logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/01/2021 lúc 04:40:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sách Mới /Anh Ngữ Xuất bản lần đầu 2021 Phật Giáo Trúc Lâm Việt Nam: Lịch Sử, Phát Triển và Di Sản Của Nguyễn Thúy Loan


Cambridge Scholars Publishing
  
Trân Trọng giới thiệu: Sách Mới /Anh Ngữ
Xuất bản lần đầu 2021
  
Phật Giáo Trúc Lâm Việt Nam:
Lịch Sử, Phát Triển và Di Sản
UserPostedImage
Của Nguyễn Thúy Loan

 
  
Phật Giáo Trúc Lâm được vua Trần Nhân Tông thành lập vào thế kỷ 13, đánh dấu một giai đoạn hoàng kim của Phật giáo Việt Nam. Truyền thống này kéo dài qua ba Tổ rồi lặng lẽ ẩn tàng theo thế sự đổi thay. Mãi đến thế kỷ 20, Trúc Lâm được trùng hưng và phát triển mạnh với hàng ngàn tu sĩ trong cũng như ngoài nước. Trúc Lâm ngày nay khác với Phật giáo Trúc Lâm ngày xưa như thế nào trên phương diện giáo lý cũng như thực hành? Trúc Lâm ngày nay có chịu ảnh hưởng của Tây Phương không, và ảnh hưởng như thế nào trong quá trình ảnh hưởng toàn cầu hóa sau Thế Chiến thứ II?

Hãy đọc Phật Giáo Trúc Lâm Việt Nam của Nguyễn Thúy Loan, một công trình nghiên cứu tỹ mỹ dựa vào những tài liệu đầy giá trị học thuật cùng với những cuộc phỏng vấn một số các bậc tu sĩ hàng đầu và những cư sĩ kỳ cựu của Trúc Lâm ngày nay. Nội dung quyển sách là một phiên bản được trích ra và hiệu đính từ luận án Tiến Sĩ Phật Học của tác giả.

***** Vài đoạn trích trong sách

Từ lúc gia nhập vào Việt Nam, Phật Giáo đi sâu vào lòng dân tộc. Sự phát triển của Phật giáo thường gắn liền với vận mệnh của đất nước qua nhiều giai đoạn lịch sử. Hơn thế nữa, Phật giáo luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị cũng như văn hóa của đất nước, đặc biệt là các triều đại Lý (1009–1225) và Trần (1225–1400).
(Trích sách: Since Buddhism arrived in Vietnam; it has been deeply rooted in the hearts of the Vietnamese people. Buddhism’s development is often associated with the destiny of the country through many historical periods. Furthermore, Buddhism always played a significant role in the country's political and cultural life, especially the Lý (1009–1225) and Trần (1225–1400) dynasties. 

Phật Giáo Trúc Lâm của Trần Nhân Tông
Là Tổ thứ 6 của môn phái Thiền Yên Tử, Vua Trần Nhân Tông sáng lập và phát triển dòng Thiền Trúc Lâm mang nhiều sắc thái của dân tộc Việt Nam thay vì tiếp tục rập khuông theo văn hóa Trung Hoa.

Sau những cuộc xâm lăng của Mông-Nguyên từ phương bắc, trên cương vị một ông Vua và một thiền sư ngộ đạo Trần Nhân Tông đã làm gì để giữ và xây dựng lại đất nước trước những tan hoang cùng lúc với việc chấn hưng Phật giáo?
(Trích sách: As king, Trần Nhân Tông faced two problems: how to rebuild the war-shattered country while at the same time protecting it from future invasions. The commingling of nationalism and Buddhism was part of the Trần dynasty’s movement in response to the rise of nationalist tendencies.)

Đời Trần có thể được gọi là thời đại Phật Giáo Nhất Tông, tức là thời đại của một phái Phật Giáo duy nhất. Trần Nhân Tông đã để lại hậu thế: “Phật giáo Việt Nam đã đào tạo nên một tầng lớp trí thức dân tộc đóng góp vào sự hình thành một nước Đại Việt độc lập.”
(Trích sách: The Trần dynasty (1225–1400) marked the “one Buddhist sect” era. Vietnamese Buddhism at the time had already produced a class of nationalist intellectuals ready to contribute to the independent Đại Việt.)

Phật giáo của Trần Nhân Tông ảnh hưởng từ ai? Hãy chiêm nghiệm bài thơ của ngài khi nói về sư phụ Thiền của ngài:
“Càng nhắm càng cao,
Càng duì càng cứng,
Bổng nhiên vừa phía hậu,
Nhìn lại đã mặt tiền,
Ôi đó mới thật là,
Thiền của Thượng sĩ!”
(Trích sách: The more you look up, the higher it becomes
The more you drill, the more solid it turns
Having just seen it in the back
You suddenly find it in the front
That’s Thiền of Thượng sĩ!)

Hãy nhìn sự thực chứng của Trần Nhân Tông:
“Mình ngồi thành thị,
Nết dùng sơn lâm,
Muôn nghiệp lặng, an nhàn thể tính,
Nửa ngày rồi tự tại thân tâm.”
(Trích sách:
The body in the city,
The mind in the mountain,
The past all quiet and self-nature at rest,
Already half a day in full tranquility.)

Tư tưởng Phật Giáo Trần Nhân Tông rõ nhất trong Cư Trần Lạc Đạo:
“Vậy mới hay!
Bụt ở cong nhà,
Chẳng phải tìm xa,
Nhân khuấy bổn nên ta tìm bụt,
Đến cốc hay chỉn bụt là ta.”
(Trích sách: Trần Nhân Tông expressed the ideology in The Joy of Đạo Anywhere on Earth.
And then we know!
Buddha is in the house, no need to search afar;
Being ignorant, we keep looking for Buddha,
Until awakening, then we realize that Buddha has been in ourselves.
  
Trùng Hưng Phật giáo Trúc Lâm vào Thế Kỷ 20
 

Có thịnh phải có suy. Thời Phật giáo vàng son đó chỉ kéo dài qua ba Tổ rồi lặng lẽ ẩn tàng theo thế sự đổi thay. Đến cuối thế kỷ 20, Trúc Lâm lại được trùng hưng. Tại sao Hòa Thượng Thích Thanh Từ trùng hưng dòng thiền Trúc Lâm? Mục đích chính trong việc trùng hưng dòng Thiền Trúc Lâm để làm gì? Ảnh hưởng của Phật giáo hiện đại Tây Phương lên dòng Thiền Trúc Lâm như thế nào? Hòa Thượng đã lèo lái con thuyền Trúc Lâm trong thế kỷ 20 ra sao mà có thể thu hút hàng ngàn tu sĩ và cư sĩ trong cũng như ngoài nước?
(Trích sách: In 1994 Thích Thanh Từ officially merged his organization with the Trúc Lâm lineage and turned his attention to reviving the sect. At the turn of the twenty-first century, the new Trúc Lâm became a large international Buddhist sect with more than two dozen new monasteries crowded with hundreds of monks and nuns.)

Đọc để hiểu rõ khi Thích Thanh Từ nói: “Chỉ có phái thiền Trúc Lâm Yên Tử mới có ông Sơ Tổ Trúc Lâm Đại Đầu Đà là người Việt Nam và cũng là một ông vua. Ông Tổ Việt Nam mới thông cảm tâm tư nguyện vọng phong tục tập quán của người Việt Nam, mới có cách giáo hóa thích ứng nhất với nhu cầu người Phật tử Việt Nam.”
(Trích sách: Among all Thiền sects in Vietnam, Trúc Lâm is the only Thiền sect founded by a Vietnamese person who happened to also be a king. The Vietnamese founding patriarch understood the best Vietnamese customs, habits, and aspirations, thus [it] was the best to understand the needs of Vietnamese Buddhists and effectively help them.)

Thích Thanh Từ có giống Trần Nhân Tông không khi giảng rằng:
“Nguyện vọng của tôi là muốn làm sao cho đất nước Việt Nam được độc lập, vững bền, lâu dài. Và muốn làm sao cho Phật giáo Việt Nam cũng có những nét độc lập của Phật giáo Việt Nam.”
(Trích sách: Thích Thanh Từ’s lifelong aspiration is to see not only an independent and stable Vietnam but also a uniquely Vietnamese Buddhism, not just an imitation of Chinese Buddhism.)

Thích Thanh Từ khâm phục cách sống “đạo đời là một” của Trần Nhân Tông: “Mà đạo Phật chỉ có ở trong tâm của các Ngài. Còn hành động chống ngoại xâm, là trách nhiệm của một công dân, của người lãnh đạo đất nước. Chớ không đem đạo Phật vào việc chiến tranh để làm hoen ố đạo.
(Trích sách: In all three Mongol invasions that century, they vigorously fought in defense neither as Buddhists nor in the name of Buddhism, but as citizens and country leaders obligated to act for the sovereignty of their borders and people)
  
Trúc Lâm Ảnh hưởng Tây Phương Theo Toàn Cầu Hóa
Quá trình hiện đại hóa đã đưa khoa học và lý luận lên hàng đầu của đời sống nhân loại, khác hẳn với thời vua chúa và đầy huyền bí. Nhà xã hội học Agnes Heller đã tóm lược điều này một cách khá sâu sắc khi nói về thế kỷ 20: “mọi thứ đều phải được đem ra để truy vấn và thử nghiệm; mọi thứ đều phải chịu sự xem xét của lý trí và bác bỏ bằng lập luận.”
(Trích sách: As Agnes Heller puts it, “everything is open to query and to testing; everything is subject to rational scrutiny and refuted by argument.”)

Quá trình toàn cầu hóa đã làm cho Phật giáo cũng như các tôn giáo khác đều chịu ảnh hưởng của thế giới. Thích Thanh Từ đã nhận ra sự hiện đại hóa của xã hội và cho rằng, những ý tưởng trừu tượng và những hành vi huyền bí trong Phật giáo truyền thống Việt Nam sẽ không còn chấp nhận được đối với quần chúng trong một xã hội đã được khoa học hóa với tính hợp lý và sự thật được đề cao.
 (Trích Sách: According to Thích Thanh Từ, abstract languages and mystical acts in traditional Vietnamese Buddhism would be unacceptable to the public in this scientific era that emphasizes rationality and facts.)

Nhà nghiên cứu Phật giáo hàng đầu David McMahan cho rằng tính hợp lý là một động lực chính của tiến trình hiện đại hóa. Đi xa hơn nữa, Pippa Norris và Ronald Inglehart còn kết luận rằng tính hợp lý và tính khoa học của hiện đại hóa đã làm suy yếu các yếu tố siêu nhiên, huyền bí và ma thuật của tôn giáo truyền thống.
(Trích sách: According to David McMahan, rationality is a driving force. As argued by Norris and Inglehart, the rationality and scientific feature of modernity weaken the supernatural, the mysterious, and the magical elements of the traditional religion.

Thích Thanh Từ đã cố gắng không ngừng trong nỗ lực hợp lý hóa kinh sách Phật giáo để làm chúng dễ hiểu hơn cùng với việc thay thế phương pháp dùng công án truyền thống của Thiền bằng 4 phương pháp thực hành cụ thể để làm cho giáo lý Phật giáo không còn huyền bí.
(Trích sách: His efforts of rationalizing Buddhist scriptures to make the texts more comprehensible and replacing the traditional Chan/Thiền’s secretive and outside-of-scripture koan practice with the self-explanatory four-path meditation method to make Buddhism no longer mysterious…)

Những ảnh hưởng của phong trào Phật Giáo Hiện Đại cũng được phân tích trong Phật Giáo Trúc Lâm Việt Nam của Nguyễn Thúy Loan. Đây là một công trình nghiên cứu tỹ mỹ dựa vào những tài liệu đầy giá trị học thuật cùng với những cuộc phỏng vấn một số các bậc tu sĩ hàng đầu và những cư sĩ kỳ cựu của Trúc Lâm ngày nay. Nội dung quyển sách là một phiên bản được trích ra và hiệu đính từ luận án Tiến Sĩ Phật Học của tác giả.
Sách có thể mua trên Amazon
https://www.amzn.com/1527562859
 (The Amazon introduction contains many errors in the Vietnamese names and words. My publisher has submitted a request for corrections, which should be implemented soon.)
  
About the author – Tác giả
UserPostedImage
Nguyễn Thúy Loan
tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật Học
 
tại University of the West, USA, in 2019.
Chuyên môn nghiên cứu về Phật Giáo Việt Nam,
Phật Giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ và Phật Giáo Hiện Đại.

Laura Thuy-Loan Nguyen received her Ph.D. in Religious Studies
from the University of the West, USA, in 2019 and her research
interests are in Buddhism in Vietnam, Vietnamese Buddhism
in America, and Buddhist modernism.

Sửa bởi người viết 31/01/2021 lúc 04:41:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.149 giây.