logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/08/2013 lúc 04:50:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thật ra thì phải gọi là chuyện “tức” và chuyện “cười” ở nông thôn, bởi đây là hai thứ chuyện hoàn toàn khác nhau xảy ra ở nông thôn VN ngày nay. Một chuyện đọc để “tức” và một chuyện để bạn đọc “cười” cho… hạ hỏa.
Bạn đã từng biết đến những chiêu lừa gạt của bọn bất lương mượn oai quen biết với cơ quan này, cơ quan khác, nhân danh con ông nọ cháu bà kia, có họ hàng hang hốc với những vị vai vế tầm cỡ và ngày nào cũng có tin những nạn nhân bị lừa và bị bắt. Chạy án từ 5-10 năm xuống 2-3 năm hoặc nhận cái án treo cũng mất vài trăm triệu hoặc nặng hơn thì không dưới vài tỉ đồng. Chạy vào trường CA, chạy vào cơ quan nhà nước, chạy để được đi lao động ở nước ngoài, thậm chí chạy để được đi làm “ô sin.” Đủ kiểu chạy và hầu như rất nhiều vụ trót lọt đúng như giao ước, chẳng ai biết đó là đâu, chỉ những vụ “đổ bể” mới xảy ra tai tiếng mà thôi. Câu hỏi đặt ra là nếu không thật sự có những vụ “chạy chọt” thành công thì bọn lừa đảo làm sao có đất sống? Chuyện chạy chọt không còn là chuyện lạ. Bất kể chuyện gì có quyền lợi là có chạy chọt, bất kể ai vi phạm pháp luật kiểu nào cũng có thể chạy theo kiểu đó. Dường như mọi con đường đã thành thói quen, thành “tiền lệ,” thành “tập quán,” thành “mẫu số chung.” Có thể tra cứu như kiểu hỏi Google là ra tuốt. Mày ăn cắp bị bắt quả tang hả, chạy theo đường này, từ ông A tới sở B, đến cơ quan C. Mày bị tố ăn hối lộ hả, chạy theo kiểu này, đi từ cơ quan đến sếp, từ sếp đến huyện, từ huyện đến tòa. Thậm chí một bà từ nước ngoài về VN bị giật túi xách trong đó có nhiều giấy tờ và khoảng vài ngàn USD. Bà đang lo sốt vó thì được chỉ cách gặp “đại ca X” ở Da-kao, sau đó có thể ra phường nhận lại cái bóp đã mất mà chỉ tốn có 1/4 số tiền bị mất. Cái gì cũng có “đường chạy” và cái giá của nó hết, bạn khỏi lo!
Còn một kiểu chạy nữa cũng “ngon ăn” không kém, đó là chạy “dự án” đôi bên cùng có lợi, không anh nào mất đồng xu teng nào cả. Chỉ có lợi nhiều hay lợi ít mà thôi. Còn quốc gia có mang tiếng một tí thì cũng chẳng ăn thua gì tới mình. Xin chứng minh cụ thể.



Xã nghèo bị xẻo 40% vốn ODA xây dựng trường học và đường sá

Năm 2009 - 2010, Đại sứ quán Nhật Bản tài trợ không hoàn lại cho một số địa phương xây dựng trường học, đường sá, cơ sở hạ tầng....

Nắm bắt được cơ hội, một phụ nữ tên Bùi Thị K. (ở tại TP Vinh, Nghệ An) đã đến một số địa phương đặt vấn đề "chạy" dự án với điều kiện khi thành công, phải chia cho bà 40%.
Nguồn vốn tài trợ từ Đại sứ quán Nhật Bản ngay sau đó được rót về các xã: Gia Phố (Hương Khê), Cẩm Minh và Cẩm Quan (Cẩm Xuyên) nhưng đã phải chấp nhận "cắt" không thương tiếc.
Tại xã Gia Phố, một xã “điểm” về xây dựng nông thôn mới của cả nước được nhận nguồn tài trợ 80.000 USD (tương đương 1,6 tỷ đồng) để xây dựng trường Tiểu học Đông Hải theo đề án là một dãy nhà 2 tầng 6 phòng học.
Tuy nhiên, khi dự án về đến địa phương thì đã phải bị xẻo mất 40%, trong đó chi phí cho bà K. là 30%, còn lại 10% bị 3 cán bộ xã đút túi.



Được ít còn hơn là không có

Tại xã Cẩm Quan nguồn vốn trên cũng được rót về 1,9 tỷ đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn nhưng cũng đã phải "cắt" 40% cho người "chạy" dự án.
Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Quan, ông Nguyễn Huy Long cho biết, năm 2009 qua giới thiệu, lãnh đạo UBND xã đã có cuộc tiếp xúc với bà K. ở TP Vinh, Nghệ An để có thông tin về nguồn vốn tài trợ.
Tại cuộc gặp đó, lãnh đạo xã đã thỏa thuận, đồng ý để bà K. chạy dự án, khi thành công sẽ "cắt" lại 40% cho bà.
Khi nguồn vốn đưa về, như đã thỏa thuận, xã Cẩm Quan phải "cắt" cho bà K. là 760 triệu đồng nhưng hiện xã đã trả cho bà này 620 triệu đồng. Ông phó chủ tịch đại diện cho xã trả lời tỉnh bơ:
“Mục đích của chúng tôi là làm sao cho người dân được hưởng lợi, cho nên nhận được đồng nào hay đồng đó. Chấp nhận được ít còn hơn không có.”
Câu trả lời đúng với hiện trạng tham lam, thối nát chỉ biết đến mình mà không cần biết đến danh dự quốc gia và những địa phương nghèo khổ hơn mình. Vả lại các quan xã cũng được chấm mút 10% vào cái phần chia chác đó do bà K “lại quả” thì tội gì không làm. Tiền của Nhật mà, mình không ăn thằng khác ăn cũng thế!
Tại xã Cẩm Minh, cũng “học tập” theo tấm gương đó nên khi tiếp nhận số tiền tài trợ không hoàn lại của Đại sứ quán Nhật Bản để xây dựng một dãy nhà 2 tầng, 6 phòng học cũng đã phải "cắt" 40% tiền chạy dự án cho bà K.



Công trình bị biến dạng

Đấy là “khẩu phần” của “cò” và các quan, khi xây trường, đến lượt mấy anh chủ thầu lại thông đồng làm ẩu, ăn thêm một lần nữa.
Theo đề án, nguồn vốn 1,6 tỷ đồng sẽ được giao trực tiếp cho xã Gia Phố để xây một trường Tiểu học Đông Hải với kết cấu một dãy nhà 2 tầng 6 phòng học.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành, ngôi trường đã "biến dạng", chỉ là 1 dãy nhà cấp 4 và chỉ có 3 phòng học. Mất hẳn 1 tầng và 3 phòng học cho trẻ em, tức là mất một nửa, chưa nói đến chất lượng xây trường.
Bí Thư Đảng ủy xã Gia Phố, ông Nguyễn Văn Lương cho biết, sở dĩ ngôi trường bị "biến dạng" vì khoản tiền tài trợ trên đã phải "cắt" 40% tiền chạy vốn nên thực hiện theo thiết kế ban đầu thì không bảo đảm.
Câu trả lời vô trách nhiệm, vô cảm đến thế là cùng! Cứ như nhận xét của người ở châu Phi mới tới vậy.
Cũng theo ông Hải, khi công trình hoàn thành, bàn giao thì UBND xã Gia Phố không đem hồ sơ công trình đó mà mượn ông hồ sơ của dãy nhà 2 tầng kế bên để làm thủ tục thanh toán. Còn dãy nhà cấp 4 mới làm chưa biết sụp đổ lúc nào và có thể nguy hiểm tới sinh mạng của các em nhỏ, nhất là trong mùa mưa bão, các ông được gọi là “lãnh đạo” có nghĩ tới không?



Ăn đến tận xương

Mượn bản vẽ nhà khác để làm hồ sơ thanh toán thì đúng là “hội chứng đểu” trắng trợn của cả tập đoàn quan xã, dùng mọi thủ đoạn để “ăn bẩn.”
Chính Bí Thư Đảng ủy xã Gia Phố, ông Lương cho biết, liên quan đến nguồn vốn nói trên, hiện ông Nguyễn Văn Trọng Phó chủ tịch UBND xã, nguyên kế toán trưởng đã bị kỷ luật cảnh cáo vì có ý tư lợi, bỏ túi 100 triệu đồng. Ông Nguyễn Đức Thắng, cán bộ tư pháp hộ tịch, kiêm thủ quỹ xã cũng bị kỷ luật cảnh cáo vì thực hiện không đúng nguyên tắc tài chính, có ý che giấu, tư lợi số tiền gần 200 triệu đồng. Tội ăn cắp rõ như ban ngày mà chỉ bị “kỷ luật cảnh cáo” thì như nước đổ lá khoai thôi.
Trước dư luận bất bình của người dân, Phòng CSĐT về kinh tế Công an tỉnh Hà Tĩnh đang vào cuộc điều tra về vụ “xà xẻo” này. Chưa biết chuyện này sẽ được giải quyết ra sao.
Chắc bạn đọc câu chuyện “xà xẻo đến tận xương” trên đây cũng thấy nổi giận bởi những thủ đoạn gian trá cùng tận của bọn quan tham và thấy xấu hổ cho người VN chúng ta trước lòng ưu ái của chính phủ và người dân Nhật. Liệu những nước khác còn vui vẻ giúp dân nghèo VN nữa không?
Để làm “hạ hỏa” sự tức giận các bạn, mời bạn đọc một chuyện tiếu lâm nông thôn thời hiện đại. Trong kho tàng truyện tiếu lâm nông thôn VN có rất nhiều chuyện hay nhưng hầu hết đều là chuyện “dân gian tưởng tượng” hoặc bịa đặt ra kể để bù khú với nhau thôi. Và loại tiếu lâm thường… hơi tục, cái vui chính là ở chỗ bịa và tục đó.
Nhưng đây là câu chuyện tiếu lâm có thật 100% đã và đang còn lằng nhằng chưa chấm dứt. Bạn đọc cũng vui lòng thông cảm với người kể chuyện này về cái sự hơi tục vốn là “hơi thở của tiếu lâm.” Vả chăng đây là chuyện đã được loan truyền trên nhiều tờ báo tại VN. Có bạn đã biết và có bạn chưa biết nhiều chi tiết bên lề câu chuyện hi hữu “ngàn năm có một,” có lẽ chỉ xảy ra trong thời đại này mà thôi.


Chuyện tiếu lâm thời hiện đại

Ở VN thỉnh thoảng lại xảy ra chuyện khó tin, cười ra nước mắt, như trước đây ông Sáu Lèo đánh cờ độ một ván 5 tỉ đồng, rồi bà Hồng Ly “đại náo” trụ sở UBND tỉnh... Mới đây lại có một chuyện “bi hài” không kém: Một “đại gia nông thôn” trong lúc ăn nhậu đã nổi hứng thách thức một chị phụ nữ nếu dám… cắn “của quý” của ông ta thì ông này sẽ trả 100 triệu đồng (hơn $4,700 Mỹ kim).
Chị phụ nữ cắn thật, nhưng “đại gia nông thôn” lại quỵt tiền, quay ngược lại tố cáo chị ta “cố ý gây thương tích,” còn chị nọ kiện ông ta ra tòa đòi trả 100 triệu đồng đúng như giao ước. Khi chuyện đã ra tòa, tất nhiên các quan tòa phải phân xử.
Chuyện kỳ cục này xảy ra từ một bữa nhậu.
Xã Mỹ Thành Bắc là vùng quê chuyên trồng lúa lâu nay được đánh giá là xã nghèo khó của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nhưng ông Trần Thanh Hiền (64 tuổi, ở ấp 3, xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), là cán bộ Hội Cựu chiến binh ấp 3, xã Mỹ Thành Bắc). Ông nổi tiếng là một đại gia xứ lúa khi có trong tay hơn 700,000m2 ruộng, nhà cao cửa rộng và thường tổ chức ăn nhậu tưng bừng. Không chỉ giàu có, ông lại nằm trong thành phần là "quan chức xã.” Đại loại, ông vừa có tiền, vừa có quyền. Ở quê, người như ông có thể gọi là thành đạt, có thể được nhiều người ngưỡng mộ rồi.
Còn bà N.T.L cũng đã gần tứ tuần cũng có “của ăn của để” với nghề buôn bán thịt heo.
Một ngày giữa tháng 3 năm 2013, ông Hiền trên đường đi thăm ruộng về thì gặp một đám nhậu gồm nhiều người quen trong nhà ông Sáu Ch, trong đó có bà L.



Thách thức kỳ quái

Sau khi uống hết mấy lít rượu đế, ông Hiền bất ngờ tuyên bố với mọi người trong bàn nhậu, “Nếu bây giờ con L dám cắn c... của tao một cái thì tao sẽ trả cho nó 100 triệu đồng, không thiếu một cắc.”
Lúc đầu những người trong bàn nhậu tưởng ông Hiền nói chơi, nên không ai để ý, tiếp tục ăn nhậu, đùa giỡn.
Nhưng một lúc sau, ông Hiền nhắc lại lời thách thức khi nãy, đồng thời thò tay vô quần kéo “của quý” ra “khoe hàng” để tăng thêm trọng lượng của lời thách thức. Đến lúc này thì đám bạn nhậu của ông Hiền tá hỏa, trong khi bà L không có phản ứng gì.
Cuộc nhậu lại tiếp tục diễn ra tưng bừng, nhưng chỉ vài phút sau ông Hiền lại tiếp tục lên tiếng thách thức bà L.
Thậm chí ông Hiền cho rằng bà L không dám cắn và liên tục móc “thằng nhỏ” ra ngoài vừa khoe hàng, vừa tiếp tục lớn tiếng thách thức, vẫn giữ cam đoan nếu bà L dám cắn thì ông ta dám trả 100 triệu đồng, đồng thời nằm xuống cho bà L… dễ cắn.
Lần này, khi mọi người chưa kịp phản ứng, bà L nhào sang chụp “thằng nhỏ” của ông H cho vào miệng… cắn một nhát. Ông H đau đớn kêu trời, còn bà L thực hiện xong việc ông H thách thức thì quay sang đòi ông “đại gia” này phải chung đủ 100 triệu đồng như đã cam kết. Hai bên gây gổ ầm ĩ, đám bạn nhậu sau một lúc sững sờ trước việc làm của bà L, liền quay sang can gián cả hai người, sau đó trận nhậu giải tán.



Cả hai cùng đệ đơn kiện

Mấy hôm sau, bất ngờ ông H đệ đơn ra UBND, Công an xã Mỹ Thành Bắc kiện bà L đã “cắn của quý” của ông ta gây thương tích trong lúc ông ta… nhậu say không biết gì hết.
Không chịu thua, bà L cũng nộp đơn đến UBND và Công an xã Mỹ Thành Bắc, thưa ông H không chịu thực hiện lời cam kết, quỵt của bà 100 triệu đồng. Trong đơn, bà L nói số tiền 100 triệu đồng ông H bắt buộc phải bồi thường vì đã… mướn bà “cắn của quý” của ông ta, có nhân chứng. Đến lúc này thì sự việc vỡ lở và lan ra khắp xã, trở thành câu chuyện “thời sự” nổi nhất vùng quê lúa trong mấy tháng qua.



Kiên quyết đưa ra toà

Sau khi nhận được đơn thưa, vào ngày 1-4-2013, các cơ quan của xã mời ông H và bà L đến trụ sở UBND xã để giải hòa, khuyên hai nhân vật chính của sự việc “vô tiền khoáng hậu” này nên tự thương lượng vụ việc, nhằm “trấn an dư luận.”
Tuy nhiên, sau một buổi làm việc, bất chấp các ý kiến hòa giải, ông Hiền và bà L đều nhất quyết giữ nguyên quan điểm của mình và yêu cầu chuyển vụ việc kỳ khôi này ra Tòa án huyện Cai Lậy để giải quyết.



Phiên tòa độc nhất vô nhị và mâu thuẫn bí ẩn từ trước

Sáng sớm ngày 22-7-2013, hàng trăm người dân đã tụ tập trước sân Tòa án huyện Cai Lậy để chứng kiến phiên tòa có một không hai xử vụ thách cắn “của quý,” thế nhưng phiên tòa hoãn đến đầu giờ chiều.
Theođơn kiệncủa chị L., vào ngày 20-1-2013, chị đã bán lòng và xương heo cho ông Hiền với giá 1.7 triệu đồng để ông Hiền làm tổng kết năm của chi hội Cựu chiến binh. Ông Hiền yêu cầu chị L. kê số tiền lên thành 2.2 triệu đồng, chị L. đồng ý nhưng sau đó thấy sai nên chị làm tường trình báo cáo với chủ tịch xã. Từ đó, ông Hiền thù chị, luôn kiếm cớ gây sự, dùng những lời lẽ thô tục chửi bới, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm chị.
Vẫn theođơn kiệncủa chị L., ngày 12-3, chị L. tham gia tiệc nhậu tại nhà ông Sáu Ch. cùng sáu người khác, sau đó thì ông Hiền đến. Ông dùng những lời lẽ khó nghe chửi bới chị và có những hành động thô tục nhắm vào chị. Cụ thể, ông cởi quần ra và nói chị cắn vào “thằng nhỏ” của ông thì ông đưa 100 triệu đồng. Những người xung quanh đã can ngăn nhưng ông Hiền cứ tiếp tục. Quá bực tức trước lời lẽ và hành động đó, chị L. đã phản ứng (cắn “của quý” của ông Hiền). Sau đó, ông H. lấy ghế định đánh chị nhưng được mọi người can ngăn kịp thời…



Những lời khai trước tòa

Tại tòa, bà N.T.L yêu cầu ông T.T. Hiền bồi thường 80 triệu đồng, gồm 50 triệu đồng bồi thường nhân phẩm, danh dự, uy tín; 10 triệu đồng bồi thường thiệt hại trong những ngày bà không đi bán hàng được, 20 triệu đồng cho chi phí đi lại, thu thập chứng cứ... Bà L rút lại yêu cầu buộc ông Hiền phải công khai xin lỗi trước bà con trong xã, mà chỉ xin lỗi trước tòa.
Trước tòa, bà L thừa nhận có cắn “của quý” của ông Hiền. Bà nói, “Vì ông Hiền nhiều lần vạch quần đưa “thằng nhỏ” ra khiêu khích, nói tôi cắn thì cho 100 triệu đồng. Vì cảm thấy bị nhục mạ danh dự người phụ nữ, không kiềm chế được nên tui đã cắn.”
Tòa hỏi có biết cắn như vậy mà gây thương tích nặng thì sẽ bị xử lý hình sự không, bà L nói, “Tui biết gây thương tích là có tội nhưng ảnh khiêu khích, tui bị kích động nhiều quá nên cắn để ảnh chừa.”
Về phần ông Hiền, ông chỉ thừa nhận có nhậu với bà L và bảy người khác, nhưng do say quá nên không biết gì. Ông nói, “Chỉ khi bị cắn thì mới giật mình thức dậy và được hai người trong bàn nhậu đưa lên võng nằm.”
Ông Hiền cho biết thêm, sau khi về nhà ông mới thấy đau, xem lại thì thấy bị xước miếng da nhỏ nên không yêu cầu bồi thường. Trước yêu cầu bồi thường của bà L, ông Hiền nói, “Chị L chẳng mất mát gì mà đòi bồi hoàn.”
Ông H cũng không thừa nhận chuyện mình vạch quần thách thức bà L cắn “của quý.” Khi tòa hỏi, “Anh không vạch ra sao chị L. cắn?,” ông Hiền ấp úng cho rằng mình say quá nên không biết. Hội đồng xét xử đã cố gắng hòa giải để hai bên thương lượng nhau, nhưng cả hai không ai nhường ai. Phiên tòa tạm dừng chiều 22-7, sáng 23-7 tiếp tục phần tuyên án.
Buổi sáng 23-7 vừa qua, phòng xét xử Tòa án huyện Cai Lậy tiếp tục chật kín người hiếu kỳ đến chờ nghe Hội đồng xét xử tuyên án.
Cả phòng xử án im phắng phắc nghe tuyên án, mọi người chỉ ồ lên xôn xao khi chủ tọa phiên tòa tuyên bác yêu cầu của bà N.T.L (đòi bồi thường 80 triệu đồng) vì không đủ căn cứ. Rời khỏi phiên tòa, bà N.T.L như vẫn còn ấm ức, bà tuyên bố chắc nịch là sẽ kháng cáo. Trong khi đó, một số người không có điều kiện xem phiên tòa đã hỏi, “Có tái hiện lại hiện trường không nhỉ?”



Những chuyện bên lề sau phiên tòa

Sau phiên tòa, từ khi cái chuyện thách đố được một tờ nhật báo lớn loan tin, rồi nhiều tờ báo khác đưa tin theo, ông ra đường gặp ai cũng ngại ngần. Ông Hiền nói, “Tui có gọi cho nó (ý nói chị L.) mấy lần, nói có gì nó lên nhà tui thương lượng. Chứ cái chuyện đó hay ho gì mà làm ầm ĩ, người ta xì xào nghe mắc cỡ quá. Nhưng mà, nó không có chịu lên.” Và cũng có người bàn rằng chị L. chỉ “cắn cảnh cáo” thôi nên ông Hiền mới bị sứt tí da, chứ nếu chị L. “cắn thật” thì ông Hiền “đi đứt” rồi.
Còn về phía chị L, chị xấu hổ lắm, chị tâm sự, “Ông chồng tui từ Sài Gòn nghe tin, về tìm tui la cho một chặp nên thân. Xong bạt tai tui mấy cái vì làm cái trò không giống ai. Có điều, ổng nói phải kiện thằng cha già mắc dịch này đến nơi đến chốn, đừng nghĩ có tiền rồi muốn làm gì ai đó thì làm.” Chị có sạp thịt heo ngoài chợ, từ ngày xảy ra chuyện đến giờ, vẫn chưa dám ra chợ bán hàng lại, chị ngại điều tiếng thiên hạ. Chị cho biết thêm, thật ra còn một nguyên nhân khác nữa.
Chuyện đó bắt đầu từ bữa rượu khác của một người hàng xóm, khi uống rượu có ông Hiền, chị L. và một chị là người yêu cũ của ông Hiền cùng mấy người hàng xóm khác. Nhậu say, ông Hiền và người yêu cũ ngồi rủ rỉ về “những ngày xưa thân ái.” Cao hứng, người yêu cũ còn lôi đặc điểm ít người biết của ông Hiền ra nói để chứng minh sự thân mật ngày trước của mình. Chị L. nghe vậy chắc chướng tai, nên nói móc này kia kia nọ. Từ đó sinh thù hận giữa hai người.
Cho đến nay chị L. quyết kháng cáo. Chưa biết cái thứ chuyện tiếu lâm thời đại này sẽ đi đến đâu, ai được ai thua? Nhưng chắc chắn chuyện sẽ được lưu truyền lại trong kho truyện tiếu lâm dân gian có thật cho mấy ông nhậu tha hồ bú khú. (vq)

Văn Quang viết từ Sài Gòn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.219 giây.