những lời lẽ thẳng thừng và mạnh mẽ nhất. Ông dùng từ “ghê tởm” (repugnant) để diễn tả hành động này, yêu cầu gỡ bỏ bài này trên Twitter, và lời xin lỗi chính thức từ Bắc Kinh.
Liên quan đến sự kiện tin giả này, các chuyên gia Úc và công ty chuyên về an ninh mạng của Do Thái có tên Cyabra cho biết, hình ảnh này được lan rộng trên mạng, trong đó một nửa nhờ các tài khoản giả trên mạng xã hội. Điều tra của Cyabra cho biết, 57.5% các tài khoản tiếp cận với vấn đề này là giả. Điều này cho thấy đủ chứng cớ về một chiến dịch thông tin sai lệch chủ yếu để dàn dựng. Các chuyên gia cho rằng, nhiều tài khoản này đã từng được dùng để nói về Hồng Kông. Cuộc điều tra cũng cho biết có khoảng 37 ngàn tài khoản dùng để tấn công Úc kể từ tháng Sáu năm nay.
Lâu nay Bắc Kinh biết khai dụng các mạng truyền thông xã hội ngoài Trung Quốc, tức các mạng của Mỹ/Tây phương, cho các mục tiêu chính trị của họ. Những mục tiêu này xoay quanh tuyên truyền để đánh bóng cho chế độ và phát tán tin giả để lung lạc mọi vấn đề. Trong trường hợp hình giả nói trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc sử dụng Twitter và tiếng Anh. Nhưng đây là một phần nỗ lực mà Bắc Kinh dành cho mặt trận đối ngoại. Mặt trận đối nội mới là ưu tiên của Bắc Kinh. Theo Yaqiu Wang, một nhà nghiên cứu về Trung Quốc đang làm việc cho Human Rights Watch, chiến dịch tung tin giả của Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ yếu bằng tiếng Hán. Nghĩa là lừa gạt người dân nước khác cũng cần, nhưng chính người dân của mình mới là quan yếu.
Tuyên truyền, bóp méo sự thật, tung thông tin giả, v.v… là nghề của các chế độ độc tài, nhưng không ai qua mặt được trò này bằng chế độ cộng sản. Từ thời của Stalin đến Mao rồi tới Tập, và các chế độ cộng sản khắp nơi. Việt Nam không ngoại lệ. Đối với Bắc Kinh, khi thông tin quan trọng nào có khả năng gây bất lợi cho họ, có nguy cơ làm mất uy tín, mất mặt, hay vạch trần sai trái và bản chất của họ, thì Bắc Kinh sẽ tìm mọi cách và tập trung mọi nguồn lực họ có để xử lý hay phản bác nó. Chẳng hạn, khi nhận thức được rằng chính hành động ém nhẹm của các cơ quan công quyền tại Vũ Hán, và sau đó từ Bắc Kinh, đã làm cho đại dịch Covid-19 gây nhiễm toàn cầu (tính đến lúc viết bài này có gần 75 triệu người bị nhiễm, 1.662.127 người chết, trong đó 310.699 từ Mỹ), Bắc Kinh bắt đầu quan ngại về việc điều tra nguồn gốc Covid-19. Họ nhảy chổm lên và phản ứng gay gắt với những ai đề nghị WHO tiến hành điều tra. Họ bắt đầu các chiến dịch rầm rộ tung tin giả rằng nó có thể xuất phát từ Mỹ hay các nơi khác.
Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc trong những năm qua tốt nhất thì lạnh nhạt, mà tệ nhất là trừng phạt. Sau khi nước Úc ủng hộ cuộc điều tra về nguồn gốc của Covid-19 từ đầu tháng 4 năm nay, Bắc Kinh đã trả đũa bằng việc ngưng nhập thịt từ tháng 5 năm 2020. Gần đây là ngưng mua bảy mặt hàng của Úc bao gồm than, lúa mạch, quặng đồng và tinh quặng, đường, gỗ, rượu và tôm hùm, kể từ đầu tháng 11 năm 2020. Ngày 8 tháng 12, quốc hội Úc thông qua các luật cho phép ngoại trưởng/chính phủ Úc khả năng ngăn chặn các thỏa thuận mới hoặc đã ký trước đây giữa các chính phủ nước ngoài với tám tiểu bang và lãnh thổ của Úc cũng như với các cơ quan như chính quyền địa phương và các trường đại học. Mục tiêu nhắm đến đầu tiên là để ngăn chặn bản ghi nhớ giữa Bắc Kinh và tiểu bang Victoria ký vào năm 2018 về Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI). Tuy Bắc Kinh đã biết ý định công khai này của chính phủ Úc vào tháng 8 năm nay, nhưng khi các điều luật này được chính thức thông qua, nó đã làm cho Bắc Kinh vô cùng phẫn nộ. Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách quyết định cho ngưng nhập than đá, trị giá xuất cảng mỗi năm 14 tỷ đô, vào đầu tháng 12 năm 2020. Nhưng nó không xảy ra qua kênh ngoại giao chính thức mà là qua bản tin trên Thời báo Hoàn cầu.
Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhân viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tung tin/hình giả về quân đội Úc tại Afghanistan, kèm theo đó là hàng loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế. Richard McGregor, một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Lowy, chuyên về Trung Quốc, cho biết: “Trung Quốc có vẻ quyết tâm trừng phạt Úc và lấy nước này răn đe các nước khác. Họ muốn chứng minh rằng có một cái giá phải trả cho những bất đồng chính trị." Bất đồng thì biện pháp bình thường là thảo luận để tìm giải pháp, nhưng Trung Quốc thấy không cần thiết thảo luận gì cả từ bao lâu nay. Joe Hockey, cựu Bộ trưởng Ngân khố, từng là Đại sứ Úc tại Mỹ, khẳng định “Vấn đề là Trung Quốc không muốn nói chuyện. Thay vào đó họ chỉ muốn phản ứng hung hăng và cố gắng bắt nạt chúng tôi. Và bắt nạt không bao giờ có tác dụng với Úc”.
Trở lại đề tài tin giả, các chiến dịch tung tin sai lệch thường là những nỗ lực phối hợp với mục tiêu truyền bá những câu chuyện sai trái, tin tức giả mạo và các thuyết âm mưu. Những câu chuyện này mang đặc tính lập đi lập lại, có vẻ xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, để muốn gia tăng sự khả tín. Những câu chuyện này lại có vẻ đáng tin hơn khi được bạn bè, gia đình, nhân vật cộng đồng hoặc các nhà lãnh đạo chính trị đáng tin cậy đăng lại.
Đầu năm nay, Twitter cho biết họ đã xóa bỏ 23.750 tài khoản dùng để tuyên truyền những quan điểm địa chính trị có lợi cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc, và 15 ngàn tài khoản khác dùng để gia tăng các thông điệp này. Vào giữa thời điểm Covid-19 đầu tháng 6 năm nay, Twitter đã xóa bỏ 170.000 tài khoản được các cơ quan nhà nước tại Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dùng để tuyên truyền, trong đó có đến 150.000 ngàn được dùng để gia tăng (amplifier) nội dung ban đầu. Theo một báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc APSI thì các viên chức nhà nước Trung Quốc đã dùng các chiến lược ảnh hưởng quy mô và dai dẳng để nhắm vào những người nói tiếng Hán bên ngoài Trung Quốc.
Theo báo cáo năm 2020 của Freedom House, Trung Quốc là quốc gia lạm dụng tự do internet tồi tệ nhất trong sáu năm liên tiếp. Kiểm duyệt và theo dõi đã bị đẩy lên mức kinh khủng chưa từng có khi chính phủ tăng cường kiểm soát thông tin, bao gồm cả việc đối phó với các cuộc biểu tình chống chính phủ dai dẳng ở Hồng Kông và đại dịch coronavirus bắt đầu ở thành phố Vũ Hán.
Tại sao Bắc Kinh hay các chế độ độc tài cộng sản chủ trương thông tin như thế? Bởi vì thông tin mang tính sống còn đối với họ. Để duy trì quyền lực độc tôn. Đây là mặt trận mà họ sẽ buộc phải chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng.
Phạm Phú Khải (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.043 giây.