logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/02/2021 lúc 05:54:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi không cần phải tìm kiếm một câu chuyện tình yêu hay nhất cho ngày Valentine ở nơi xa xôi nào cả. Câu chuyện ấy ở thật gần bên tôi và tôi đã được nhìn thấy mỗi ngày: ngay cả cái chết đã không bao giờ có thể chia cách mối thâm tình giữa Ông Nội và Bà Nội tôi. Kể từ sau khi ông mất, Bà vẫn thương nhớ Ông và đến bên bàn thờ tâm sự với Ông mỗi ngày.


Nội tôi không bao giờ biết Valentine là gì và cũng không hiểu tại sao đám trẻ ngày nay lại ăn mừng ngày này.


Chưa từng hoa, chưa từng quà, cũng không có những buổi hẹn hò, không quen những lời nói ngọt ngào, Ông Bà Nội tôi sống với nhau theo như đạo lý truyền thống của người Việt là “nghĩa keo sơn,”  “tình tấm mẳn” với lời nguyện ước quen thuộc “răng long đầu bạc.”


Nội tôi đến với nhau qua sự mai mối, sắp đặt, tức là không trải qua sự yêu đương lãng mạn của hầu hết giới trẻ bây giờ. Thế mà cuộc hôn nhân đó bền vững suốt hơn 60 năm. Một thuỷ, hai chung, Ông Bà Nội đã đồng hành với nhau suốt đoạn đường đời, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, cùng nhau gánh trọng trách nuôi lớn những 7 người con. 


Trong khi Ông Nội tôi bôn ba với những chuyến xe hàng khắp Nam kỳ lục tỉnh những năm bom rơi đạn lạc hoặc sau này dầm mưa dãi nắng ngoài đồng ruộng thì Bà Nội tôi một mình ở nhà vừa sớm tối chăm lo cho đàn con - chưa dứt đứa con này đã phải chăm bẵm đứa khác - lại vừa phải tảo tần hôm sớm ruộng vườn, đồng áng, lại còn buôn bán ngoài chợ đỡ dần Ông Nội tôi những năm tháng khó khăn. Tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ Bà Nội tôi thường dậy lúc trời còn tĩnh mịch đổ trấu, nhúm lò, đổ bánh để sáng sớm mai kịp đem ra chợ bán.


Rồi cả hai đều già yếu cũng là lúc con cháu tung cánh bay xa khỏi ngôi nhà cũ. Cả ngôi nhà chỉ còn lại Ông Bà Nội tôi hủ hỉ với nhau sớm tối. 


Gần hai năm trước, Ông Nội tôi sau một cơn bạo bệnh thập tử nhất sinh xuất viện về nhà, tròn một năm trời chính Bà tôi lại một tay chăm lo cho Ông Nội cho đến ngày ông mất. Nhìn Bà Nội tôi tóc bạc, lưng còng gần như gập xuống vì sinh nở nhiều, chân đi không vững phải lần mò từng bước mà phải lo cho Ông tôi từng miếng ăn, giấc ngủ, vệ sinh, tắm giặt không nề hà chi cực nhọc, dơ bẩn tôi thấy thương cả Ông và Bà Nội tôi nhiều lắm và hết sức ngưỡng mộ tình nghĩa thủy chung của Ông Bà tôi dù cũng có những lúc hờn mát kiểu người già.


Giờ đây, Ông Nội tôi đã mất được quá 100 ngày, một mình Bà Nội tôi trong căn nhà hiu quạnh nhưng dứt khoát không chịu về ở với con cháu vì còn bàn thờ Ông Nội ở đó. Bà tôi không thể để lại bàn thờ Ông tôi lạnh lẽo không người coi sóc. Rồi mỗi bữa khi Nội ăn cơm Nội đều xới riêng ra một chén để đôi đũa lên trên để mời Ông về ăn cơm với Nội. Rồi hàng ngày Nội đều lên nhà trên lo hương khói và đốt giấy tiền cho Ông. Nhìn dáng Nội cặm cụi bên bàn thờ Ông lòng tôi không khỏi xót xa.


Nhìn thấy Ông Bà Nội tôi như vậy, tôi thường ví Ông Bà như đôi chim uyên ương mà Tây phương gọi là ‘‘lovebirds” vốn lúc nào cũng bay có nhau và khi một con ra đi con còn lại sẽ âu sầu ủ rũ cho đến chết. Tôi ráng chăm sóc cho Nội tôi sống vui vẻ những ngày Bà không còn Ông nữa nhưng trong lòng tự nhủ rằng sẽ có ngày Bà về đoàn tụ với Ông để nối tiếp tình nghĩa keo sơn giữa hai người vốn “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.” Con cháu sau này sẽ nhìn vào đó mà ngưỡng vọng và tưởng nhớ công ơn Ông Bà.


Tình nghĩa vợ chồng của Ông Bà chúng ta ngày xưa như thế thì liệu giới trẻ ngày nay dù có chăm chút cho ngày Valentine thế nào đi nữa có bao giờ sánh kịp?


Nguyễn Lễ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.032 giây.