logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/02/2021 lúc 12:57:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1.
Nơi một cánh đồng thuộc miền Nam, vào một buổi chiều hè… Trâu già đang nằm nghỉ mệt và thầm than thân trách phận già.
Cò từ đâu bay đến gọi:
– “Anh Châu ơi…”
Giọng của Cò ngọt lịm như mía lùi. Trâu già đang lim dim thả hồn theo mây khói, bị phá giấc ngủ trưa không thể thiếu nên hơi bực, trả lời hờ hững:
– “Gì nữa đây chị Cò!”
– “Anh kỳ thật! Em nhỏ nhắn xinh xắn như thế này mà anh cứ khách sáo gọi em bằng chị mãi…”
– “Kêu vậy cho chắc ăn. Khỏi sợ bị thưa kiện!”
– “Sao lại kiện? Kiện tội gì?”
Trâu già tỏ ra hiểu biết:
– “Tội ve vãn, sách nhiễu tình dục. Đây là một vấn đề đang thịnh hành. Tổng thống Mỹ cũng dính. Bị kiện là thân bại danh liệt như chơi.”
– “Em không kiện anh thì thôi chứ ai dám kiện anh. Đừng gọi em bằng chị nữa nhé.”
– “Làm ơn nói lớn chút xíu nữa được hôn? Tai tui hơi điếc. Máy trợ thính mắc quá mà bảo hiểm chính phủ hổng có bao!”
Cò phải ráng nói lớn hơn:
– “Em nói anh đừng có gọi em bằng chị nữa nghe không!”
– “Ừ!”
– “Mà sao anh nằm một chỗ hoài vậy?”
– “Chưn yếu!”
– “Tội nghiệp anh.”
– “Khỏi tội nghiệp!”
– “Tội nghiệp chứ! Anh hiền hậu thật thà.”
– “Chê tui dại thì nói đại cho rồi, bày đặt khen hiền hậu.”
– “Ai chê anh dại hồi nào?”
– “Tui nghe người ta hay nói Người khôn con mắt đen sì. Kẻ dại con mắt nửa chì nửa than”.
– “Cũng tùy người thôi. Em khen anh thật tình mà…”
– “Thiệt tình gì! Tui là trâu mà cứ kêu tôi Châu.”
– “Giời ơi! Tại em phát âm theo giọng Bắc đấy mà… Thôi. Để em kể các chuyện hấp dẫn anh nghe nhé. Anh quanh quẩn nơi đồng ruộng ngày này qua tháng nọ thật tội. Em bay đi khắp đó đây biết được nhiều chuyện hay lắm.”
– “Cô có bao nhiêu giờ bay rồi?”
– “Em đâu có biết.”
– “Nhân viên phi hành đoàn ai cũng tính giờ bay để xin tăng lương. Cô bay tùm lum cả ngày mà hổng chịu tính. Mà cô biết nhiều chuyện bằng nhạc sĩ Anh Bằng hôn?”
– “Sao anh lại bảo nhạc sĩ Anh Bằng nhiều chuyện? Mà ông ấy nhiều chuyện gì?”
– “Thì Chuyện Giàn Thiên Lý, Chuyện Hoa Sim, Chuyện Hai Sắc Hoa Ti Gôn, Chuyện Một Đêm, Chuyện Người Con Gái Áo Sen, Chuyện Tình Hồ Than Thở, Chuyện Tình Hoa Mai, Chuyện Tình Hoa Trắng, Chuyện Tình Yêu, Chuyện Tình Trương Chi Mỵ Nương… toàn là tên những nhạc phẩm hay không hà!”
– “Sao anh thuộc tên nhiều bài hát quá vậy anh Châu?”
– “Tại hồi còn trai trẻ tui cũng hay “rống” tại các đại nhạc hội ngoài trời… nơi đồng trống.”
– “Anh lấy nghệ danh là gì?”
– “Thái Châu.”
– “Em cũng hay đi hát hò dữ lắm mà em không nghe tên Thái Châu.”
– “Cô thuộc thế hệ trẻ. Thái Châu thế hệ già thì làm sao cô biết. Mà cô đi hát lấy nghệ danh là gì?”
– “Bạch Hạc.”
– “Cũng hay! Cò trắng đi hát thành Bạch Hạc. Tui chỉ biết Bạch Yến thôi.”
– “Thôi để em kể anh nghe vài chuyện đầu trên xóm dưới xong em còn bay đi kiếm cơm.”
– “Ăn cỏ như tui khỏi mất công đi kiếm. Chừng nào đói tui đứng dậy đi một vòng ăn xong nằm tiếp. Ủa mà cò cũng ăn cơm nữa hả?”
– “Em nói kiếm cơm là nói vậy thôi chứ em chỉ thích ăn đồ biển như tôm tép, cá, cua không hà.”
– “Cô ăn toàn là thứ ngon bổ mắc tiền mà sao ốm nhom ốm nhách vậy?”
– “Anh ở đồng ruộng không biết. Người ta gọi em là người đẹp chân dài đó. Mốt bây giờ phải thon gọn, chứ ai mà béo như… Ô, em xin lỗi.”
– “Tính chê người ta mập như trâu thì cứ nói đại cho rồi. Lỗi phải gì.”!
“Cò cò cò….”
– “Ấy! Bọn bạn em chúng nó réo đi show với party! Chắc em phải bay. Lúc khác không bận em sẽ đến kháo anh nữa nhé! Bye anh!”
– “Ừ! Cô bay đi nha. Còn tui nặng như vầy làm sao mà bay!”
Xong trâu nói một mình: “Nó nói nó bận mà tui có thấy nó bận cái gì đâu nà? Mình mẫy thì phủ lông trắng, còn hai cái chân thì khẳng khiu đen thui!”
2.
Cò trắng xảnh xẹ nhanh nhẹn xoãi cánh, nhún đôi chân lấy đà, phóng mình lên về phía trước. Nó bay vụt lên với dáng đẹp như một chiếc máy bay Concorde. Trâu đưa mắt nhìn theo tiếc rẻ vì chưa kịp nghe Cò kể chuyện bao đồng của thiên hạ. Chỉ thoáng một cái, Bạch Hạc đã nhập đàn cùng đám bạn, phần đông là cựu học sinh Trưng Vương.
Trâu phì phò thở dài, lắc đầu ngoầy nguậy, do nhàm chán thì ít nhưng do bị mấy con ruồi trâu quấy rầy thì nhiều. Nước mũi chảy lòng thòng mặc kệ, Cleenex xài bao nhiêu cho đủ. Nước mắt cũng tiết ra nhiều khiến cho đôi mắt to có mi dài của Trâu lúc nào cũng long lanh và từng được cô Cò khen đẹp như Loan Mắt Nhung. Trâu nghe cứ tưởng Loan là tên con gái, nhưng Bạch Hạc vốn mê đọc tiểu thuyết, cắt nghĩa cho Trâu biết Loan Mắt Nhung là tên của nhân vật chính, một tay anh chị Sài Gòn, trong truyện dài cùng tên của tác giả Nguyễn Thụy Long.
Trâu bảo Bạch Hạc: “Cô khen tôi cám ơn, nhưng cô so sánh ngược như vậy làm hại giá trị của Loan Mắt Nhung rồi.”
Trâu nghĩ có bạn như cái Cò cũng vui tuy con nhỏ có cái tật xí xọn nói hơi nhiều. Nhưng thà như vậy còn đỡ hơn dòng họ Nghêu Sò Ốc Hến, lúc nào chúng cũng ngậm câm cái miệng. Mười lần như một, Trâu bước xuống bờ mương uống nước gặp chúng, Trâu gật đầu chào mà chúng cứ lơ.
Bạch Hạc và đám bạn Trưng Vương biểu diễn bay lượn một lúc cho giãn gân cốt xong cùng nhau đáp xuống một bãi cạn, vừa đánh chén buffet vừa đấu hót tưng bừng, tuy xa xa mà Trâu vẫn nghe. Như vậy một là đám nhà cò lớn họng; hai là tai Trâu vẫn chưa đến nỗi nào. Vậy mà người đời hay đem khả năng thính giác của Trâu ra làm đề tài chế giễu “đàn khải tai trâu”, thiệt oan ức quá.
Đám cò trắng thảnh thơi tiệc tùng cả buổi từ xế cho tới chiều. Trâu mặc cảm nghĩ phận mình già cả yếu đuối nên bị cho ra rìa. Đám trâu cái, trâu thanh niên, nghé còn khoẻ mạnh thường sinh hoạt chung với nhau vui nhộn lắm chớ. Trâu già lại chưn yếu nên hay nằm riêng một xó hoài niệm “những ngày xưa thân ái” và ngậm ngùi cho “một thời oanh liệt nay còn đâu”.
Tuổi già đáng sợ thật, cho dù có “mạnh khoẻ như trâu” thì cũng có ngày xuống dốc, người ngợm nhô xương, mặt mày hốc hác, đôi mắt mơ huyền… mờ như Loan mắt nhung, ăn ít mà nhơi nhiều muốn sái cả hàm. Cả đời Trâu chỉ ăn chay, hết rơm tới cỏ già cỏ non, đáo đi đáo lại cũng chỉ có bấy nhiêu. Trâu già răng xệu xạo thích gặm cỏ non cho mau tiêu hóa chớ có dính líu liên quan gì tới chuyện ấy đâu nà, vậy mà cũng bị con người đem ra ví von, gán cho Trâu thêm một điều oan ức.
Trâu già cho dù có gặm bao nhiêu cỏ non cũng gầy gò ốm yếu; còn những lão trâu già Việt kiều về nước ăn cỏ non là các bồ nhí chân dài có bổ béo gì không làm sao Trâu biết.
Chiều về trên cánh đồng xanh, mặt trời sắp lặn rồi. Trâu uể oải đứng dậy phe phẩy đuôi cho mát cái bàn tọa và lững thững bước đi về chuồng. Đám ếch, nhái, ễnh ương từ từ cất tiếng tập dợt đồng ca bài “Hội Nghị Diên Hồng”, giọng chính, giọng bè, giọng nam, giọng nữ, giọng tenor, giọng alto đủ cả. Trâu nghe mà nhớ lại thời buổi vàng son trai trẻ giọng khoẻ mà giờ đây đã rè như cây kim rỉ chạy trên dĩa nhựa 33 tua.
Bỗng gió mạnh nổi lên, mây đen khéo tới, trời sụp tối đen, tia chớp loé trên bầu trời theo sau là tiếng sấm vang rền. Trâu về kịp tới chuồng cùng lúc với đám trẻ lăng xăng chộn rộn. Trâu chú tâm tránh né, chỉ sợ chúng đụng phải có khi té lăn cù nằm luôn thì khổ. Trâu vừa kịp yên vị nơi góc chuồng thân quen; cơn mưa ập tới ném hột nặng rào rào trên mái lá… “Mưa rơi cho đời thêm nhớ thương… Hạt mưa ướt vai người tha hương…”
3.


Mưa dầm dề không dứt suốt hai hôm liền, lúc rỉ rả lai rai, lúc ào ào sầm sập. Trâu già lòng buồn rười rượi, ngại nắng lẫn ngại mưa, hết đứng lên giậm chân tại chỗ xong lại đi rảo rảo một chút. Mớ rơm bị nước mưa tạt trở nên âm ẩm; Trâu đói thì cũng phải ăn thôi cho dạ dày khỏi thất nghiệp. Bọn dế chó, cuốn chiếu trú ẩn trong đống rơm bị động ổ phải nhảy bò ra leo lên cả thân Trâu cho cao ráo. Trâu nằm nghe chúng lý sự.
Dế Chó: “May cho mầy đó nha Cuốn Chiếu! Trời mưa mấy anh chị Gà sợ ướt lông nên mấy ảnh chỉ ở trong chuồng ăn thóc. Chớ nếu không hả? Cái kiểu mầy bò ưỡn ẹo khêu gợi đó sẽ không toàn mạng nhe em!”
Cuốn Chiếu: “Xí! Anh làm như anh ngon lắm há! Gà mà không chê em thì chắc chắn sẽ xơi tái anh trước cho anh hết gáy!”
Dế Chó: “Mầy quê quá là quê! Tao là dế chó thì tao đâu có gáy! Chỉ có dế lửa, dế than mới gáy thôi!”
Cuốn Chiếu: “Xời ơi! Người ta nói gáy là nói theo nghĩa bóng chớ bộ! Ai nói anh gáy theo nghĩa đen đâu nà! Hai cái cánh láng lẫy của anh thiệt là vô dụng! Bay không được mà cọ cho ra tiếng cũng không xong!”
Dế Chó: “Mầy lý sự quá! Thôi đừng ưỡn ẹo nữa! Cuốn chiếu lại rồi ngủ đi cho khoẻ mầy ơi!”
Cuốn Chiếu: “Chừng nào em gặp đe dọa nguy hiểm thì em mới cuốn mình lại giả chết chớ bộ! Bộ anh định cắn em sao mà em phải cuộn người lại?”
Dế Chó: “Thôi mầy lanh lẻo quá tao nói hổng lại. Tao chịu thua!”
Cuốn Chiếu: “Ai cho anh chịu thua? Em hỏi anh nè, anh có dính líu gì tới con chó mà người ta lại kêu anh là Dế Chó?”
Dế Chó: “Thôi mầy ơi! Mầy lý sự nghe mệt quá!”
Cảm thấy ngứa ngáy và nhịn không được nữa, Trâu Già vừa khò khè thở một hơi thiệt mạnh vừa rùng mình một cái làm cho cả Dế Chó lẫn Cuốn Chiếu đều rớt khỏi mình Trâu Già. Chúng lại lủi trốn vào mớ rơm khô, là thức ăn cầm canh của trâu.
Mỗi lần ngoạm mấy cọng rơm nhai, Trâu Già phải giũ rơm để tránh nuốt nhầm mấy con vật nhí này. Ăn chay trường cả đời, Trâu ớn sợ ăn trúng con gì ngọ nguậy lắm. Tránh sát sanh hại vật đời này, Trâu nghĩ đời sau không biết mình sẽ đầu thai thành con gì đây. Con gì thì cũng có vui có buồn, có sướng có khổ. Người ta nói “lòng buồn cảnh có vui đâu bao giờ” quả đúng.
Mưa miết mưa hoài làm mấy luống rau thơm quằn quại gục ngọn và dính đầy bùn đất. Nước mưa chảy ngập mấy luống gừng. Mấy con mương đào giữa các luống trồng cây ăn trái trong vườn cũng ngập. Chiều tối, bọn cá trê từ dưới mương lội lên luống gừng tha hồ ăn những con trùn – Cái Cò người Bắc gọi là con giun – đất mập ú bị ngập hang ngộp thở. Tới phiên mấy cậu thanh niên trong nhà dùng dao phay hoặc dùng chày quết thịt nạc làm nem để chém hoặc khện đầu cá trê vàng, cá trê lét giãy đành đạch chết tươi. Bữa ăn trong nhà sẽ có canh chua cá trê nấu bông so đũa, cá trê kho gừng, cá trê chiên dầm nước mắm ăn với đọt rau lang luộc.
Bọn cá trê từ sông vào mương, từ mương ngập nước, còn liều hơn, dám mạo hiểm nhân cơ hội mưa lớn ngập lộ, chúng vượt biên. Từ bên đất vườn chúng giương hai cái ngạnh ra chống, lắc lư thân mình và quạt đuôi để trườn qua con lộ để qua đồng ruộng. Con nào may mắn thì thoát; con nào không may thì lãnh một cú chày đập hay một cú dao chém phun máu tàn đời. Con lộ di dân trở thành con lộ kinh hoàng. Buồn thiệt.
Trâu nghĩ dường như con người ngày càng điêu ngoa trong việc sát sinh hại vật mà nạn nhân chính là các loài muông thú. Cũng may là đối với con người, thịt loài trâu không mềm ngon bằng thịt bò. Nói như vậy không phải là loài trâu được tha. Thời trẻ khỏe mạnh, trâu bị con người bắt làm “thân trâu ngựa” nô lệ cày bừa, bị xỏ dây vàm qua mũi, bị hét “Thá! Ví!” và bị quất roi. Nếu da trâu không dầy thì trâu cũng sẽ tan xương nát thịt.
Khi trâu già yếu trở thành vô dụng, người ta vẫn giết trâu ăn thịt tuy thịt trâu không ngon như thịt bò. Người ta lột da trâu để bịt trống. Khi trâu còn có ích lợi, người dùng lời ngon ngọt dụ dỗ “Trâu ơi ta bảo trâu này/ Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày nối nghiệp nông gia/Ta đây trâu đấy ai mà quản công. Bao giờ cây lúa còn bông/Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.”
Đó, công lao cày bừa của trâu đối với nhà nông quý biết chừng nào, nhưng bù lại, trâu chỉ được ăn cỏ mà thôi, trong khi thức ăn mà trâu thèm muốn nhất là bông lúa, là thành quả do công lao của trâu mang lại. Lúa chín đã ngon, mạ non mới gieo cũng ngon, “lúa con gái” ngậm sữa trổ đòng đòng đối với trâu lại còn ngon hơn, ngon nhất trong đời trâu.
Nhưng đời nào người cho trâu hưởng nỗi niềm sung sướng đó. Đôi khi do không cưỡng lại được sự thèm thuồng, trâu lén ăn lúa, thế là bị trừng phạt roi vọt không nương tay. Khổ như trâu. Trong khi đó, mục đồng chăn trâu lại khỏe. Nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác bản nhạc Em Bé Quê lại bảo “Ai bảo chăn trâu là khổ…, chăn trâu sướng lắm chứ… Ngồi mình trâu, tay cầm roi lau, còn miệng hát nghêu ngao…” Có chàng nọ có bạn gái tên Châu; chàng cứ hát bài ca đó, thế là bị bạn gái đấm véo tơi bời, lạ ghê!
Mưa rả rích, Trâu Già nằm buồn nghĩ ngợi vẩn vơ cho thân phận mình sẽ đến một ngày kia hóa kiếp. Trâu bỗng nhớ Cò quá. Ừa há, con nhỏ Bạch Hạc hay nói tía lia vậy mà vắng nó đâm nhớ. Lúc này mà có nó đứng kề bên tai kể chuyện thì hạnh phúc biết mấy. Cò ơi…
4.
Mưa đã tạnh nơi thôn ấp Hạnh Thông Tây, bầu trời bao la trong xanh sáng ngời màu cẩm thạch, không một lọn mây lai vãng. Những giọt nước mưa đọng trên mái lá rơi tí tách xuống sân gạch láng bóng trước nhà ông Hai Thiệt. Vạn vật sạch trơn tươi mát.
Đám trâu được tháo dây cột khỏi cọc trụ, hăm hở sắp được thả ra đồng. Trâu Già cũng cảm thấy phấn chấn hơn, bốn chân chộn rộn làm động tác khởi động. Vài con trâu nghé chưa bị dây vàm xỏ mũi mà chỉ cột dây thòng lọng nơi cổ. Chúng còn ngây thơ và chưa nếm mùi khổ hạnh của kiếp làm nô lệ cho loài người, tượng trưng là sợi dây vàm xỏ xuyên qua cánh mũi.
Trâu già từng trải qua nhiều kinh nghiệm đau thương thống khổ về thể chất khiến nước mắt tuôn thành dòng và mãi còn đọng lại long lanh. Nhưng bây giờ không phải là lúc nên nghĩ tới. Tâm hồn Trâu đang rộn rã một niềm hứng khởi là sắp được hít thở không khí trong lành của cảnh đồng quê tươi mát sau một cơn mưa dài. Mùi lúa thơm tho quyến rũ háo hức mời gọi.
Trên cánh đồng loang loáng ánh mặt trời, đàn cò hợp đoàn bay lượn như một cuộc thao diễn phi cơ ngoạn mục trong Ngày Quân Lực 19 tháng 6. Đẹp quá! Trâu chợt nghĩ ước gì kiếp sau Trâu được làm cò, vừa tự do tung mây lướt gió du lịch nhiều nơi vừa được đánh chén đồ biển thỏa thích. Trâu ngẩng đầu lên đưa đôi mắt nhung to đen nhìn đàn cò, nghĩ rằng biết đâu có thể nhận ra Bạch Hạc. Nhưng chịu thôi! Tất cả cứ như là nữ sinh mặc đồng phục áo dài trắng nhởn nhơ bay lượn mừng một ngày đẹp tung tăng dạo cảnh và ăn hàng vặt.
Tập thể dục trên không một lúc cho đói bụng, đàn cò trắng đáp xuống một đám cỏ còn xâm xắp nước, cùng lúc đàn trâu từ khu vườn dừa cũng nhanh chân bước đến dự tiệc mừng ngày mới.
Hai hôm nhai rơm khô ớn tận cổ, đàn trâu được đổi món ăn cỏ xanh tươi ngon lành. Một con nghé chưa thôi nôi thấy trâu mẹ ăn cỏ cũng bắt chước thử, nhưng chú bé trâu con vội nhè ra ngay và quay sang bú vú mẹ. Trâu Già nhìn thấy cảnh đó cũng vui sướng lây và ước gì cuộc đời cứ thanh bình no ấm như vầy mãi. Trâu Già chỉ sợ vì ham có trâu thật khỏe mạnh để kéo cày, người chủ sẽ đem con nghé đực đi thiến sau khi nó dứt bú sữa mẹ. Bị thiến và bị khoét mũi xỏ dây vàm hai cực hình đau đớn nhất của đời trâu.
Quang cảnh picnic vui quá. Các cô cò vừa ăn vừa gọi nhau ơi ới:
– “Ê! Ở đây ốc xào dừa ngon lắm nè tụi bây ơi!”
– “Tao đang đớp sushi tép trứng không ngon hơn à?”
– “Toàn là những thứ cô-lét-tơ-rôn đấy! Liệu mà ăn cho lắm vào! Ăn cá cơm nhiều chất Omega 3 như tao nè!”
– “Anh Châu!”
Vừa nghe giọng nói quen gọi tên mình, Trâu Già nhận ra ngay đó là Bạch Hạc nên mừng rỡ, ồ ề khò một tiếng “Chân Yếu chớ còn ai vô đây! Cô “phẻ” hông?”
– “Tới đây gặp anh tức là “phẻ” rồi, còn phải hỏi!”
– “Làm một chầu no bụng rồi đó hả?”
– “Đương nhiên! Chẳng lẽ mang cái bụng đói đến đây ti toe với anh à? Em thấy anh coi bộ khoẻ hơn mấy hôm trước. Chắc nhờ mưa liền hai hôm nên trời mát dễ chịu.”
– “Cô mới nói cái gì một tràng vậy? Ồn quá tui nghe không rõ.”
Cò chợt nhớ là Trâu Già hơi lãng tai bèn lập lại câu vừa nói xong rồi tiếp:
– “À anh Châu ơi, em đứng trên lưng anh được không? Em nói gần bên tai anh để anh nghe cho rõ và để em khỏi phải to giọng. Hơn nữa nãy giờ em đứng dưới nước lạnh chân quá hà…”
Trâu già bắt chước giọng chuyển âm trong phim bộ Hồng Kông:
– “Không cần khách sáo! Cô nương cứ kêu hết đám bạn của cô nương đứng lên lưng lên đầu tôi cũng ô-kê luôn miễn là giữ gìn vệ sinh là được rồi!”
– “Không! Em muốn chỉ một mình em đứng trên lưng anh thôi. Mấy đứa kia muốn đứng em cũng đuổi.”
– “Sao vậy? Nặng như ba đứa trẻ chăn trâu leo lên lưng tui còn chở nổi như không!”
– “Em biết. Nhưng em muốn kể chuyện đầu trên xóm dưới cho riêng một mình anh nghe thôi.”
– “Còn bạn em là ai đứng ngó kìa?”
– “À! Đó là chị Hà, chị bà con của em ở vùng khác mới tới. Chị ấy…”
– “Chào cô Hà.”
– “Chào anh Châu.”
– “Mà anh cũng ăn no rồi chứ? Em hỏi vì chuyện em sắp kể hơi dài.”, Bạch Hạc hỏi.
– “No rồi. Bộ cô không thấy cái bụng tôi chang bang như cái trống chầu hay sao!”
– “Mà anh đứng lâu có mỏi chân không? Hay là anh đi lại chỗ nào khô ráo mà ngồi? A mà không! Nằm! Em muốn nói là nằm. Em xin lỗi. Thôi thì đứng đây cũng được. Để em kể chuyện cho anh nghe. Trước hết là chuyện tại sao chị Hà phải chạy đến thôn Hạnh Thông Tây này lánh nạn khủng bố….”
– “Cái gì mà khủng bố? Nghe sao giống như khủng bố Hồi giáo ISIS giết người ở I-rắc quá vậy?”
– “Còn hơn nữa đó anh! Tất cả thành viên trong gia đình chị Hà đều đã bị sát hại cùng với nhiều bà con họ hàng. Bây giờ chị chỉ có một thân một mình…”
Trâu Già vễnh tai chăm chú lắng nghe, thỉnh thoảng đưa mắt nhìn cái cò Hà ái ngại vô cùng. Thảo nào cô ta có vẻ buồn bã ít nói. Bạch Hạc bắt đầu kể:
– “Gia đình chị Hà ở Châu Đốc gần biên giới Miên Việt. Chẳng biết lái buôn Miên Tàu âm mưu gì mà vừa rồi họ đến các làng người Việt tìm mua hết các loại chim chóc, từ cò bợ, cò trắng, cò thìa, cò ruồi đến vạc, diệc, cả chim ri và sẻ đồng. Họ trả giá cao cho nên hàng trăm thanh niên trong làng hám tiền cùng nhau tham gia đi lùng bắt hết các loài chim, mỗi ngày cả ngàn con, nhiều nhất là cò.”
Trâu Già liếc nhìn thấy cái cò Hà gục đầu buồn bã nên cũng mũi lòng thương cảm. Bỗng như không dằn được uất ức, cái cò Hà bước đến gần Trâu Già nghẹn ngào nói:
– “Người ta ác quá anh Châu ơi. Ban đầu họ bắt ba mẹ em vì ba mẹ em già yếu chậm chạp. Họ bắt ba mẹ em để làm cò mồi nhử dụ đàn cò trẻ như chúng em. Họ dùng chỉ khâu mắt cho cò mồi hết thấy đường và họ buộc dây vào đuôi xong đặt lên một chiếc que nhỏ mang ra gần chỗ đã giăng bẫy sẵn. Khi bầy cò đến gần, người săn cò ngồi núp trong lùm bụi từ xa giật dây; hai con cò mồi ở hai đầu bờ ruộng vỗ tung cánh khiến cho đàn cò đang bay tưởng bà con đánh tín hiệu gọi đáp xuống ăn. Bẫy cò chính là những que tre phết nhựa dính dài khoảng 40 phân, một đầu được cắm xuống đất dọc theo bờ ruộng ở giữa.”
Thút thít khóc một lúc, cò Hà kể tiếp:
– “Thấy “tín hiệu” của đồng loại vỗ cánh ở dưới nên đàn cò đang bay “yên tâm” sà xuống. Trong phút chốc, chân và cánh chúng em đều dính bết vào các que nhựa nên hốt hoảng táo tác, nhưng càng vỗ cánh lại càng dính chặt vào que có trét keo. Từ chỗ nấp, bọn người săn cò lao ra gỡ từng con rồi cẩn thận bỏ chúng em vào lồng. Chưa đầy mười phút, một đàn cò hàng trăm con đang bay trên trời đã nằm gọn trong lồng để rồi trở thành những món ăn trên bàn nhậu. Số em còn may cho nên em đậu nhằm cây que cắm không chặt. Em đáp xuống thì que bị nhúng xuống nước ruộng nên chân em chỉ dính tí keo. Em vùng vẫy thật mạnh nên thoát chết và bay đến vùng này lánh nạn. Hu… hu…”
Cái cò Hà bật khóc. Trâu Già bàng hoàng tự nghĩ, hóa ra trên đời còn có quá nhiều số phận khác đau khổ hơn ta…

Tân Sửu 2021
Phan Hạnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.187 giây.