logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/02/2021 lúc 12:20:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Phó Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Lê Minh Thành trao đổi với các phóng viên trong cuộc họp báo về việc tìm kiếm chiếc máy bay 370 của Malaysia Airlines mất tích tại đảo Phú Quốc ngày 12/3/2014. Ảnh minh họa. AFP

Đưa tin trên mạng cũng bị bắt
Thêm một nhà báo chính thống trong nước bị bắt tạm giam hôm 10 tháng 2 năm 2021. Lý do bị cho là nói xấu lãnh đạo tỉnh. Đó là nhà báo Phan Bùi Bảo Thy, Trưởng văn phòng đại diện báo Giáo dục và Thời đại tại Đà Nẵng. Nhà báo này bị cáo buộc tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Ông Thy bị cho là đứng sau một số tài khoản ẩn danh trên mạng xã hội liên tục "đăng những bài viết và thông tin thất thiệt thiếu căn cứ và cố tình bôi nhọ một số cán bộ lãnh đạo tỉnh Quảng Trị" thời gian qua.
Tháng 8 năm 2020, tài khoản facebook cá nhân của nhà báo này có đăng tải bài viết phản ánh việc ông Lê Quang Thuận - Ủy viên Ban thường vụ huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị sử dụng văn bằng không đúng quy định.
Một nhà báo trong nước ẩn danh nói với RFA rằng, các nhà báo trong hệ thống báo quốc doanh phải viết theo định hướng của ban tuyên giáo trên báo. Họ chỉ có thể bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội như bao nhiêu người khác. Nhưng họ lại bị bắt vì họ là nhà báo, họ chịu sự kiểm soát chặt hơn từ chính quyền. Ông nói:
“Ở Việt Nam viết báo phải theo định hướng vì báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng. Bài viết phải theo chủ trương của họ chứ viết liên quan những vấn đề nhạy cảm thì tòa soạn họ sẽ không đăng. Tất cả các nhà báo đều nằm trong tầm kiểm soát của họ.”
Nhà báo này nói thêm rằng, bản thân ông từng bị chính quyền nhắc nhở nhiều lần, thậm chí đe dọa thông qua môi trường làm việc, do chia sẻ những bài viết về dân chủ, nhân quyền từ báo chí hải ngoại. 
Ở Việt Nam viết báo phải theo định hướng vì báo chí là công cụ tuyên truyền của Đảng. Bài viết phải theo chủ trương của họ chứ viết liên quan những vấn đề nhạy cảm thì tòa soạn họ sẽ không đăng. - Nhà báo giấu tên

Đây không phải lần đầu các nhà báo chính thống bị bắt khi đưa những tin tức bị cho là trái ý đảng, không theo định hướng. Chỉ khác là trước đây, những bài viết đã được đăng tải trên mặt báo, tức đã được duyệt đăng, còn bây giờ là những bài viết trên mạng xã hội.
Cách đây gần 20 năm, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị bắt và bị kết án tù chỉ vì ông đã đứng ra viết đơn xin thành lập đảng Tự do-Dân chủ cùng những bài viết cổ võ cho tiến trình dân chủ tại Việt Nam. Với sự việc mới nhất là Nhà báo Phan Bùi Bảo Thy bị bắt, Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cho rằng tự do báo chí ở Việt Nam không tiến bộ sau 20 năm:
“Tôi không thấy nó thay đổi gì cả. Cái giai đoạn gọi là ‘mở’ là từ khoảng năm 2010 đến 2015, hoặc trước đó một chút. Sau đó họ siết lại. Về cơ bản nó không thay đổi gì hết nhưng có một giai đoạn nó cởi mở hơn. Lý do thời điểm đó Việt Nam ký kết hiệp định với Liên minh châu Âu thì có giao kèo là nhường một phần không gian của xã hội dân sự cho người dân, trong đó có truyền thông. Thế nhưng khi mọi việc ký kết xong thì Nhà nước Việt Nam nuốt lời và lật ngược lại.”
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình kết luận, các nhà báo chỉ được an toàn viết những vấn đề gọi là ‘nhạy cảm’ một khi chế độ thay đổi, thể chế chính trị thay đổi mà thôi.
Bài đã kiểm duyệt cũng bị bắt  

UserPostedImage
Các phóng viên bên ngoài Tòa án Nhân dân Hà Nội trước phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh vào ngày 8/1/2018. Ảnh minh họa. AFP


Một vụ bắt bớ có thể nói là gây rúng động giới báo chí cách đây 13 năm là trường hợp Nhà báo Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh Niên và Nhà báo Nguyễn Văn Hải, Báo Tuổi Trẻ TP.HCM. Hai nhà báo này bị kết tội “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 Bộ luật Hình sự trong việc đưa tin, bài về vụ tham nhũng tại Ban quản lý các dự án 18 (PMU18).
Câu hỏi được dư luận đặt ra lúc bấy giờ là có hơn 1.000 bài báo viết về vụ PMU18 đăng trên gần 100 tờ báo, nhưng tại sao lại bắt hai nhà báo này?!
Nhà báo Nguyễn Việt Chiến từng phục vụ trong quân đội. Tốt nghiệp đại học ngành địa chất, Nguyễn Việt Chiến công tác tại báo Văn Nghệ, trước khi về làm phóng viên báo Thanh Niên từ năm 1993, chuyên theo dõi mảng nội chính. Theo đánh giá của Ban Biên tập báo Thanh Niên lúc bấy giờ, Nguyễn Việt Chiến là nhà báo nhiệt huyết, chín chắn, và có nhiều bài viết dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực được dư luận đánh giá cao. Đặc biệt trong vụ án Năm Cam và vụ PMU18.
Nhà báo Nguyễn Văn Hải vào Đảng từ khi còn là sinh viên Phân viện Báo chí và tuyên truyền. Tên tuổi Nhà báo này gắn với hàng loạt vụ án tham nhũng lớn lúc bấy giờ như vụ Thủy cung Thăng Long, vụ tham nhũng ở dự án Mường Tè, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ tiêu cực dầu khí, vụ tiêu cực ở Thanh tra Chính phủ, vụ tiêu cực ở ngành hàng không, vụ tham nhũng đất đai Đồ Sơn, vụ án ở PMU18.
Nhà báo Nguyễn Việt Chiến bị kết án hai năm tù giam, nhà báo Nguyễn Văn Hải được tự do sau khi phiên tòa kết thúc với mức án 24 tháng tù treo.
Đầu năm 2012, Nhà báo Hoàng Khương, một phóng viên lâu năm trong mảng nội chính của tờ Tuổi Trẻ bị bắt vì bị tố có hành vi đưa hối lộ khi cầm tiền của người khác đưa cho CSGT Huỳnh Minh Đức nhằm lấy tư liệu viết hai bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.
Dư luận báo chí lúc đó cho rằng hành động cầm tiền (của người khác) đưa hối lộ của ông Khương chỉ là một “tai nạn nghề nghiệp” vì thực tế ông Khương đang trong quá trình tác nghiệp, tham gia thực tế để lấy tài liệu cho bài viết và không có động cơ thực hiện hành vi hối lộ. Nhà báo Hoàng Khương bị tuyên phạt mức án 4 năm tù giam vì hành vi đưa hối lộ tại phiên sơ thẩm vào tháng 9 năm 2012. Sau phiên xử, Nhà báo Bùi Tín từ Paris nêu nhận định của ông:
“Tôi nghĩ đây vẫn là xu hướng phía cầm quyền rất sợ bị tố cáo tham nhũng vốn đang lan tràn tại Việt Nam, đặc biệt rất nặng và phổ biến trong ngành công an. Công an có trách nhiệm đầu tiên là “bạn dân” như đã được ghi trong Điều lệ số 1 của công an. Nhưng chính công an lại quấy dân nhiều nhất; không những quấy mà lại là lực lượng bóc lột, cướp ngày ở Việt Nam.
Phóng viên Hoàng Khương có ý định thực hiện nghề nghiệp của mình một cách công tâm, đồng thời cũng có “mưu mẹo nhà nghề”, tức là tác nghiệp theo nghiệp vụ điều tra của báo chí. Tôi nghĩ đây là đòn trả thù Hoàng Khương của công an thôi. Vì nguyên tắc của công an Việt Nam là khi đánh một kẻ nào đó sẽ làm cho những người lương thiện khác run sợ khiến họ không dám phanh phui hành động sai trái của công an nữa.”
Với những nhà báo chính thống trong hệ thống truyền thông Nhà nước mà còn bị bắt, bị tù như thế thì các nhà báo tự do không thể thoát các bản án tù khắc nghiêt.
Ngày 5 tháng 1 năm 2021, ba thành viên “Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam” gồm Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án tổng cộng 37 năm tù với tội danh bị áp là “Làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.  
Ngay sau đó, đại diện cấp cao khu vực Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), ông Shawn Crispin, tuyên bố trong thông cáo báo chí của tổ chức này rằng “các bản án tù tàn nhẫn dài hơn một thập niên của Chính quyền Việt Nam đối với mỗi nhà báo gồm Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn cho thấy Hà Nội không hề có ý định cho phép thậm chí là các yếu tố căn bản nhất của tự do báo chí hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam”.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.