logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/01/2021 lúc 01:33:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đã gần chín giờ, vậy mà trời vẫn còn mù sương. Cái rét kéo dài từ lễ Giáng sinh vắt qua tháng ba, vẫn như những mũi kim chích vào da thịt người. Lác đác vẫn còn những chiếc xe hàng đến muộn bật cả đèn gầm, lẫn pha vén màn sương lầm lũi vào sân. Chợ trời tuần họp một buổi bắt đầu nhộn nhịp, làm cái thị trấn miền núi này chợt tỉnh giấc. Tôi dựng ô, và bày hàng xong, vừa hơ hai bàn tay lạnh cứng vào cái lò sưởi Gas, chợt có tiếng chân người rượt đuổi nhau vòng sau lưng. Tôi ngơ ngác đứng dậy, thì nghe tiếng chửi:


- Đ.m, cái thằng tinh trùng dị tật.


Một câu chửi tục tĩu, ác khẩu, nhưng lắng lại một giây thấy hài hài lạ lạ, làm tôi bật cười. Dường như đó là tiếng chửi của Hoa kều vợ Tăng lùn, tôi vội chạy đến. Thấy Hoa kều cầm cái tay ô dài bằng sắt dí thẳng vào bụng Tăng lùn, làm cho thân hình lẻo khoẻo của gã dính đét vào chân cầu. Tăng lùn mặt xanh như đít nhái, nhưng cổ vẫn gân lên như cãi cọ, hay thanh minh điều gì đó. Thấy vậy, tôi kéo Hoa kều ra, và bảo:


-Có gì về nhà vợ chồng bảo nhau. Ầm ĩ ở đây ngượng chết đi được. Tây nó gọi cảnh sát, giấy tờ lởm khởm thì rách việc lắm.


Hoa kều chợt tỉnh, vứt toẹt cái tay ô xuống đất, rồi úp mặt vào chân cầu khóc. Tăng lùn vội cúi xuống nhặt chiếc tay ô, và lủi nhanh về gian hàng của mình. Lúc sau, Hoa kều quay lại chỗ tôi, hai mắt đỏ hoe, tuy ngập ngừng, giảm nhiệt, nhưng có lẽ vẫn chưa nuốt trôi được cục ấm ức:


- Bác xem, có một thằng con bị (bệnh) bại não, em đã khổ lắm rồi. Gần đây, lão ấy còn mồi chài, xí xớn với một con tị nạn từ Nga sang, lại đẻ ra một thằng vị kỷ, bất bình thường nữa, em đã nhắm mắt bỏ qua. Lần này, lão ấy lấy hết tiền tiết kiệm, tiền hàng của em nướng vào cờ bạc, vào Automat. Bác bảo, làm sao em có thể tiếp tục sống…


Một ca thât khó chia sẻ và đồng cảm, nhất là nơi nhộn nhạo chợ búa này, tôi đành an ủi:


-Sự việc đã xảy ra rồi, bây giờ có ầm ĩ cũng không giải quyết được gì. Em cứ về bán hàng, chiều tối nay anh sẽ chuyện trò với Tăng.


Hoa kều quả quyết:


-Hết thuốc chữa rồi. Bác khỏi cần chuyện trò với lão ấy, mất thời gian. Em sẽ cho lão ấy đi luôn…


Tăng lùn nguyên là bộ đội đảng viên, xuất ngũ được sung vào đội quân cày thuê quốc mướn ở Limbach-Oberfrohna. Tôi quen biết Tăng lùn vào thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi hắn thường xuyên đến chỗ tôi xin tiết canh, cổ hũ. Trông cũ cũ người như vậy, không hiểu bằng cách nào, Tăng lùn bắn đổ em Hoa to cao, xinh đẹp ra phết ở một đội thuộc khu vực Dresden. Nhìn cái dáng loắt choắt của hắn đứng cạnh Hoa kều chẳng khác gì đôi đũa lệch.


Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức thống nhất, vợ chồng hắn nhận tiền đền bù, cùng dắt nhau về nước. Với cái khoản ngoại tệ, cùng hàng hóa mang về vào thời điểm ấy, tầm tuổi vợ chông Tăng lùn được xếp vào hạng có chút máu mặt. Vừa nộp giấy sinh hoạt cho đảng ủy phường, đồng chí bí thư hồ hởi, bá vai vít cổ rỉ tai:


-Đồng chí còn trẻ, từng là quân nhân, và đã có những năm tháng công tác, học tập ở nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực. Đồng chí nên hợp thức hóa bằng cấp sẽ là cán bộ nguồn đấy.


Chân ướt chân ráo, còn đang lớ ngớ, nghe đồng chí bí thư rỉ tai, Tăng lùn thật thà:


-Báo cáo bác, ở Đức suốt ngày em cắm đầu vào may vá, chạy chợ kiếm tiền, học hành quái gì đâu mà có bằng cấp…


Chưa nói hết câu, đồng chí bí thư đã bịt mồm hắn, kéo thốc ra hàng bia hơi của phường:


-Bậy…bậy nào, chưa có thì về đây phải học, phải tìm kiếm bổ sung cho đầy đủ chớ.


Nốc cạn vại bia đồng chí bí thư vừa đẩy sang, Tăng lùn gãi đầu, gãi tai:


-Báo cáo bác, thế thì khó lắm ạ.


Đồng chí bí thư nhổm đít, chõ về phía hắn, vê vê hai ngón tay:


-Của nội, hay bằng cấp, chứng chỉ của ngoại có tuốt, nếu đủ cơ số đạn dược.


Thấy hắn ý chí yếu xìu, lưỡng lự, đồng chí bí thư ngoắc tay một em bồi xinh tươi đang ngúng nguẩy ở bàn bên mang thêm bia và mồi nhậu. Rượu vào lời ra, đúng là tình đồng chí, lòng tin được nâng lên một cách rõ rệt. Đến chiều tối, lời đồng chí bí thư làm Tăng lùn tâm đắc, và thấy có lý lắm. Nó cứ như kim chỉ nam cho hành động vậy.


Thế là, chỉ trong vòng có mấy tháng hắn đã có (đầy đủ) bằng cấp đại học, và chứng chỉ tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị. Sau khi, được đồng chí bí thư đưa về làm địa chính phường, rồi được đôn lên quận, thì vợ chồng hắn (trần như nhộng) chỉ còn chiếc xe gắn máy cà tàng. Hoa kều vợ hắn lúc đầu còn hăng tiết vịt, nhưng đột nhiên thấy trắng tay, phía trước mù mịt, đâm phát hoảng. Nửa đêm gần sáng Hoa kều cứ giật mình thon thót. Dẫn đến lời nói, bóng gió ra vào làm cho Tăng lùn sốt hết cả ruột. Tuy nhiên, hắn trấn an ngay: Cờ bạc ăn nhau về sáng, làm quái gì mà cứ nhặng cả lên…


Rồi lần đầu đi thẩm tra xác định nguồn gốc đất cho một công ty trên địa bàn quận, nhận được phong bì lại quả dày cộm, toàn ngoại tệ mạnh, mắt Tăng lùn sáng rực lên, mang về chia nhau. Nhiều lúc khoái chí, không kìm được sự sung sướng, hắn vỗ đùi đen đét, rồi lại tủm tỉm: Có thế chứ, từ nay có thể yên tâm hồi vốn rồi.


Tiền bạc cứ vô đều đều, chưa đến một năm, vợ chồng Tăng lùn đã tính đến chuyện mua nhà, mua đất để làm vốn. Đang ngon lành, sáng trưa chiều tối rượu bia ngất ngưởng đi về, thì đánh độp một phát bộ phận địa chính của hắn bị thanh tra đến móc họng. Giấy tờ, biên bản thẩm định, đo đạc đất đai nhà cửa sai lệch đều do hắn trực tiếp làm. Các đồng chí lãnh đạo nuốt nhiều nhất, song đều ngoảnh mặt quay lưng cả. Vậy là, hắn phải làm vật tế thần. Để đổi lấy sự bình yên, bao phong bao, tiền bạc tích cóp bấy nay, vợ chồng hắn đều phải nôn thốc nôn tháo ra cả, rồi trở về với cái máng lợn của mình. Tuy tránh được sự giam giữ, tù đày, song trong lòng vợ chồng hắn luôn gằn lên những cơn sóng.


Đang bế tắc và buồn chán, có mấy gã bạn cùng cảnh cày thuê cuốc mướn ở Đức trước đây tìm đến, vỗ vai:


- Có đường dây vượt biên sang Đức, đi cùng hay không?


Đúng là chết đuối vớ được cọc, một sự giải thoát duy nhất, do vậy dù đèo thêm thằng con bị bại não, vợ chồng Tăng lùn cũng quyết định ra đi. Vay mượn khắp nơi, rồi vợ chồng hắn cũng đủ tiền nộp cho bọn dẫn đường, đội lốt công ty du lịch. Chuyến đi gian khổ, dài ngày, rồi gia đình hắn cũng đến đích. Sang Đức lần này, vợ chồng hắn thuận lợi hơn người khác, bởi còn nhiều bạn bè cũ làm chỗ dựa. Vào trại tị nạn một thời gian ngắn, vợ chồng hắn được mấy người bạn cho mượn giấy phép (Reisegewerbekarte) và vốn liếng, hành nghề bán hàng rong ở các chợ trời. Vật vã mấy năm trời, rồi vợ chồng hắn cũng trả hết nợ nần, mua sắm xe pháo, và đã có của ăn của để…


Tạm ổn định và có chút tiền, Tăng lùn đâm rửng mỡ, đi vào con đường gái gú, cờ bạc. Dẫn đến vợ chồng ly dị. Tiền hết, tình tan, hắn dạt về Dresden theo cô, theo cậu, lập am thờ tự. Từ đây, hắn qui tụ được khá nhiều con nhang đệ tử phần đông là các bà sồn sồn, lại cái. Cứ tưởng Tăng lùn đã tĩnh tâm nhang đèn, nhưng không, cái khoản đảng đoàn thì thụp họp hành, hắn không thể từ bỏ. Năm 1996, nghe nói, Tăng lùn can tội lừa đảo, hay chỉ điểm gì đó, bị băng bảo kê thuốc lá lậu lôi ra sông Elbe, định cho đi mò tôm, nhưng hắn còn tốt số lắm, chỉ bị đập gãy chân. Thoát chết, hắn buộc phải bỏ hết con nhang, đệ tử chuồn sang Tiệp…


Kể từ đó, mấy chục năm tôi không gặp lại Tăng lùn. Và hình ảnh hắn dường như cũng còn rất mờ nhạt trong ký ức tôi, với những đêm trằn trọc ở cái tuổi bên kia của con dốc. Cho đến hè mấy năm trước, tôi chở nhà thơ Trần Mạnh Hảo sang Tiệp và vào chợ Sapa ở Praha. Đang ngồi bia hơi với nhà văn Trần Ngọc Tuấn ở Hồ Sen Quán, thấy có gã nhỏ thó, nom quen quen, ăn mặc sặc sỡ chẳng khác đám ca sĩ nửa mùa, đi ngang. Không thể nhớ ra, nên tôi chỉ tay hỏi Trần Ngọc Tuấn:


-Bác có biết cha kia không?


Trần Ngọc Tuấn cười cười:


-Tăng lùn, hình như gã này, hay tổ chức các hội hè, hoa hậu, cưới xin, ca nhạc gì đó... Biết, nhưng không quen, không thân. Cố nhân hả?


Ký ức chợt thức dậy, (vâng) đúng Tăng lùn, nên tôi bảo Trần Ngọc Tuấn:


-Cũng có nhiều kỷ niệm với gã này, từ cái ngày cùng cày thuê cuốc mướn, và bán hàng rong ở Đức của mấy chục năm về trước.


Nói xong, tôi đứng dậy gọi với, làm Tăng lùn đứng khựng lại. Dụi mắt, dụi mũi mấy lần, rồi Tăng lùn cũng nhận ra tôi. Ngạc nhiên, vui vẻ ôm nhau có vẻ thắm thiết lắm. Định kéo hắn vào cùng khật khừ cho vui, nhưng hắn bảo, có chút việc nhanh thôi, xong sẽ quay lại ngay, và đưa về nhà chơi cho biết. Cứ ngỡ, Tăng lùn nói xã giao, không ngờ lúc sau hắn quay lại thật. Hắn mời bằng được tôi về nhà. Không thể từ chối, nên tôi dặn bác Trần Mạnh Hảo cứ thơ phú thoải với các độc giả, fan hâm mộ, sẽ quay về ngay.


Nhà Tăng lùn cách chợ Sapa có vài con phố. Căn nhà nhỏ, nhưng sạch sẽ, trên tường treo đầy tranh ảnh to tổ bố hắn ôm vai, bá cổ toàn những: Nguyễn Ngọc Ngạn, Kỳ Duyên, Chí Tài, hay Thanh Hoa, Tùng Dương, Phú Quang… Thấy tôi đưa mắt nhìn quanh, hiểu ý, hắn bảo: Có hai bà, nhưng ở chỗ khác, một mình cho tự do, thoải mái ông ạ. Tôi cười, ông có số đào hoa nhỉ? Không trả lời tôi, nhưng mắt hắn chùng xuống, như che giấu một cái gì đó. Chuyện trò mới biết nỗi gian truân của hắn từ ngày buộc phải rời khỏi Đức, đến nay cũng đã tàm tạm, kiếm ăn được, nhưng thị phi cũng còn không ít. Đang hào hứng, thì có bà sồn sồn, mặt mũi sắc cạnh như vừa qua công đoạn đẽo gọt, mông tút, với đôi chân cố khép lại, nhưng vẫn còn dáng hình chữ bát bước vào, cắt ngang câu chuyện của hắn. Tôi vội đứng dậy từ biệt. Hắn tiễn tôi ra xe. Tôi hỏi: Bà xã đấy à? Hắn cười: Thí sinh đăng ký thi hoa hậu đấy. Tôi hơi bị giật mình: Chỉ được cái bốc phét. Hắn bảo: Đùa với ông làm đếch gì. Thấy mặt tôi đần đần, ngẫn ngẫn, hắn liền ghé tai: Tiền nhiều, tự nhiên sẽ đẹp lên thôi. Hình dáng, chân dung của hoa hậu kỳ này đấy…


Tôi quay lại chợ Sapa, gặp ngay Tiền Phương cựu du học sinh, người Bắc Ninh. Hắn hỏi, anh biến đâu, em tìm từ nãy đến giờ. Em mua mấy cân gan nướng, tý nữa anh mang về cho bác Nam Võ, và Bình Thu nhé. Tôi bảo, vừa đến nhà Tăng lùn. Tiền Phương thở dài:


-Cái gã Tăng lùn ở Đức đã có 2 vợ, sang đây thêm hai bà nữa. Có mấy đứa con ở đây mặt mũi sáng sủa, sạch sẽ. Ấy vậy, chẳng hiểu sao đứa nào cũng bại não, ngẫn ngờ cả. Vậy mà, gã vẫn mê sảng, thì thụp đảng phái họp hành, thu và nộp đảng phí gửi về trong nước. Nhìn kể cũng ái ngại, nên có lần em rỉ tai gã: Ông nên tỉnh táo lại, vứt bố cái vòng kim cô ấy đi, may ra con cái mới khá lên được, chứ cái món nòng nọc này, nó di truyền độc hại lắm đấy. Vậy mà gã đã không nghe, còn nổi khùng, cầm cốc bia ném suýt trúng mặt em…


Mấy tháng nay, tôi nghe nói, Tăng lùn bị bệnh gì quái đản lắm. Nó tựa như cái bệnh giang mai ở quê nhà, nhưng không phải vậy. Các bác sĩ Tiệp, Hung, Đức khám, điều trị mãi mà chẳng khỏi. Chân của hắn kỳ này vạt ra như hai mái chèo, Có kẻ thối mồm, thối miệng còn gọi đểu: Kiểu đi chàng hảng. Hai bà vợ của hắn đều đổi tính, thay nết, không còn chèo kéo hắn như trước nữa. Ăn ngủ ở đâu cũng mặc xác hắn. Nghĩ cũng tội…


Tôi cũng định kết thúc câu chuyện ở đây, nhưng có ông hàng xóm sang chơi, ghé mắt đọc, rồi cười cười, lấp lửng hỏi: Chuyện này thấy quen quen hình như đã nghe ở đâu đó rồi thì phải?. Tôi bảo: Ông nhầm nhọt thế nào ấy chứ. Ở Đức, ở Tiệp làm chó gì có ai là Tăng lùn, với những kiểu bán mua giải thưởng ca sĩ, hoa hậu, ứ hậu vớ vỉn như vậy. Truyện tôi bốc phét, viết ra đọc cho vui thôi…


Leipzig ngày 7-1-2021
Đỗ Trường
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.112 giây.