logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/02/2021 lúc 11:04:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một người ủng hộ quân đội Myanmar chĩa một vật nhọn khi ông ta đối đầu với người biểu tình thân dân chủ trong một cuộc tuần hành để ủng hộ quân đội ở Yangon, Myanmar, ngày 25/2/2021.

Một số người ủng hộ quân đội Myanmar, có người trang bị dao và gậy gộc, những người khác dùng ná và ném đá, đã tấn công những người phản đối cuộc đảo chính hôm 25/2, khi các cuộc biểu tình phản đối chính quyền mới tiếp diễn ở Yangon, thành phố lớn nhất nước.
Myanmar đã rơi vào tình trạng hỗn loạn từ khi quân đội chiếm quyền và bắt giữ lãnh đạo chính phủ dân sự Aung San Suu Kyi và phần lớn lãnh đạo đảng Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà.
UserPostedImage
Những người biểu tình giơ 3 ngón tay, biểu tượng của phản kháng, đòi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi trong một cuộc biểu tình ở Mandalay, Myanmar ngày 10/2/2021. (AP)

Các cuộc biểu tình và đình công đã diễn ra hàng ngày trong ba tuần qua, và giới sinh viên đã lên kế hoạch để lại xuống đường biể tình tại trung tâm thương mại Yangon hôm thứ Năm 25/2.
Nhưng trước khi người chống đảo chính tụ tập đông đủ, khoảng 1.000 người ủng hộ quân đội bất ngờ xuất hiện tại một cuộc biểu tình ở trung tâm thành phố.
Một số đe dọa các phóng viên nhiếp ảnh, nhân viên truyền thông và theo lời các nhân chứng, các cuộc ẩu đả nhanh chóng leo thang thành bạo lực nghiêm trọng hơn ở một số khu vực của thành phố Yangon.
Một số người biểu tình bị nhiều người đàn ông xông vào hành hung, một số có trang bị dao, người khác dùng ná hay ném đá, theo lời kể của các nhân chứng. Ít nhất 2 người đã bị đâm, một đoạn video cho thấy.
Trong một sự cố, nhiều người đàn ông, một người cầm một con dao lớn, tấn công một người đàn ông bên ngoài một khách sạn ở trung tâm thành phố. Nhân viên cấp cứu đã giúp nạn nhân đẫm máu sau khi các hung thủ bỏ đi nhưng hiện không biết tình trạng của nạn nhân ra sao.
“Những gì xảy ra hôm nay cho thấy những kẻ khủng bố là ai. Họ sợ hành động của người dân đấu tranh cho dân chủ.”
Nhà hoạt động Thin Zar Shun Lei Yi nói với Reuters


"Chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc biểu tình ôn hòa chống lại chế độ độc tài," ông Yi nói.
Khi hoàng hôn buông xuống, hàng chục cảnh sát chống bạo động đã xịt hơi cay vào một khu phố ở Yangon để giải tán đám đông tụ tập tại một văn phòng hành chính để phản đối việc tập đoàn quân nhân cầm quyền bổ nhiệm một quan chức địa phương, theo lời một nhân chứng truyền video trực tuyến.
Bạo lực sẽ càng tăng cao những lo lắng về một quốc gia phần lớn đã bị tê liệt vì các cuộc biểu tình và chiến dịch bất tuân dân sự để chống lại quân đội.
Trước đó, cảnh sát chặn lại cổng của trường đại học chính của Yangon, ngăn cản hàng trăm sinh viên bên trong không ra ngoài được để tham gia biểu tình.
Tập đoàn công nghệ Facebook cho biết đã cấm quân đội Myanmar sử dụng các nền tảng Facebook và Instagram do những rủi ro từ "bạo lực chết người" mà mọi người đã chứng kiến từ sau cuộc đảo chính do quân đội thực hiện.
Người phát ngôn của hội đồng quân nhân cầm quyền không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters qua điện thoại.
Tổng Tham mưu trưởng Min Aung Hlaing nói rằng chính quyền của ông chỉ sử dụng vũ lực tối thiểu, dù đã có ba người biểu tình và một cảnh sát thiệt mạng trong bạo lực.
Hoa Kỳ, Anh và nhiều nước khác kêu gọi Myanmar trả tự do cho bà Suu Kyi và khôi phục lại nền dân chủ, đồng thời áp đặt các biện pháp trừng phạt hạn chế nhắm vào một số nhân vật trong quân đội và những đối tác kinh doanh của họ.
Một tổ chức nhân quyền cho biết tính đến ngày thứ Tư 24/2, tổng cộng có 728 người bị bắt, bị buộc tội hoặc kết án liên quan đến các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.
Quân đội cho biết hành động của họ, lật đổ chính phủ, là phù hợp với hiến pháp, sau khi đơn khiếu nại của họ là có gian lận trong cuộc bầu cử ngày 8/11 bị làm ngơ. Ủy ban bầu cử khẳng định đây là một cuộc bầu cử công bằng.
Bà Suu Kyi vẫn bị giam giữ tại nhà riêng ở thủ đô Naypyitaw và không được tiếp xúc với bên ngoài, nhưng đảng của bà nói chiến thắng của đảng NLD trong cuộc bầu cử tháng 11 phải được tôn trọng.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 25/02/2021 lúc 11:35:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Facebook và Instagram chặn tài khoản của quân đội

UserPostedImage
Công ty truyền thông xã hội khổng lồ Facebook loại bỏ tài khoản của quân đội Myanmar và của các chi nhánh quân đội ra khỏi các nền tảng của họ.
Facebook cho biết có hành động này sau khi quyết định rằng "rủi ro trong việc cho tài khoản của Tatmadaw [quân đội Myanmar] xuất hiện trên Facebook và Instagram quá lớn".
Trước đó, Facebook đã loại trang chính của quân đội vì vi phạm các hướng dẫn của công ty sau cuộc đảo chính ngày 1/2.
Quân đội Myanmar sử dụng Facebook để chuyển tải tuyên bố về gian lận cử tri trong cuộc bầu cử năm 2020.
Facebook tuyên bố trong một văn bản cuối hôm tmột văn bản cuối hôm thứ Tư rằng họ thấy "cần thiết phải có lệnh cấm này" sau "các diễn biến kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2, gồm cả bạo lực chết người".
Ít nhất ba người biểu tình và một cảnh sát bị thiệt mạng vì bạo động tại các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính để loại bỏ chính phủ dân cử của quốc gia Đông Nam Á này.
Facebook nói họ cũng sẽ cấm không cho các công ty thương mại có liên kết với Tatmadaw quảng cáo trên nền tảng của mình, đồng thời nói thêm rằng những lệnh cấm này có hiệu lực ngay lập tức và sẽ được duy trì "vô thời hạn".
Quân đội và Internet
Các cuộc biểu tình diễn ra gần như hàng ngày trên đường phố Myanmar.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Người dân tiếp tục xuống đường bất chấp lời đe dọa lộ liễu trước đó của một đài truyền hình có liên hệ với quân đội, đề xuất rằng quân đội sẽ sử dụng vũ lực sát thương để dẹp biểu tình.
Giới chỉ trích cũng nói rằng quân đội đang tìm cách dập tắt những bất đồng chính kiến trên mạng, bằng cách thường xuyên cắt quyền truy cập internet và chặn Facebook trước đó.
Chính phủ sử dụng Điều 77 trong Luật Viễn thông của Myanmar, được thông qua năm 2013, để cắt internet trong trường hợp khẩn cấp quốc gia.
Myanmar: hàng ngàn người xuống đường để tang cô gái trẻ
Đây không phải là lần đầu tiên Facebook có hành động chống quân đội Myanmar. Năm 2018, công ty này đã cấm tài khoản của người chỉ huy quân đội Min Aung Hlaing - hiện đang cai trị quân đội nước này - và một số nhân vật quân đội cấp cao khác.
Đó là lần đầu tiên Facebook cấm tài khoản của một lãnh đạo quân sự hoặc chính trị của bất kỳ quốc gia nào.
Facebook hủy tài khoản của họ sau khi một báo cáo của Liên Hiệp Quốc kêu gọi điều tra và truy tố một số nhà lãnh đạo về tội diệt chủng, vì vai trò của họ trong các hành vi đàn áp bạo lực với người thiểu số Rohingya và những người khác.
Động thái của Facebook được đưa ra sau khi giới hoạt động, trong nhiều năm, đã lên tiếng cảnh báo về vai trò của Facebook trong việc truyền bá những lời gây căm thù ở Myanmar.
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc nhận định là Facebook "chậm chạp và kém hiệu quả" trong việc giải quyết các ngôn từ kích động thù hằn, rằng "mức độ mà các bài đăng và tin nhắn trên Facebook đã dẫn đến sự phân biệt đối xử và bạo động trong thế giới thực, phải được kiểm tra một cách độc lập và kỹ lưỡng".
Facebook lúc đó cũng thừa nhận rằng nhiều người ở Myanmar dựa vào nền tảng này để lấy thông tin, "nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác".

Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.060 giây.