logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/02/2021 lúc 11:34:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một gia đình tham gia giao thông bằng xe máy trên đường phố Hà Nội giữa đại dịch COVID. Mô hình chăm sóc sức khoẻ toàn dân của Việt Nam và quốc gia Cộng sản láng giềng được coi là một mô hình cho các quốc gia đang phát triển khác học tập.

Các học giả của đại học Mỹ ca ngợi mô hình chăm sóc sức khoẻ toàn dân của Việt Nam và Trung Quốc, và cho rằng các nước khác có thể học hỏi từ những gì mà hai quốc gia Cộng sản này đã làm, từ những cam kết chính trị cho tới các nguồn lực tài chính, để có được thành công
Một nghiên cứu gần đây của Viện Brookings ở Washington DC cho rằng cả hai quốc gia theo chế độ Cộng sản, Việt Nam và Trung Quốc, đều đã đạt được những tiến bộ ấn tượng hướng tới chăm sóc sức khoẻ toàn dân trong thập niên qua.
Trong khi Việt Nam cung cấp một một gói bảo hiểm y tế hào phóng và công bằng hơn cho tất cả mọi người dân thì Trung Quốc có được mức độ bao phủ dân số lớn nhất về chăm sóc sức khoẻ trong lịch sử trong một khoảng thời gian tương tối ngắn, các học giả của viện nghiên cứu Mỹ nhận định.
Sự cam kết chính trị mạnh mẽ của chính quyền Cộng sản ở Việt Nam và Trung Quốc đối với chăm sóc y tế được coi là một yếu tố quan trọng trong những tiến bộ “ấn tượng” mà nghiên cứu, do Viện Brookings kết hợp với Đại học Duke tiến hành, chỉ ra.
Những cam kết này có thể được nhận thấy qua những khoản trợ cấp của chính phủ cho bảo hiểm y tế, đặc biệt là cho những nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương, cũng như kích hoạt các điều luật, chính sách, và các nghị định để thiết lập và phát triển các cơ chế bảo hiểm sức khoẻ cho dân chúng.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam “đã đạt được một số tiến bộ quan trọng nhằm tiến tới bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân” và “tỷ lệ tham gia bảo hiểm cùng các nguồn ngân sách hỗ trợ đã và đang gia tăng nhanh chóng” tại quốc gia Đông Nam Á.
WB nhận định rằng Việt Nam dự kiến đạt mức độ bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân đến 80 triệu người vào năm 2020 nhưng chính phủ đã nỗ lực rút ngắn lộ trình này để có được gần 86 triệu người tham gia bảo hiểm y tế vào năm 2019, đạt 100,7% kế hoạch Thủ tướng giao.
Bảo hiểm y tế là bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước và nhân viên được bảo hiểm y tế miễn phí do cơ quan mua, theo chị Nguyễn Hà Linh, một công chức viên làm việc trong một cơ quan chính phủ tại Hà Nội cho biết. Bảo hiểm này chi trả cho những chi phí khám chữa bệnh cơ bản trong khi các xét nghiệm làm thêm thì người đóng bảo hiểm phải trả thêm.
“Bộ Y tế thường xuyên tổ chức các sự kiện nhằm thúc đẩy việc mua bảo hiểm y tế trong cộng đồng ở nhiều tỉnh thành,” chị Hà Linh cho biết. “Đó là lý do vì sao mức bao phủ bảo hiểm y tế ở Việt Nam gia tăng nhanh chóng trong những năm qua.”
Bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân là “đích” đến thể hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở Việt Nam, theo báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng, và để đạt mục tiêu này “không có cách nào khác là phải phát triển bảo hiểm y tế bền vững, tiến tới BHYT toàn dân.” Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế trong 6 năm qua đã “triển khai, thực hiện quyết liệt” các quy định mới của Luật BHYT nhằm đẩy nhanh lộ trình BHYT toàn dân trong đó có quy định bắt buộc tham gia BHYT.
Nghiên cứu của Viện Brookings cho thấy Việt Nam thiết lập bảo hiểm y tế cho công chức từ những năm của thập kỷ 1990 nhưng chính phủ mới chỉ bắt đầu có trách nhiệm về mặt tài chính đối với người nghèo từ năm 2003. Đó là lúc Việt Nam gia tăng độ bao phủ bảo hiểm. Trong khi đó Trung Quốc thiết lập 3 cơ chế bảo hiểm cho các nhóm dân số khác nhau vào các năm 1998, 2003 và 2007.
Dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng theo đánh giá của nghiên cứu, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đạt được sự gia tăng ấn tượng về độ bao phủ dân số trong bảo hiểm y tế trong thời gian 13 năm thông qua các chính sách, điều luật và các nghị định được kích hoạt.
Bảo hiểm y tế đã trở thành một vấn đề được nhắc tới nhiều trong năm qua giữa bối cảnh toàn thế giới trải qua đại dịch COVID-19 khi nhiều người dân ở các quốc gia phương Tây, nơi không có hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân, phải thanh toán các khoản chi phí lớn cho việc điều trị nhiễm bệnh virus corona nếu không có bảo hiểm. Trong khi đó, cả Việt Nam và Trung Quốc đều được cộng đồng quốc tế ca ngợi là những câu chuyện thành công trong việc khống chế sự bùng phát của đại dịch COVID-19 xuất phát từ Vũ Hán với hệ thống chăm sóc y tế đại chúng theo kiểu xã hội chủ nghĩa.
Cùng dưới sự lãnh đạo độc đảng, cả Việt Nam và Trung Quốc đều có cách tiếp cận khá giống nhau trong việc bảo hiểm sức khoẻ toàn. Tuy nhiên, theo các học giả tham gia nghiên cứu, trong đó có Tra Tran – giám đốc chương trình của học viện nghiên cứu xã hội thuộc Đại học Duke, sự khác nhau giữa hai quốc gia Cộng sản là ở những ưu tiên mà hai chính phủ đặt ra: trong khi Việt Nam ưu tiên bao phủ dịch vụ thông qua mục đích vì người nghèo thì Trung Quốc ưu tiên bao phủ dân số thông qua các cải cách.
Nghiên cứu này chỉ ra các bài học từ Việt Nam và Trung Quốc cho các quốc gia đang phát triển khác muốn đạt được mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân thông qua bảo hiểm y tế, trong đó cam kết chính trị với các nguồn tài chính và sự tiếp cận gia tăng phù hợp với dân số của họ.
Mặc dù vậy, bất chấp những tiến bộ của Việt Nam và Trung Quốc hướng đến bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, hai quốc gia này đều đối mặt với những thách thức lớn. Theo các nhà nghiên cứu, một dân số già và những gánh nặng bệnh tật đang dịch chuyển gây ra nhiều áp lực lên tính bền vững tài chính của hệ thống bảo hiểm y tế ở Việt Nam và Trung Quốc. Dù tương lai còn bất định nhưng các học giả của Viện Brookings cho rằng mô hình chăm sóc sức khoẻ dưới chế độ Cộng sản ở Việt Nam và Trung Quốc đều có vẻ hứa hẹn khi họ tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 10/02/2021 lúc 11:39:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Diễn đàn Facebook

Kelly Lee
ở vietnam, dân nghèo vô nhà thương phải nằm chung với gần 5,6 người trong 1 phòng ở tầng dưới của bệnh viện..còn đảng viên cs thì năm 1 người 1 phòng ở các tầng trên..

Hai Vu
Mấy tên'hộc máu' nhận xét bốc thơm chế độ y tế của cộng sản là có mục đích ,chúng muốn thăm dò và thử nghiệm về xã hội chủ nghĩa.Hy vọng dân chúng Mỹ sẽ sáng suốt đập tan những âm mưu đen tối mà bọn học giả thổ huyết này muốn áp đặt lên xã hội chúng ta.

Dao Tran
Hãy đến Việt Nam và sống thật sự như một người Việt sẽ biết.
Ngồi tận ở nhà tại Mỹ rồi nghe, viết thì sai đến 90%.
Học giả này đúng là "Hoc Giả". Nếu như là "Học Thiệt" thì sẽ chẳng nhận định như thế này.
Vì là người Mỹ nên ông Học Giả không biết Việt ngữ nên cũng không biết câu nói để đời của Tổng Thống Thiệu:
"Đừng nghe những gì Cộng Sản nói"
Bác Hồ cũng phải công nhận mà thốt ra:
"Chân lý đó không bao giờ thay đổi"

Trần Văn Ghét Vẹm
Cho mấy thằng ở Viện Brookings qua Tàu và VN sống một thời gian thì sẽ hết nói xạo !

Vinh Nguyen
Đã nói là học "giả" mà, nên nhận định làm sao trúng, cứ vô BV thấy mấy người chung 1 giường là lòi ra giả hay thiệt liền.

Nguyễn Cảnh
Việt Nam chỉ đưa ra những con số để đánh bóng hình ảnh nhưng nếu có phóng viên nào vô các bệnh viện ở Việt Nam phỏng vấn thì mới thấy nhiều chuyện thương tâm: Dân quê sau khi bán hết tài sản để chữa bệnh cho thân nhân không còn tiền để mang xác thân nhân về quê, khi hết tiền thì lúc đó bệnh viện cũng cắt.

Phung Ngo
Tụi Mỹ có bằng cấp nhưng lại rất ngu đần không hiểu một tí gì về cộng-sản chẳng hạn như Henry Kissinger có bằng tiến-sĩ nghĩ rằng bỏ miền Nam để bắt tay với tầu + nghĩ rằng tầu + với hơn 1 tỷ dân nếu mỗi đứa mua môt lon coca và một bật lửa Zippo thì khỏe re và nếu cho chúng giầu sang chúng sẽ bỏ chủ-nghĩa cộng-sản .Thật là ngây thơ và ngớ ngẩn và bây giờ đã thấy hậu quả là nước Mỹ đang khốn khổ khốn nạn vì chúng nó.

Hiên Nguyễn
Em tôi nói có "bảo hiểm" nhưng khg biết "thủ tục đầu tiên" thì được ngâm tôm cho rục. Tình trạng này khg thiếu. Nên có những bệnh nhân vì nghèo hoặc khg biết "thủ tục đầu tiên" thì mang xác người thân về nhà mà thôi. Dĩ nhiên "hô hào" là nghề của cs, còn thành qủa thì xuống đến người dân nghèo đi bệnh viện mà hỏi. Những tên Mỹ được trả tiền loa cho cs thiếu gì.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.