logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/01/2021 lúc 06:13:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Biden (trái) và Trump.

Ví chế độ dân chủ như trò chơi đá banh, chắc nhiều người không đồng ý. Nhưng nhiều lúc chúng ta cũng chỉ mong các nhà chính trị cư xử với nhau như các cầu thủ đá banh: Chơi thẳng thắn. Tức là tôn trọng luật chơi. Tất nhiên, các cầu thủ cũng là những con người, nhiều lúc có những người chơi không thẳng thắn. Khi đó, vẫn phải theo một quy tắc: Tôn trọng quyết định của trọng tài. Trong những cuộc bầu cử, trọng tài là các quan tòa xét xử theo luật chơi.
Đá banh tương đối giản dị. Chỉ có 22 người quần thảo nhau trên sân cỏ. Trận đấu bầu cử ở một quốc gia có vài triệu dân đã phức tạp lắm rồi; đến hàng trăm triệu người cùng tham dự thì tha hồ rắc rối. Chúng ta đã chứng kiến cảnh tượng đó vừa xảy ra ở Mỹ. Bỏ phiếu xong rồi có người không chịu, kiện lên kiện xuống. Cho đến lúc hàng ngàn người tấn công trụ ở quốc hội, mang theo vũ khí, đến cả dây thừng để đòi treo cổ các đại biểu, thì quá loạn.
Tất nhiên ai cũng phải đau lòng khi chứng kiến những cảnh tượng xấu xa này. Nhưng cuối cùng các đại biểu tiếp tục công việc, hiến pháp được thi hành, các thủ tục dân chủ vẫn được tôn trọng.
Nhưng tại sao chế độ dân chủ lại để xảy ra những cảnh tượng như thế?
Bởi vì loài người nó như vậy. Mỗi con người không hoàn hảo. Quần chúng, tức là đám đông lại càng dễ sinh hư, sinh loạn. Khi người ta tôn trọng các quyền tự do thì những trò mị dân càng thêm cơ hội xúi dục đám đông làm bậy.
Dân chủ không bao giờ là một chế độ hoàn hảo. Con người lúc nào cũng có thể suy xét và quyết định sai lầm. Tất cả các cử tri cầm lá phiếu đều có thể lựa chọn lầm. Đó là một quyền hiến định. Dân chủ chỉ là những quy tắc cho một tập thể quyết định chung. Biết trước rằng mỗi người có ý kiến riêng và thường xung khắc với nhau. Điều hay nhất của chế độ dân chủ là các cử tri có cơ hội thay đổi, sửa chữa các sai lầm sau hai năm, bốn năm.
Một tập thể đã sống theo các thủ tục dân chủ sớm nhất trên thế giới, trước cả các thành thị Hy Lạp, là các đệ tử của Phật Thích Ca, ngay khi Phật còn tại thế. Họ đã bắt chước một vương quốc thời đó, có ông vua mỗi khi quyết định các chuyện quan trọng đều đem ra hỏi ý kiến thần dân. Hơn nữa, tăng đoàn gồm những người thuộc nhiều đẳng cấp khác nhau, muốn cho bình đẳng thì phải hỏi ý kiến tất cả mọi người.
Nhiều tăng đoàn Phật giáo ngày nay vẫn còn giữ các thủ tục “Tác Pháp Yết Ma” từ 2,500 năm trước. Mỗi lần cần một quyết định chung, có người thuyết trình vấn đề (tác bạch) rồi hỏi đại chúng có ai phản đối hay không. Có khi hỏi hai lần, bốn lần, hỏi theo hàng chục thủ tục khác nhau. Nếu tất cả đều im lặng, không ai phản đối, thì quyết định có hiệu lực. Chữ Yết Ma phiên âm chữ Phạn “karmam.” Saṅgha karmma nói đến hành động tập thể của một “săng ga,” tăng đoàn.
Quyết định tập thể theo lối đó thật là lý tưởng. Chắc chỉ có những người đi tu mới theo được. Cũng nhờ số người không đông quá; và họ rất nhiều thời giờ, có thể ngồi một chỗ cả ngày không mỏi cẳng. Nhưng ngay thời Phật còn tại thế, cũng có những quyết định chung không được tất cả đồng ý. Một người đề nghị các giới luật khắc khổ, Phật đưa ra cho tăng chúng bàn và đa số bác bỏ. Thế là có một số đệ tử đã ly khai. Hơn một ngàn năm sau, tới thế kỷ thứ 7, Thầy Huyền Trang qua Ấn Độ còn thấy những nhóm Phật tử tiếp tục tu theo các giới luật khổ hạnh này.
Nhưng xã hội loài người không phải là một nhà tu. Cho nên chế độ dân chủ chấp nhận sẽ có những lúc rất lộn xộn. Canh chừng 22 cầu thủ đá banh không cho họ làm bậy tương đối dễ. Hơn 150 triệu người đi bỏ phiếu thế nào cũng có người làm bậy!
Nghị sĩ Mitch McConnell, trưởng khối Cộng Hòa tại Thượng viện, nói sau khi tị nạn sáu giờ và trở lại phòng hội, “Tất cả các cuộc bầu cử đều xảy ra chuyện bất thường và bất hợp pháp,....” Nhưng ông không thấy có vụ gian lận nào lớn đến mức thay đổi kết quả sau cùng. Không thấy chứng cớ nào cả. Ông bỏ phiếu công nhận kết quả cuộc bỏ phiếu chứ không lạm dụng quyền quốc hội mà thay đổi. Ông nói, “Hiến pháp cho Quốc hội một quyền có giới hạn. Chúng ta không có quyền tự công bố mình là một ủy ban bầu cử thay cho cả nước.”
Hơn nữa, ông McConnell bảo, “Nếu vì bên thất cử kêu lên là có gian lận mà chúng ta lật ngược kết quả cuộc bầu cử thì chế độ dân chủ sẽ chết trong hố thẳm.” Đúng như vậy, vì từ nay sẽ không bao giờ bỏ phiếu xong mà kết quả được mọi người chấp nhận nữa! Chế độ dân chủ sẽ chết!
Đó là một cách nhìn rất thực tế. Tưởng tượng một đội banh thua trận đấu rồi phản đối, bắt trọng tài phải “tính lại,” “tìm ra” cho mình vài bàn thắng! Nếu trọng tài vâng lời thì còn gì là trò chơi đá banh nữa! Bởi vậy cuộc chơi nào cũng phải có luật lệ, và luật lệ phải được thi hành, thì chơi mới lý thú!
Chế độ Dân chủ thực ra chỉ gồm những quy tắc, luật lệ để phân chia quyền hành, coi ai có quyền sai bảo người khác. Dựa vào đó, mọi người kiềm chế lẫn nhau, khiến không ai có thể lấn áp người khác. Các luật lệ, thủ tục thay đổi tùy mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, theo từng thời kỳ. Các thủ tục đó là căn bản cho một bản hợp đồng sống chung, chúng không bao giờ có tính chất lý tưởng hão huyền. Chỉ các chế độ độc tài, từ phát xít tới cộng sản, mới khoe khoang rằng họ có thể thiết lập những xã hội lý tưởng, nếu họ được độc quyền quyết định. Đúng là ba xạo!
Người Mỹ nổi tiếng là thực tế, không mơ mộng, lý tưởng. Sau hơn hai trăm năm sống với các thủ tục dân chủ để bảo vệ tự do, người ta vẫn không coi đó là những gì thiêng liêng, thần thánh. Có khi họ quyết định kết quả bầu cử bằng cách rút thăm hay trò chơi sấp ngửa! Miễn cho xong việc thì thôi, miễn giữ được đạo công bằng. Bày vẽ thêm làm gì cho rách việc! Xin kể mấy câu chuyện bầu cử ở Mỹ để quý vị đọc và thư dãn.
Trước ngày trụ sở quốc hội Mỹ bị tấn công tuần trước, ở thị xã Dickinson, gần thành phố Houston, Texas, một cuộc chơi dân chủ đã chọn người làm xã trưởng. Trong tháng 12 vừa qua, 21,000 dân xã Dickinson đi bỏ phiếu. Hai ứng cử viên Sean Skipworth và Jennifer Lawrence đều được 1,010 phiếu. Đếm lại lần nữa, kết quả không thay đổi.
Ngày 9 tháng Giêng, 2021, dân chúng được mời tới tòa thị sảnh. Bà thị trưởng mãn nhiệm Julie Masters cho mỗi ứng cử viên một trái banh chơi bóng bàn. Mỗi người viết tên mình vào quả bóng Ping-Pong. Bà Masters đưa cho mọi người coi một cái nón cao mà bà mới mua ở tiệm buổi sáng hôm đó. Cái nón hoàn toàn trống rỗng. Hai ứng cử viên bỏ trái banh của mình vào trong nón. Ông xã trưởng một xã gần đó được mời đứng ra rút một trái banh. Ông đọc tên: Sean Skipworth.
Ông Skipworth đắc cử; ôm hôn vợ con rồi quay sang ôm vai bà Lawrence. Bà Lawrence nói bà đã linh cảm mình sẽ thua nhưng rất mừng là chấm dứt được 10 tháng tranh cử vất vả. Bà tuyên bố: “Tôi rất kính trọng Sean. Đây không phải là chuyện tôi thắng hay ông ấy thắng.” Ông Skipworth ca ngợi tinh thần hòa nhã của bà khi chấp nhận thua cuộc.
Đây là óc thực dụng của người Mỹ. Tại sao phải tốn công, tốn tiền tổ chức bỏ phiếu lại lần nữa, trong khi chỉ cần thẩy một viên “xí ngầu” rồi kết quả thế nào cũng sẽ bắt tay nhau?
Năm 2018, ở xã Hoxie, 2,700 dân, Tiểu bang Arkansas, cuộc tranh cử đã kết thúc bằng hai viên xúc xắc 6 mặt. Ba ứng cử viên giành nhau chức xã trưởng ngày 6 tháng 11. Không ai đạt được đa số 694 lá phiếu. Dân bỏ phiếu lần nữa, chọn giữa hai người nhiều phiếu nhất là ông Cliff Farmer và bà Becky Linebaugh, đương kim xã trưởng. Kết quả: Mỗi người được đúng 223 phiếu. Phải quyết định theo lối may rủi. Bà Linebaugh đề nghị gieo một đồng tiền. Ông Farmer muốn mỗi người rút một quân bài. Muốn cho công bằng, người ta chọn thảy xí ngầu 6 mặt.
Cuối cùng, trước mặt dân chúng đến coi, mỗi ứng cử viên được phát một viên xí ngầu. Ông Farmer gieo xuống, được số 4. Bà Linebaugh tung ra số 6, thế là đắc cử. Ông Farmer bắt tay chúc mừng bà xã trưởng!
Bà vợ ông Farmer kể rằng trước ngày bỏ phiếu, ông chồng đã dặn kỹ: “Em nhớ đi bỏ phiếu nghe! Nếu anh thua chỉ vì một lá phiếu, là lỗi của em đó!” Bà đã làm đúng lời chồng yêu cầu. Nhưng chính ông Farmer đã lỡ bộ. Ông đã lái xe đưa vợ con đi Florida chơi, thăm Disney World. Mọi chi phí ăn, ở, giải trí trong chuyến đi được công ty Barton’s Lumber trả, để thưởng cho một “nhân viên xuất sắc” do các bạn đồng sự bầu chọn.
Trước khi đi ông đã đến bỏ phiếu sớm, nhưng ông đến phòng phiếu hơi trễ, không biết rằng người ta đóng cửa sớm hơn cuộc bỏ phiếu đợt đầu. Hôm bỏ phiếu đợt nhì, ngày 4 tháng 12 ông lái xe về hơi trễ. Còn 30 phút đến nhà. thì ông đã nghe tuyên bố kết quả 223-223. Thế là đành cho số phận may rủi quyết định.
Một cuộc bỏ phiếu bầu nghị viện Tiểu bang Virginia cuối năm 2017 sau đó cũng được quyết định bằng cách rút thăm. Ông Shelly Simonds, Dân chủ lúc đầu hơn ứng cử viên Cộng Hòa David Yancey một phiếu. Vào tháng Giêng năm 2018, quan tòa bác bỏ một lá phiếu bầu cho ông Simonds vì cử tri đã bôi đen vào cả hai cái ô bên cạnh tên của cả hai ứng cử viên, chỗ của ông Simonds có thêm một vết gạch, không biết ý kiến thế nào. Thế là mỗi người được đúng 11,608 phiếu. Khi rút thăm, ông Yancey rút ra cái thăm dài hơn, được tái đắc cử.
Chọn người lãnh đạo bằng trò chơi may rủi, không thể nào coi đó là một thể thức lý tưởng! Trong nước Mỹ có 27 tiểu bang chấp nhận kết quả bầu cử có thể quyết định bằng cách rút thăm, gieo một đồng tiền, hay một viên xúc xắc. Đó vẫn là một quy tắc công bằng, không kỳ thị ai hết. Ngay ở Athens, Hy Lạp, ngày xưa, người ta cũng nhiều lần chọn người đắc cử bằng phương pháp may rủi! Miễn mọi người đồng ý, chấp nhận luật chơi, và chấp nhận kết quả. Không ai tố cáo người kia gian lận. Không ai hô hào những người ủng hộ mình biểu tình gây áp lực. Đúng là dân chủ thật!
Ngô Nhân Dụng {VOA}
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.