logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/03/2021 lúc 04:45:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Những người biểu tình chống đảo chính thể hiện dấu hiệu phản kháng bằng ba ngón tay trong cuộc biểu tình ở Naypyitaw, Myanmar hôm 8/3/2021. AP

Áp lực đối với quân đội Miến Điện gia tăng sau khi các tướng lật đổ chính quyền bà Aung San Suu Kyi và ra tay đàn áp các tiếng nói đòi dân chủ. Tính đến ngày 12 tháng 3, theo Liên Hợp Quốc, ít nhất 70 người biểu tình đã thiệt mạng khi quân đội nổ súng vào người biểu tình và hơn 2.000 đã bị bắt từ sau đảo chính.
Tại sao giới đấu tranh Miến Điện không lùi bước?
Trước sự đàn áp khốc liệt của quân đội Myanmar, giới đấu tranh Miến Điện đã không lùi bước và vẫn tiếp tục kêu gọi người dân xuống đường. Họ cũng tranh thủ được sự hậu thuẫn của nhiều quốc gia và công ty đa quốc gia trong cuộc vận động phản đối, chế tài và tẩy chay hành vi phi nhân của quân đội và các doanh nghiệp được coi là cánh tay nối dài của quân đội. 
Giới đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, cũng như những nhà quan sát tình hình chính trị của Việt Nam khi chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do trong ngày 12 tháng 3 cho biết họ ghi nhận nỗ lực vận động quốc tế của người dân và các nhà hoạt động Miến Điện. Những hành động đó đã khiến họ phải suy ngẫm nhiều…
“Em thấy hành động của những người Miến Điện rất là dũng cảm. Còn đối với Việt Nam thì em nghĩ là chưa đến lúc”.
Đó là phát biểu của cô Đỗ Thị Thu, vợ của nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, người đang cùng mẹ là bà Cấn Thị Thêu và em trai Trịnh Bá Tư đang bị công an Việt Nam giam giữ.   
Luật sư Vũ Đức Khanh, nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam từ Canada, lập luận rằng:
“Trong quá trình lịch sử từ 4.000 năm qua Việt Nam nhấn mạnh yếu tố chống ngoại xâm. Khi có yếu tố ngoại xâm vào Việt Nam thì lòng dân Việt Nam mới nghiêng về một mối và lúc đó họ mới có thể gạt bỏ hết tất những khác biệt để cùng chống ngoại xâm. Trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ thật sự có một cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền. Cái tự do của Việt Nam hiểu từ thập niên 30 của thế kỷ trước cho đến ngày 30-4-1975, mà ông Hồ Chí Minh trước đây có nói rằng không có gì quý hơn độc lập tự do, hay là tiêu chí của nhà nước Việt Nam hiện tại dùng, là độc lập tự do hạnh phúc, thì chữ độc lập đi đầu và chữ tự do là khái niệm thứ hai. Nhưng thực sự khái niệm của chữ tự do đó nó năm trong khái niệm của chữ độc lập. Tức là có độc lập thì mới có tự do, hạnh phúc. Mà cái độc lập, cái tự do đó không theo ý nghĩa của người phương Tây, tức là tự do mang tính cá nhận, mà đây là cái tự do của một dân tộc. Đó là tính cơ bản mà người Việt Nam ta chưa nhìn thấy được trong công cuộc đấu tranh ngày hôm nay để dành tự do cho người dân ở trong nước”.



Còn theo ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư của Đảng Việt Tân, thì có hai lý do vì sao người dân Miến Điện có lợi thế trong việc vận động áp lực, trong khi phong trào Việt Nam chưa có được sự hậu thuẫn quốc tế đó. Ông nói:
“Lý do đầu tiên, phải nói là quân đội Miến Điện họ có quyền kinh doanh cho nên họ làm chủ công ty bia, khoáng sản, hoặc dầu, thương mại cho nên họ nắm trong tay quyền lợi kinh tế rất lớn. Điều thứ hai là với quyền lợi kinh tế như vậy là họ khống chế, nắm quyền lực và đưa đến cuộc đảo chính quân sự của chính quyền bà Suu Kyi. Thứ ba là trong cuộc đảo chính vừa rồi, họ đàn áp, cho đến nay 67 người chết và gần 2.000 người bị bắt và hàng trăm người bị thương. Những hình ảnh khống chế đàn áp, trước làn sóng đấu tranh của những người dân Miến Điện rõ ràng cho thấy phe quân đội quá đàn áp và vi phạm nhân quyền. Cho nên tiếng nói vận động đấu tranh như vậy thì được sự đồng tình của thế giới và lên tiếng mạnh mẽ”.

…Ngược lại, “kéo” Quốc tế vào cuộc! 
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (HĐBA LHQ) hôm 11 tháng 3 ra nghị quyết lên án bạo lực chống lại người biểu tình từ phía quân đội Miến Điện. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Reuters thì bốn nước gồm Việt Nam, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đã phản đối những câu chữ lên án đảo chính và đe dọa có biện pháp tiếp theo đối với chính quyền quân sự Miến Điện. Điều đó đã khiến việc đồng thuận của các thành viên HĐBA phải trì hoãn sau 24 tiếng đồng hồ. 
Trước đó một ngày, vào hôm 10/3, Hoa Kỳ đã tuyên bố quyết định áp dụng biện pháp trừng phạt đối với hai người con đã trưởng thành của Thống tướng Min Aung Hlaing cũng như sáu công ty của họ. Thông cáo báo chí ghi rõ “Hoa Kỳ luôn đoàn kết với người dân Miến Điện, và chúng tôi vẫn cam kết thúc đẩy trách nhiệm giải trình đối với những người chịu trách nhiệm về cuộc đảo chính và bạo lực đang diễn ra”.
Một số công ty đa quốc gia cũng đang xem xét lại những quan hệ với chính quyền quân sự vốn đã có một lịch sử đàn áp nhân quyền thô bạo. Mới đây, Google cho biết họ đang duyệt lại các quảng cáo của Mytel, công ty viễn thông của quân đội Miến Điện và đã vô hiệu hóa một số tài khoản liên kết với quân đội trên các dịch vụ của Google sau cuộc đảo chính tại đất nước này. Công ty công nghệ khổng lồ cho biết họ đã có hành động này sau khi giới đấu tranh dân chủ kêu gọi các công ty công nghệ Hoa Kỳ hạn chế quyền truy cập vào các dịch vụ của Mytel. 
Tờ Financial Times đưa tin nhiều sản phẩm của các công ty có sự hậu thuẫn của quân đội bị người dân tẩy chay. Như thương hiệu Myanmar Brewery Beer được sản xuất với sự hợp tác của công ty Kirin của Nhật Bản nay bị nhiều nhà hàng, khách sạn từ chối bán. 
Tổ chức Justice for Myanmar (Công lý cho Miến Điện) liên tục công bố những phát hiện về các quan hệ kinh doanh giúp ích cho quân đội. Gần đây tổ chức này kêu gọi tẩy chay Mytel và cáo buộc Viettel của Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tay cho quân đội Miến Điện vi phạm nhân quyền.
Trả lời với Đài Á Châu Tự Do qua điện thư, phát ngôn nhân của Justice for Myanmar đã tiết lộ rằng lời kêu gọi có tác động. Họ viết: “Các nhân viên Mytel và công ty con của Viettel tại Myanmar đã xin nghỉ việc và nhiều doanh nghiệp nhỏ đang loại bỏ thẻ sim Mytel khỏi cửa hàng của họ”.

UserPostedImage

Ngẫm nghĩ về Việt Nam!
Chính quyền Việt Nam thường xuyên bị đánh giá là một trong những nước vi phạm nhân quyền, thế nhưng để có những “cuộc nổi dậy” phản ứng mạnh mẽ như tình hình ở Miến Điện có lẽ vẫn khó xảy ra.
Cô Đỗ Thị Thu nhận xét rằng có lẽ do người dân Việt Nam chưa ý thức được quyền công dân, quyền con người trong đất nước mình đang ở:
“Ở Việt Nam mình thì mọi người vẫn như mê muội về bộ mặt của bọn cộng sản nên vẫn quá ít người, không đủ nhân lực để mình biểu tình. Các nhà hoạt động ở Việt Nam thì người cộng sản họ luôn canh chừng, cứ đến ngày gì thì đến canh nhà nên họ cũng không thể nào mà đi được”.
Ông Cao Hà Chánh, thành viên Ban Đại diện bà con Vườn rau Lộc Hưng, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, người đã tranh đấu khiếu kiện đất đai cả chục năm nay, đưa ra một yếu tố khác minh chứng vì sao người dân Việt Nam không muốn đứng lên đòi quyền lợi của họ như người dân Miến Điện, ông nói:
“Họ (chính quyền - pv) đã làm chủ tình hình và đồng thời nữa họ thắt chặt ngay ở trong gia đình. Có năm người con thì cũng đã một, hai người của họ rồi. Chính vì vậy những vấn đề (ở Miến Điện) dẫn đến hy vọng giống như vậy, thì còn lâu lắm.
Hiện có rất nhiều người được hưởng bổng lộc, trả lương từ chính quyền. Còn kế tiếp nữa, là đối với người dân vườn rau, bất cứ người nào có một cái gì thì họ tới và họ làm khó dễ. Đồng thời đang làm ăn gì họ chặn đứng hay tới nhũng nhiễu. Bởi thế ở trong Sài Gòn, nhất là Sài Gòn, họ rất an phận, không dám lên tiếng gì đâu.”
Ông Chánh nói thêm, những lời kêu gọi tẩy chay hoặc hành động bất tuân dân sự như biểu tình ôn hòa, những người yêu chuộng công lý, hòa bình và dân chủ cũng đã làm rồi nhưng chưa hiệu quả. Mặt khác họ bị nhà cầm quyền xiết chặt quá nên những hành động tập thể ở VN khó có thể diễn ra như ở Miến Điện. 
Đúc kết lại tình hình ở Việt Nam, Luật sư Vũ Đức Khanh giải thích thêm rằng, chính quyền Cộng sản Việt Nam đã thành công tạo ra một xã hội nơi đó, con người không còn đề cao những giá trị tinh thần và quyền con người, để chỉ biết hưởng thụ vật chất:
“Tôi nghĩ rằng điểm đầu tiên, chúng ta nên bỏ qua tất cả những cái sự khác biệt, cũng như là những cái ý tưởng cho rằng tôi đúng, mà chúng ta nên chấp nhận lắng nghe những ý kiến khác và chúng ta sẽ từ từ kết hợp lại với nhau để cùng nhau nhìn về một hướng chung.”
Chỉ như vậy, ông lập luận, người Việt Nam mới học được bài học của hàng nghìn người Hồng Kông, người Miến Điện đã xuống đường đòi dân chủ. Ông nói ông tin rằng bài toán của Miến Điện sẽ được giải quyết trong vài tháng, nhưng bài toán dân chủ của Việt Nam thì chưa biết chừng nào mới có giải đáp.
Theo RFA
UserPostedImage
Hoa:
12/03/2021 22:47
Giải đáp nằm trong từng cá nhân người vn. Thấy bất công ko lên tiếng, đi ngang về tắt . Dân chủ phải học, phải thực hành ngay trong gia đình, trong tập thể nhỏ, làng xóm, trong lớp học . yêu chuộng công bằng, tánh bày đàn, ỷ mạnh ỷ đông hiếp yếu , ăn gian nói dối , buôn bán lừa lọc từ từ sẻ ra giải đáp dân chủ chứ viết trăm bài báo, nêu trăm ý kiến tào lao củng vậy . Giả sử ngày mai csvn ra đi , dân chủ có đến vn ngay ko ? chắc chắn là ko . Nhìn sang Trung Hoa cs họ sản xuất biết bao nhiêu kỳ sư, bác sỉ, khoa học gia có bằng thật nhưng có dân chủ ko ???

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.