logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/01/2021 lúc 12:38:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Bữa hổm, nghe bài hát “Saigon, Niềm Nhớ Không Tên,” bất chợt lòng tui bâng khuâng lạ lùng. Tui nhớ… không chỉ nhớ những con đường, những hàng cây, góc phố, mà nhớ đến một Saigon... ăn quà rong! Nói vậy, xin bà con độc giả đừng hiểu nhầm là tui ham ăn vặt, mà chỉ vì giai đoạn ăn quà rong gắn liền với tuổi thanh niên phơi phới, vô tư, vô lo, chỉ lo học ở trường xong rồi là chạy đi chơi. Gặp chỗ nào có quà rong, là “nhào dô”… Rồi sau khi thành người lớn, nghĩa là có gia đình, có nghĩa vụ rồi, vẫn mê ăn hàng linh tinh, nghe nói ở đâu có tiệm ăn ngon, bánh ngon là tìm đến, cho dù là ẩn trong hóc Bà Tó.


Tui nhớ hồi còn học trung học, bọn con trai chúng tui mê ăn bò viên của ông Tầu già, láu cá, đứng gần trường học, dụ bọn tui lắc xí ngầu, hễ thắng ông Tầu thì ăn hai phần, mà thua thì thôi, mất tiền, trất huốc, chẳng được viên nào. Điều mà ai cũng biết tuổi trẻ hiếu thắng, nên cứ thua, thì ham gỡ, mà gỡ làm sao được với ông Tầu chuyên bịp con nít, lắc thế nào cũng thua ổng. Lâu lâu, ổng nhả ra cho một thằng trúng thế là reo lên vui mừng, đắc thắng, mà quên mất tiêu rằng ăn được một lần, thì đã thua cả chục lần!


Cũng có ông Tầu già khác, dụ con nít lắc xí ngầu, nếu thằng bé đổ trên nút ông Tầu, thì ông dụ “Nhồi thêm đi! Nhồi thêm, ăn gấp ba”, thế là thằng bé lắc tiếp, có thể thắng, nhưng rồi “nhồi” thêm thì chỉ cần ông kia thắng một lần là mình trắng tay. Trên con đường gần Nghĩa Địa Đô Thành, có một ông bán bánh cuốn nóng, cũng chơi trò đổ xí ngầu, khiến mấy thằng học trò đói meo, vì mẹ cho có 1, 2 đồng gì đó để ăn sáng, thì đem nướng cho ông Tầu già bánh cuốn hết trọi.


Hết bò viên, bánh cuốn, qua mục “bò bía.” Những ai đi chợ Bến Thành mà không ăn bò bía ở trên gần chợ thì coi như không biết Saigon. Thiệt ra, nghĩ lại thấy vừa ớn vừa vui. Ông bán hàng có một cái tủ kính, trong tủ là một cái chảo nóng có những miếng củ sắn, củ cải sắt nhỏ, mấy con tép khô, vài miếng lạp xưởng. Khi có người mua, ông Tầu già tàn tàn bốc lấy bánh tráng rồi lấy cái thìa lớn khều khều cái lá rau, 1, 2 con tép khô lớn hơn cây kim một chút, vài miếng lạp xưởng, cuộn lại rồi đưa thêm cái chén nước tương ớt để chấm, thế là phe ta ngồm ngoàm đớp như điên. Thỉnh thoảng ông Tầu lại lấy tay hỉ mũi, rồi quệt mũi vào cái quần đen thùi lùi, đầy bụi cát… Vậy mà ăn ngon lành! Chẳng có đau bụng, đau bão gì cả! Có lẽ trong bụng hồi đó đã đầy vi khuẩn vi trùng cực mạnh nằm sẵn rồi, nên mấy chú vi trùng lính mới chui vào... bị uýnh tan tành.


Coi vậy mà món bò bía còn sạch sẽ hơn món nước đá nhận, tức là đá xirô! Cô bán hàng, hay anh bán hàng nhặt lấy cục đá để trong thùng dưới đất, đè lên cái khung có lưỡi dao bào, xiết qua xiết lại cho đá vụn ra, rồi lấy thìa xúc mớ đá vụn đó, cho vào cái ly thủng đáy, nhấn mạnh xuống cho thành hình một khối đá hình cái ly, xong rồi cô chủ, hay anh chủ, lấy chai xi rô (nước đường pha mầu xanh, đỏ) xịt xịt mấy phát vào cục đá nhận rồi đưa cho mấy đứa học trò, đứng nhìn hau háu.


Học trò trả tiền xong, là mút lấy mút để cái cục nước đá mà không biết nguồn gốc nước làm đá đó ở đâu ra, có thể từ cái vòi Rô Bi Nê ở nhà cô chủ, xả thẳng ra làm đá, thỉnh thoảng có chú giun lăng quăng nằm trong cục đá, trông dễ thương vô cùng. Và cái bàn tay đè lên đá, lấy đá vụn, xịt xi rô kia lại chính là cái tay “thối” tiền, tay hỉ mũi, tay móc túi đếm tiền… không có sự rửa tay cho đến khi về nhà. Vì thế mà hồi đó, mấy đứa con nít đi… cầu, phải nhờ Mẹ hay Chị cầm tay kéo ra một con giun trắng bóc, dài hơn cái đũa! Í ẹ!


Nói thiệt nhe, coi vậy mà món đá nhận cũng không dơ bằng món kẹo kéo, kẹo bào, mà một “nhà thơ” trung niên đi đến từng hẻm bán cho con nít. Gọi là “nhà thơ” tưởng cũng đúng vì anh chàng này chế thơ rất nhanh, vừa vuốt khối kẹo to bằng bắp đùi con nít cho dài ra, vừa ngâm nga: “Cô kia chồng bỏ, chồng chê. Ăn miếng kẹo kéo, chồng mê tới già.” Hoặc: “Má ơi! Con muốn lấy chồng. Lấy anh kẹo kéo, đỏ hồng đôi môi,” “Thông ngôn, ký lục, chục bạc chẳng màng. Lấy ông kẹo kéo, đeo dzàng cho đỏ tai.”


Thỉnh thoảng thoảng, lại có anh đẩy xe “kẹo bông gòn” là cái xe có bánh xe quay tít cái nồi bằng nhôm tròn, từ trong các lỗ li ti của cái nồi, phóng ra những tia đường chẩy nóng như sợi bông, bám vào thành trong của nồi. Anh bán kẹo đường này lấy cái que tre cuốn vào bông đường, thành một cục đường bông gòn, bọn con nít khoái chí, liếm lấy liếm để. Đường tan trong miệng làm tưởng như lên tiên.


Chưa hết món ăn rong đâu. Còn gánh tầu hủ đường đi ngang nhà, với giọng ngân nga: “Tầ… ầu…. hu… ũ… đơi” làm cho cả người lớn lẫn con nít nháo nhào chạy ra cửa, gọi “Tầu Hủ, lại đây! Cho ba chén coi!” (Người Nam nói tức cười lắm: “cho ba chén coi” chứ không nói như người Bắc: “Bán cho ba chén!”).


Mấy món ăn chơi này hình như đã thấm vào hồn người miền Nam, cho nên dù không đói, cũng phải đớp cho đã. Cũng như buổi tối, đang nghe “la-dô” (radio cải lương) mà thấy tiếng rao: “A…ai… vật…. lô…ôn..ộn hông” thì cũng phải gọi cô bán hột vịt lộn nóng hổi chất trong cái nồi, ủ bằng mấy cái bao tải, để giữ hơi nóng, để quất ít nhất là hai hột! Rồi đến khuya khuya, lại có ông Tầu già đội trên đầu cái khay bánh bò, rao nhừa nhựa: “Pánh.. pò.. đơi!” Đôi khi thấy tội nghiệp cho ổng, (hay tội nghiệp cho cái bao tử của mình?) mà phải gọi ông lại, “dứt đẹp” vài miếng bánh bò mềm rượi.


Buổi sáng thì có mấy món khác. Thường thì ở đầu con hẻm nào đó, chỗ hàng hiên có bóng râm, một gánh xôi bắp (ướt) ngồi lại. Mấy đứa nhỏ, đôi khi cả người lớn, ngồi xổm trước gánh xôi bắp, nhìn cô hàng xúc mấy muỗng bắp ướt vào miếng lá chuối, rắc chút đường lên trên, rồi trao cho người mua khúc cọng dừa cong cong để xúc xôi mà ăn.


Đó là bắp ướt của người Nam, còn ở khu Bắc Kỳ lại có xôi ngô (bắp) đậu xanh, cô bán hàng để ngô (bắp) để trên lá chuối, rồi cầm lấy một quả bóng bằng đậu xanh cà mịn, xắt xắt mấy lát lên trên gói ngô, thế là ăn tuyệt cú mèo. Mấy ngõ hẻm khu lao động, lại còn những cái xe đẩy bán đủ thứ cóc, ổi, xoài ngâm nước vàng vàng… chu choa, đớp một miếng thấy đời như nở toàn hoa cúc vàng…


Nói vậy, nghĩa là thời niên thiếu của tui toàn là ăn với đớp. Đến tuổi thanh xuân, chờ làm Ông Tú thì sinh hoạt đổi khác, con trai ăn quà vặt ít hơn, dành thì giờ để theo đuôi mấy nàng nữ sinh Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, chuyên viên ăn chè, cóc, ổi. Hầu như gần cổng trường nào cũng có gánh hàng rong, các nàng đi học xong, thì xúm lại gánh chè, đớp như điên. Nếu cần ngồi xổm, các nàng không ngại ngần, vén tà áo nữ sinh lên, cuộn vào bụng, để khoe một bờ mông tròn trịa, làm các chàng đứng xớ rớ gần đó, hoa cả mắt.


Lớn lên, thành ông nọ, bà kia, thì lại có những món ăn chơi hay ăn thiệt ở tiệm, nhà hàng. Những ai thường đi qua Lê Lợi, Nguyễn Huệ, mà không biết ăn một lần ở Quán Cơm Bà Cả Đọi ở trong cái hẻm nhỏ xíu, cắt ngang đường Nguyễn Huệ thì thật uổng cả đời người Saigon! Đi vào cuối hẻm thấy có cái cầu thang bằng gỗ, leo lên lộp cộp, rồi đứng chờ một lúc mới có chỗ ngồi, vì quán của bà cũng nhỏ xíu như con hẻm, chỉ có mấy bàn ăn, mà thiên hạ, ăn mặc lịch sự, toàn dân thương gia, trí thức mò đến, nhất là những công chức làm việc gần đó, thường thì có mặt liên miên vì đồ ăn ngon mà giá rẻ. Mỗi phần ăn gồm ba món, có thể có “canh giả cầy,” y hệt thịt chó, thơm lừng. Nghèo đến đâu cũng có thể quất một bụng no mà không sợ bị “ngồi đồng” (ngồi chờ người nhà mang tiền đến chuộc).


Bên cạnh quán cơm bình dân đó, lại có những món ăn chơi mà người Saigon không ai không thưởng thức. Lũ thanh niên thì hay ngồi ở quán bà Phạm Thị Chước, góc Lê Lợi và Nguyễn Trung Trực. Quán có mái che bằng vải xanh chìa ra ngoài đường. Ngồi uống cà phê, ăn bánh “patê xô,” ngắm mấy cô thiếu nữ đi qua, thiệt thú vị. Cô nào trông chịu chơi, thì huýt sáo!


(Hồi đó, thỉnh thoảng có em “xăng xú, xăng xì”, nghĩa là mặc áo dài mỏng, nhưng bên trên, bên dưới thì hổng có gì, bắt chước Nàng Kiều “dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên”, õng ẹo đi qua đi lại để nghe huýt sáo um xùm mà cười mím chi.) Những em này là “gái gọi,” nhưng không biết cách gọi thì các nàng không thèm trả lời…
Đôi khi không thích ngồi dưới hàng hiên vì ngại nắng, lại qua Brodard, hay La Pagode, để uống nước trà nóng, chanh, đường và ăn bánh mì với bơ. Nếu hứng muốn ăn kem, thì vào tiệm kem ở trong hẻm rạp xi nê Eden, hoặc Mai Hương, đối diện với rạp xinê Casino là rạp hay chiếu những phim độc đáo như “Chàng Gù nhà thờ Đức Bà,” “Ba chàng Ngự lâm pháo thủ”... Điều làm như thói quen, thì thường xem xi nê xong rồi, đói bụng, phải tạt vào hẻm bên cạnh làm một tô bún ốc, hay bún riêu, ngon hết sẩy cù lũ bẩy. Khi thèm một ly nước mía tươi, sạch sẽ, không có ruồi, thì ghé Nước Mía Viễn Đông bên kia đường, cùng bên với đền Chà Và.


Đói bụng mà thèm ăn món khô, lại bước qua bên đối diện, ngồi xuống ghế của hàng bánh cuốn nóng… Thú thiệt nha, đang đói mà nhìn anh chủ quán bánh cuốn cắt mấy miếng chả lụa vèo vèo, rồi cầm cái chai nước mắm cay xịt xịt lên trên, thì ... ôi trời, chẩy nước miếng… Điều đáng nói là đã đi đến khu nước mía Viễn Đông mà không qua Hồ Con Rùa thì đời mất đi một phần thi vị. Ở đây, chung quanh hồ, vào buổi tối, chời ơi! Có món mía hấp ngon tuyệt cú mèo. Ngọt ơi là ngọt. Rồi dừa Xiêm thanh mát… Đưa người yêu đến đây mà thưởng thức những món này, thế nào cũng được nàng thưởng cho một... cái hôn nồng nàn, đã đứa!


Hà hà, còn bánh mì thì sao? Bánh mì ngon nhất xứ là cạnh Bưu Điện, gần nhà thờ Đức Bà. Thứ hai mới là bánh mì Ba Lẹ. Ngoài ra, còn dọc đường, thỉnh thoảng cũng có xe bánh mì, có các cô thơm mùi May Dô Ne, đứng bán. Các chàng đứng sau lưng nàng, (vì nàng phải quay vào trong khung kính mà soạn bánh mì) vừa ăn vừa tán, may mà được nàng nào “chịu đèn,” thì đời lên hương. Ổ bánh mì của chàng thì ngập May Dô Ne, và chả lụa, ổ bánh mì căng phồng, cắn vào ngập cả miệng. Nếu không được nàng “chịu đèn” thì cũng được ngắm bờ lưng thon của nàng, thấp thoáng sợ dây chạy ngang lưng, thấp thoáng chút da trắng ở eo nàng, khe áo cánh… là cũng thấy đã đời.


Đó là khi chưa có gia đình. Có vợ rồi, thì phải chịu khó chạy vào Chợ Lớn mua gà, vịt quay để ăn tối. Trong tủ kính có phá lấu, ruột heo, dồi trường... ngâm nước vàng vàng, mang về cho Bà Chủ ăn, thì nàng tha Tào cho cái tội hôm trước đi làm về muộn, mà miệng đầy mùi bia. Có điều mà bây giờ nghĩ lại thấy cũng ghê ghê. Những con gà, vịt béo ngậy, được quết mầu đỏ đỏ, treo tòong teng bằng những cái móc sắt, trưng ngay ngoài đường. Xe cộ chạy qua là phủ lên thân gà, vịt một lớp bụi có hàng tỷ tỷ vi trùng… Vậy mà dân Sàigòn ăn hoài, chưa thấy “chết thằng Tây nào”!


Mà nhắc đến gà, vịt ở Chợ Lớn mà không nói về cơm gà Siu Siu ở gần chợ An Đông, thiệt là vô ý! Cơm gà nấu bằng nước luộc gà, con gà béo ngậy nằm phơi lòng cho thực khách ngắm, ý chu choa… đồ ăn ở đây ngon “bá cháy” luôn! Ăn xong, tửng tửng ra xe, thấy đời thiệt dễ thương. Hôm nào lười biếng, thì chờ xe Hủ Tiếu gõ đi qua…. “tắc… xực xực... tắc” thì ra cửa, gọi “Hủ tiếu ơi! Làm cho hai tô nhé!” Thế rồi chẳng quan sát xem ông Tầu bốc bã thế nào, bỏ cái gì vào tô, có xì mũi trước khi nhặt thịt bỏ vào tô không… mà chỉ thấy thằng bé bưng tô hủ tiếu nóng hổi vào, là xì xụp đớp liền.


Ngoài ra, thỉnh thoảng đến các “trung tâm ăn uống,” trước cửa nhà thờ Tân Định, trong chợ Vườn Chuối, chợ Phú Nhuận, chợ Bà Chiểu…. chợ nào cũng có nhiều món đớp hồn nhiên. Bò viên, bánh ướt, hủ tiếu vịt quay…


Trời ạ! Bỗng dưng ngồi nhớ đến những món ăn Saigon, sao nhớ nhà quá đỗi! Biết bao giờ tui mới được trở lại quê hương, ăn ốc, nghêu, hào, sò lông, sò huyết ở đường Nguyễn Tri Phương? Biết bao giờ tui mới được thưởng thức tô Hủ Tiếu Mỹ Tho ở gần Chợ Lớn, Phở 79 gần Trung Tâm Saigon, Phở Tầu Bay Lý Thái Tổ, và chén “Chí Mà Phù” mát rượi?


Lòng bâng khuâng chi lạ! Thôi, biết thân biết phận, đành dấu con buồn vào trong trái tim, mà hát bài: “Nhớ em nhiều, nhưng chẳng nói! Nói cho nhiều, cũng vậy thôi…” nhưng mà…. Saigon ơi! Nhớ em quá xá…

1/2021
CHU TẤT TIẾN
(Với sự góp ý của N.S. Phú Hùng)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.106 giây.