logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/02/2021 lúc 12:52:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Biểu tình trước trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Bangkok, chống quân đội đảo chính tại Miến Điện. Hình bị gạch chéo là tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư Lệnh Quân Đội Miến Điện.

Dân Myanmar lại đi biểu tình, liên tiếp trong bốn ngày, đòi trả chính quyền lại cho những người do dân bầu lên, trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi. Hàng ngàn người xuống đường, nhiều sư sãi mặc áo đỏ, các sinh viên, học sinh, giới lao động, thầy giáo, kỹ sư, họ mang biểu ngữ “Đòi Công Lý.” Xưởng may Dress Up Exports, mới lập năm 2013 sau khi Myanmar mở cửa, có 1,200 công nhân, ngày Thứ Hai đa số đi biểu tình, chỉ có khoảng 400 làm việc.
Ngày Thứ Ba, ở Yangon, có cả một cặp vợ chồng mặc đồ đám cưới, cầm hai tấm biển viết: “Đám cưới của chúng tôi có thể hoãn, nhưng cuộc vận động này thì không!” Chắc họ kéo cả đám phù dâu, phù rể đi biểu tình. Cảnh sát phun vòi rồng và bắn đạn mã tử. Nhiều người đứng bên đường, ngồi trong xe đang đi qua, đưa tay lên hoan hô cô dâu chú rể.
Tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh quân đội, đã ra lệnh bắt giam bà Suu Kyi và vị tổng thống dân cử; sau khi tố cáo có gian lận trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái. Ông tuyên bố “tạm nắm quyền” một năm, vì tình trạng khẩn trương.
Ngày 29 tháng Giêng 2021, Ủy ban Tổ chức Bầu cử đã bác bỏ những điều cáo buộc này, vì không có bằng cớ nào xác thật. Đảng Liên minh Dân tộc Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đã chiếm 396 trong số 476 ghế trong quốc hội; còn Đảng Liên hiệp Đoàn kết và Phát triển (USDP) do các tướng lãnh lập ra chỉ được 33 ghế.
Năm 1962, Tướng Ne Win lật đổ chính quyền dân chủ, xứ Miến Điện sống gần nửa thế kỷ dưới ách cai trị độc quyền, dốt nát và mê tín của quân phiệt. Năm 2011, các vị tướng cầm đầu từ bỏ quyền hành để dân Myanmar bỏ phiếu dân chủ. Nhưng theo bản hiến pháp cũ năm 2008, các tướng lãnh nắm một vai trò quan trọng đặc biệt. Quân đội, tiếng Miến Điện gọi là Tatmadaw, được cử một phần tư các đại biểu quốc hội, không cần dần bầu. Quân đội có thể phủ quyết không cho tu chính hiến pháp, có thể nắm toàn quyền nếu xảy ra tình trạng khẩn cấp. Từ năm 2011, tướng Hlaing đã nhân danh quân đội, dành quyền bổ nhiệm các bộ trưởng bộ quốc phòng, bộ biên giới, lực lượng cảnh sát công an.
Cũng theo bản hiến pháp trên, bà Aung San Suu Kyi không được ứng cử tổng thống vì đã từng có chồng ngoại quốc. Trong năm năm qua, Bà Suu Kyi làm cố vấn cho chính phủ, đã phải tìm cách thỏa hiệp, bảo đảm quyền lợi các tướng lãnh đang được hưởng, hỏi ý kiến họ về các chính sách. Bà từng đứng ra bênh vực quân đội khi, trong những năm 2016 và 2017, họ tàn sát những người thiểu số Rohingya ở phía Nam – những di dân theo Hồi Giáo từ Bangladesh chạy qua Myanmar trải qua nhiều đời. Nhiều người đã chỉ trích bà Suu Kyi về thái độ này, có người đề nghị tước bỏ Giải Nobel Hòa Bình đã tặng bà năm 1991, khi bà còn bị chính quyền quân phiệt quản thúc, suốt 15 năm.
Nhưng các tướng lãnh không thỏa mãn với những nhượng bộ của bà Suu Kyi và chính quyền dân sự. Bà không gặp Tướng Hlaing trong hơn một năm qua. Sau cuộc bầu cử ngày 8 tháng 11 năm 2020, trước những lời vu cáo không bằng chứng về gian lận bầu cử, bà Suu Kyi đã đoán trước sẽ có biến cố. Đại diện của Hlaing và Suu Kyi gặp gỡ nhiều lần, cũng không thể đồng ý với nhau. Bà đã đưa ra một bản tuyên bố tố cáo âm mưu đảo chính, báo động dân chúng. Ngày Thứ Hai quốc hội mới bắt đầu họp để làm lễ tuyên thệ, Tướng Min Aung Hlaing ra tay tái lập chế độ quân phiệt, ít nhất trong 12 tháng; vì có cơ hội bắt giam tất cả các đại biểu đang có mặt ở thủ đô Naypyidaw.
Lệnh giới nghiêm ban hành từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng trên toàn quốc, cấm không được tụ họp quá 5 người. Mọi phương tiện truyền thông, từ các đài ti vi, điện thoại tới internet, bị cấm hay bị hạn chế.
Nhưng dân chúng đã xuống đường phản đối một cách ôn hòa, và hiện mới chỉ bị cảnh sát phun vòi rồng và bắn đạn mã tử.
Tại sao ông Min Aung Hlaing phải lật đổ một chính quyền được hầu hết dân Myanmar ủng hộ? Một lý do là, năm nay 64 tuổi, đến tháng Sáu này ông sẽ phải về hưu. Nhiều nhà quan sát cho rằng ông Hlaing cũng nuôi tham vọng làm tổng thống. Nhưng muốn vậy thì Đảng USDP phải chiếm được nhiều ghế trong cuộc bỏ phiếu vào hai tháng trước. Nhưng USDP thua, đảng NLD với bà Suu Kyi đã chiếm 83% số phiếu. Thay vì kêu gọi thủ hạ tấn công chiếm trụ sở quốc hội để bắt buộc các đại biểu phải bầu cho mình làm tổng thống, Tướng Min Aung Hlaing đã xóa bỏ luôn cả hệ thống chính quyền dân cử.
Hành động này cũng nhắm bảo vệ quyền lợi kinh tế của các tướng lãnh. Họ đang lo sợ chế độ tự do dân chủ càng ngày càng vững mạnh, sợ các nhà chính trị chỉ chờ khi đủ mạnh sẽ tước bỏ các độc quyền kinh tế mà họ đang hưởng.
Kể từ khi thiết lập chế độ dân chủ, Myanmar không còn bị các nước Tây phương cấm vận, kinh tế bắt đầu phát triển vì xuất cảng được nhiều hàng hóa; khách du lịch và đầu tư ngoại quốc cùng đổ vào một xứ hơn 60 triệu dân nghèo.
Từ đó, các tướng lãnh đã dùng quyền lực của họ, trên toàn quốc hoặc ở mỗi địa phương, đứng ra kinh doanh. Chế độ quân phiệt cũ đã đồng lõa cho Trung Cộng vào khai thác những mỏ ngọc, đá quý, đốn gỗ, xây đập nước cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam. Sau khi kinh tế mở cửa, các tướng lãnh lập ra nhiều công ty liên đới với nhau trong các ngành khai thác đá quý, sản xuất thuốc lá, rượu bia, ngân hàng, công nghiệp dùng sức lao động rẻ, và chuyên chở công cộng.
Năm ngoái, tổ chức Ân Xá Quốc tế (Amnesty International) báo cáo rằng tất cả các đơn vị trong quân đội đều làm chủ những cổ phiếu trong Đại Công ty Chủ quản Myanmar (Myanmar Economic Holdings Limited, MEHL), có nhiều chi nhánh và làm ăn với thế giới bên ngoài.
Các tướng tá cũng mở các trung tâm du lịch, khách sạn. Có lúc ở một thành phố có hai phòng trà mang thủ hạ đánh phá nhau, vì những người con của hai ông tướng muốn giành lấy độc quyền mở hộp đêm.
Gia đình Tướng Min Aung Hlaing cũng làm giàu nhờ dựa vào uy quyền của ông. Nếu ông về hưu, các quyền lợi đó sẽ bị giảm, hoặc bị mất dần, vì không thể cạnh tranh với giới doanh thương trong thị trường tự do.
Cho nên cuộc đảo chính trước hết nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi kinh tế của giới nắm đầu quân đội.
Nhưng đó cũng là một “chỗ nhược” để tấn công nếu các nước Tây Phương muốn hỗ trợ đòi tự do cho dân Myanmar. Năm 2011 chế độ quân phiệt đã phải chịu nhượng bộ trước khát vọng dân chủ của Miến Điện cũng vì chịu áp lực cấm vận kinh tế, trong khi toàn dân chống Trung Cộng lũng đoạn và bóc lột tài nguyên Myanamar. Khi đó, các tướng lãnh chưa biết làm kinh doanh. Bây giờ đã trở nên giàu có, họ sẽ dễ thấm đòn trước các áp lực kinh tế, khi xuất cảng và đầu tư cạn dần.
Người dân Miến đã trông thấy cảnh kinh tế phát triển nhờ chế độ dân chủ tự do. Mặc dù còn rất nhỏ, ngành may quần áo đã tiến lên trong mấy năm qua, khi các công ty quốc tế bỏ Trung Quốc sang đặt hàng, may từ những áo sơmi đến quần áo đóng bộ, ở Myanmar, Việt Nam, Campuchia.
Ngành xuất cảng hàng quần áo ở Myanmar, sử dụng 700 ngàn công nhân, đã tăng lên gấp 15 lần từ 2010 đến 2019, tới $5 tỷ mỹ kim, trước khi đình trệ vì bệnh dịch Covid 19. Các nhãn nhiệu thời trang nổi tiếng của Tây Ban Nha, Thụy Điển đã tới đặt hàng.
Cuộc đảo chính của Tướng Aung Hlaing có thể khiến Myanmar lại bị cấm vận trở lại.
Các công nhân đang lo lắng không biết sẽ còn việc làm không, nếu các tướng lãnh bị trừng phạt. Năm 2003, khi chính phủ Mỹ cấm nhập cảng từ Myanmar để cảnh cáo chế độ quân phiệt, một công ty dệt may đã phải sa thải bớt công nhân, từ 2,000 người xuống chỉ còn 300.
Tháng Bảy năm 2019, Tướng Min Aung Hlaing và ba viên tướng khác bị tố cáo tội diệt chủng khi đem quân đội giết và xua đuổi những người Rohingya, bị cấm qua nước Mỹ. Tháng 12 năm đó, tài sản ở Mỹ của nhiều tướng lãnh Myanmar bị phong tỏa, các công ty và ngân hàng Mỹ không được phép giao dịch với các cơ sở kinh doanh của họ.
Sau cuộc đảo chính, Bộ Ngoại giao Mỹ cho nghiên cứu các công ty, xí nghiệp liên can đến giới quân nhân Myanmar để có thể mở rộng lệnh cấm vận. Điều khiến chính phủ Mỹ phải dè dặt là họ có thể đẩy chính quyền quân phiệt Myanmar rơi trở lại trong vòng ảnh hưởng của Trung Cộng. Ngoài việc khai mỏ và xây đập thủy điện, các công ty Trung Cộng còn đang theo đuổi các dự án lớn, như hải cảng trong vùng vịnh Bengal nối liền với Ấn Độ Dương, và hệ thống dẫn dầu khí từ đó đi qua Myanmar chạy thẳng đến tỉnh Vân Nam.
Nhưng áp lực kinh tế của các cường quốc Mỹ và Âu châu chỉ là một mũi tấn công ngăn cản âm mưu tái lập chế độ quân phiệt. Mũi nhọn chính, lớn nhất, là sự thức tỉnh của người dân Miến Điện. Trong mươi năm qua, kinh tế lên cao cùng với các quyền tự do dân chủ, đã thay đổi xã hội Myanmar. Nhờ tập bỏ phiếu, chọn các lãnh tụ chính trị trẻ, và nhờ điện thoại di động, người dân đã tập được thói quen tự quyết định cuộc sống của mình. Mười năm trước, một cái SIM card để cài vào điện thoại tốn $1,000 mỹ kim; bây giờ giá chỉ có mấy đồng. Giới trẻ quen với các mạng xã hội như Facebook không khác gì thanh thiếu niên ở Mỹ.
Cho nên các tướng lãnh tham quyền cố vị sẽ khó lòng giết chết được nền dân chủ ở Myanmar, dù mới chỉ có 5, 10 tuổi.

Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.068 giây.