logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/03/2021 lúc 11:37:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đã là ngày Rằm tháng Giêng.Hết còn tiếng pháo đì đùng;âm vang ngày Tết đã hết từ lâu.Với đại đa số, đã xong mấy ngày gọi là mừng xuân tự hồi nào rồi. Với những người phải lây lất tìm miếng cơm qua ngày, hay khốn khổ với kiếp sống hè phố,… thì chẳng hề có Tết. Ngược lại, từ khi chiếm được Sài Gòn cho đến bây giờ, các quan thầy trong Nhà Nước cứ tàng tàng làm việc theo câu ca dao”Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, cứ như mình là nhà nôngcủa thời cả trăm năm trước đây; khi việc canh tác ruộng lúa bị lệ thuộc vào mùa màng, tháng Giêng chưa làm được việcngoài đồng áng.
Hôm 19 tháng 2 vừa qua, báo Công Lý, của Việt Nam, có viếtnhư sau:
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi
Tháng Hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà
Tháng Ba thì đậu đã già…
Tháng Tư đi tậu trâu bò”…
Những câu ca dao xuất hiện trong đời sống người nông dân, quen thuộc ngỡ như một nét văn hóa đã được xuất phát từ thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta vốn theo thời vụ … Bây giờ, tháng Giêng so với những tháng còn lại trong năm cũng là thời gian có nhiều lễ hội nhất. Chỉ tính riêng miền Bắc đã có: hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội Yên Tử, hội Bà Chúa Kho, hội Lim, hội Gióng, hội chùa Thầy, hội Chọi Trâu, … Và quan trọng nhất vẫn là tư tưởng “lễ cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, tức là Tết Nguyên Tiêu.
Lạ thường, không phải người làm nông, mà chính là chốn cơ quan công sở,mà tâm lý “tháng ăn chơi” cũng chi phối không ít. Cán bộ bận khai Xuân, đi lễ chùa vào những ngày đầu năm nên không đến cơ quan, không phải là chuyện hiếm. Đã là công chức thời 4.0, nhưng không ít người vẫn có thói quen veston, cà vạt đến công sở làm việc, nhưng rề rà chúc Tết, bày biện rượu trà, cà kê cho “hết mùng” vẫn chưa chịu bắt tay vào việc. Cứ vậy nên, tháng Giêng thực sự đã trở thành tháng ăn chơi cả về nghĩa đen và nghĩa bóng …”
Đấy, báo chí trong nước viết như thế đấy!
Năm nào cũng có“Thông điệp của Nhà Nước”, cùng các bài báo viết về “tháng ăn chơi” của cơ quan và nhà cầm quyền bây giờ. Không phải chỉ có năm nay, hay chỉ có báo Công Lý mới thấy công lý.
Tờ báo tên Công Lý hay tên gì thì tên,viết gì cứ viết. Ai cũng biết, từ khi mất Sài Gòn, thìCông Lý trên quê hương Việt Nam mình cũng có còn đâu!!!
Công Lý và Tự Do thật sự,đã mất theo Sài Gòn;đã bị quân “nam kỳ khởi nghĩa” và “đồng khởi” cướp đoạt từ sau tháng 4 năm 1975 rồi. Từ đó, Công Lý và Tự Do chỉ là các thứ chữ nghĩa viết để khoe khoang, đọc cho rôm rả đã miệng, vênh váo áo thụng vái nhau để tuyên truyền, để lừa mị dân …
Thực ra, kẻ có quyền lực, thì bất cứ lúc nào hay tháng nào cũng là “tháng ăn chơi” được, nói gì tháng Giêng!
. . .



Sau Tết, thời tiết ở miền Nam thường chuyển dần vào mùa có nhiều nắng và nóng hơn, nhất là tháng 2, tháng 3. Ruộng đất miền Nam có nhiều sông, lắm rạch.Sông rạch chằng chịt giúp cây vườn xanh mát.Tiết trời nóng bức, tuy nhờ nước và cây xanhgiúp dịu mát đi phần nào; nhưng tháng Giêng vẫn có những hôm và từng lúc oi nồng, nóng bức lắm.Buổi trưa, đứng giữa trời, ngó thấy không khí lung linh trong tia nắng. Nắng sáng trắng chói chang. Trời như đổ sao.Đất bờ, đồng ruộng bị nung khô nứt nẻ. Chỗ nứt, dân mình quen gọi là ”lỗ nẻ”,có chỗ rộng đến lọt bàn chân mấy đứa trẻ chăn trâu.Cuối tháng 2, sang tháng 3, trời thường có mây đen kéo đến; thỉnh thoảng có mưa rào. Những cơn mưa đầu mùa thường không lớn lắm và chưa đều. Mưa nắng đầu mùa chưa nhiều; khi có, khi không, đồng không đủ nước.Ngày gieo mạ, xuống giống còn xa.Ngày xưa, người làm ruộng phải đợi đến lúc mưa già, có nhiều mưa; ăn thêm cái Tết mùng 5 tháng 5, mới thật sự vào vụ mùa. Trong tháng 3, tháng 4, sau những cơn mưa nhỏ đầu mùa, đất đồng phần nào đã mềm lại, người ta lo cày ruộng.Thời chưa có máy móc, nông dân mình phải tùy thuộc vào mưa để đất mềm đi, trâu mới đủ sức mà cày bừa được; cho nên phải chờ đến tháng Tư.
Tháng Tư đi tậu trâu bò
Để ta sắm sửa làm mùa tháng Năm
Từ Bắc vào trong Nam, con trâu rất gần gũi với đồng bào nông thôn. Nhất là trong miền Nam mình;trong thời còn Sài Gòn, còn Tự Do, còn Công Lý, còn an bình vàruộng đồng thì bát ngát phì nhiêu, thường được ví von là “cò bay thẳng cánh” và trâu thì nhiều lắm. Trâu tuy cũng phải phụ giúp con người công việc đồng áng, nhưng được chăm sóc và cuộc sống cũng nhàn hạ như chủ. Rất hiếm chuyện thấy người thay trâu kéo cày, bừa ruộng, như đồng bào mình ở miền Bắc; vào thời kỳ bị các quan thầy của “Nhà Nước”cai trị. Nhất là saucác cuộc Cải Cách Ruộng Đất, tiến hành các thứ Hợp Tác Xã; thì người dân phải cúi đầu mà chịu thêm lắm nhọc nhằn. Ai không có trâu thì phải cuốc đất, băm đất cho nhỏ, giẫm chân cho nhuyễn để cấy lúa; hoặc dùng hai, ba người kéo cày, kéo bừa,… thay cho trâu. Con người thì chịu trăm đắng nghìn cay, mà con trâu cũng khốn khổ theotrăm bề nghìn thứ;chỉ vì các ông bà cán bộ lãnh đạo của “Nhà Nước”.
Qua bài Chuyện Con Trâu Nhà Mình, tác giả Mạc Văn Trang có kể lại rằng:
“Cuối năm 1957 dân Vũ La được vận động vào Hợp Tác Xã. Trên tỉnh tặng Hợp Tác Xã một chiếc cày 2 lưỡi của Trung quốc, không chỉ 2 cái lưỡi cày bằng sắt mà cả thân cày, tay cày đều bằng sắt, rất nặng. Lập tức “trên” bảo mình và con trâu nhà mình “thí điểm”.Mình thấy vinh dự và hồi hộp. Các loại cán bộ đứng trên bờ xem. Cày trên thửa ruộng ẩm ướt, nên cày 2 lưỡi, 1 sá thành 2 mà con trâu oằn mình kéo được. Mình cũng phấn khích, kéo căng dây thừng, giữ tay cày vừa phải, thúc trâu “ra sức phấn đấu” kéo…
Mới được 4-5 sá thì “rắc”, “phựt” chiếc chão đứt!
Các loại cán bộ “đỉnh cao trí tuệ” của tỉnh, huyện, xã, thôn xúm lại “điều nghiên” và kết luận rằng: Cái cày này người Trung quốc dùng để cày ruộng đất cát khô, trồng lúa mì, lúa mạch, không dùng vào cày ruộng cấy lúa nước được! Mà chắc phải 2 con ngựa kéo…Mà cái cày sắt nặng thế này không thể “vác” về, rồi lại “vác” ra được… Dứt khoát là không hợp với ta…
Bố mình giận lắm. Ông bảo:Chúng nó đem cái cày này về thì chết hết trâu làng mình!
Rồi ông đem hỗn hợp vỏ cây gạo xao với nước tiểu ra bóp vai cho con trâu nhà mình…
Cuộc thử nghiệm lưỡi cày của Trung quốc thất bại hoàn toàn. Thế mà nhà văn Nguyễn Khải cũng viết được bài “CÀY HAI LƯỠI” đăng trên Tạp Chí Văn Nghệ quân đội, để ca ngợi Hợp Tác Xã! Thế mới tài!
Đầu năm 1958 thì nhà văn Đào Vũ dẫn một nhóm văn nghệ sĩ về “thực tế” ở Hợp Tác Xã Vũ La. Nhóm ấy có nhà thơ Tú Mỡ, Hoàng Tố Nguyên, nhà văn Hoàng Tích Linh, hoạ sĩ Sĩ Ngọc. Sau này các văn nghệ sĩ, nhà báo lui tới thăm Hợp Tác Xã Vũ La nhiều lắm …
Nhà văn Đào Vũ ở nhà mình 6 tháng, được mình hướng dẫn cày, bừa và truyền đạt những kiến thức về “con trâu” như bố đã dạy mình.Mấy thứ đó vào đầu nhà văn và được chế biến trong truyện “Cái Sân Gạch”, “Vụ lúa Chiêm” thì ly kỳ lắm. …
Con trâu đực nhà mình được bố mình thương quý như đứa con: Mỗi buổi cày bừa xong lại bóp vai cho nó; mỗi ngày cày bừa xong phải tắm rửa cho sạch sẽ, da nó đen bóng; trước khi cho vào chuồng, ông đều xem xét kỹ, xem có con đỉa nào bám vào người trâu không; mùa đông ông đun nước ấm cho trâu uống, cho ăn thêm cám; có khi còn nấu cháo cám, gạo, rau cho thêm muối vào cho trâu ăn. Mùa đông ông rải rơm, rạ cho trâu nằm; mùa hè tối hun muỗi chuồng trâu rồi cho trâu vào và buông mành chắn muỗi cho nó ngủ….
Thế mà Hợp Tác Xã quyết định cho CÔNG HỮU HOÁ tất cả trâu bò, ruộng đồng, ao hồ… Tất nhiên khi công hữu hoá, Hợp Tác Xã có bày ra trò (trên chỉ đạo) phải bình giá từng thửa ruộng, từng con trâu để sau này Hợp Tác Xã giàu lên sẽ hoàn trả tiền cho các gia đình. (Nhưng khốn nỗi Hợp Tác Xã ngày càng lụn bại, tay làm không đủ hàm nhai, “trên răng, dưới dái”, lấy gì mà trả!? Thế là tất cả coi như mất trắng.
Bố mình uất ức và buồn lắm. Ông đã nhìn nhìn thấy chuyện “cha chung không ai khóc” là hỏng hết; ông đã thấy “mấy thằng ban quản lý Hợp Tác Xã chúng nó có biết làm ăn gì đâu”! “Thằng P. làm chủ nhiệm là cố nông, đi ở đợ cho địa chủ, nhưng nó chỉ biết ở nhà điếu đóm, mồm mép, hầu hạ các chiếu bạc, chứ có biết cày bừa, đồng áng gì đâu”! Ông thương nhất, đau nhất là con trâu. Có lẽ ông thương con trâu hơn cả mấy thằng con đang hăng hái về hùa với cả làng, cả nước này điên rồ ào ạt vào Hợp Tác Xã …
Còn bố mình, nhà văn Đào Vũ gọi là Lão Am và gán cho ông “bản chất bảo thủ, tự tư tự lợi, dao động của tầng lớp Trung nông”; cho rằng ông “bí mật dắt trâu đi khảo giá” (!?). Ông mà biết Đào Vũ bịa chuyện này thì ông quát cho một trận và đuổi thẳng cổ! Ông rất nóng tính, bộc trực. Bây giờ mới càng hiểu bố, thương bố và ân hận. Bố đau buồn, bất lực và cô đơn giữa các con trong gia đình mình, cô đơn giữa mênh mông cõi đời! …
Bố mất năm 1963.Còn con trâu ngày càng gầy yếu, tiều tụy. Năm 1965 nó ngã gục trong khi kéo xe bò chở gạch về xây trụ sở Hợp Tác Xã. Người ta đem làm thịt nó.Bố đã không phải chứng kiến cảnh đau lòng này.
Không chỉ Cải Cách Ruộng Đất mà Hợp Tác Xã cũng phá nát hết mọi mối quan hệ xã hội bền vững của gia đình, xóm làng, xã hội; không chỉ con người khổ ải, ganh ghét giết nhau, mà con trâu, con bò, ruộng đồng cũng đau đớn; vì lớp người sau này họ không còn biết thương xót ruộng đồng, thương xót người nông dân chân chất muốn gắn bó với đồng ruộng
Cuối bài, tác giả Mạc Văn Trang kết thúc Chuyện Con Trâu Nhà Mình với hai câu thật thấm thía rằng:
“Ngày nay “con trâu là đầu cơ nghiệp” đã đi vào lịch sử. Nhưng những câu chuyện về nó vẫn là những bài học không hề cũ cho những ai có trái tim biết cảm xúc và cái đầu biết suy ngẫm.”
. . .
Trời tờ mờ sáng, chúng tôi đã bị lùa ra đồng. Như trâu, chúng tôi phải đi làm sớm, trước khi mặt trời lên cao có nắng nóng hóc; theo cách nói của cán bộ cai tù, đó là: “có thế, chúng nó mới lao động tốt, mới đạt năng xuất cao.”
Ruộng ở đây là ruộng muối.Dù là vùng đất ven biển nhưng ruộng muối lại nằm sau các bờ đê, sâu bên trong. Do đó, ruộng muối nơi đây phải lấy nước biển thông qua hệ thống kênh rạch.
VùngBắc Việt Nam,vì thời tiết bất thường và ít đất ruộng;nông dân phải dùng cát biển để làm nền, để từng bước tạo thành muối hột, thường gọi là phương pháp “phơi cát”.Không cần có ruộng, dùng sân nhà để “phơi cát” vẫn được.Nông dân trongmiền Nam, làm ruộng muối bằng cách“phơi nước”.Nước biển được cho vào trong các khung đất và phơi nắng thành muối.Bên cạnh ao hoặc hồ cạn chứa nước mặn, có hai loại sân khác nhau; mỗi sân đắp bờ chia thành ô, khoảng 40 mét vuông. Sau khi dọn nền sân cẩn thận, nước từ “đùng”, tức là ao hay hồ chứa nước biển, được tát lên chođầy sân. Sân này gọi là “ruộng chịu”, dùng để phơi nắng khối nước trong sân. Nắng làm nước biển bốc hơi và tăng độ mặn. Khoảng năm ngày, trời khô ráovà có nắng nóng thì tháo nước trong “ruộng chịu”, chuyển sang sân kế bên. Sân này gọi là “ruộng ăn”, để phơi nắng tiếp. Từ nơi đây,khối nướcnày sẽ được rải thêm“muối mồi”,để giúp tăng đúng độ mặn.Trời trong, nắng gắtthì nước trong “ruộng ăn” kết tinh thành muốinhanh lắm,khoảng hai ngày sẽ có muối hột.Người làm muối sẽ cào muối, gom lại thành nhiều gò nhỏ, cho rỏ nước vàphơi cho hạt muối khô thêm, trước khi xúc muối đem bán.Theo cách cổ truyền như thế, mỗi tháng, mỗi ô sân có thể tạo thànhkhoảng 500 ký muối.
Đấy là khái quát về cách làm ruộng muối ở miền Nam. Thế nhưng, cáibãi đất mênh mông nơi đây hãy còn hoang sơ;vốn là rừng cây mới được người tù khai phá, còn chi thít vô số gốc cây cùng cỏ dại.Trước khi chia và ngăn thành các vuông ruộng chứa nước biển đểtạo thành muối; các gốc cây to nhỏ đủ loại, đủ cỡ, cùng cỏ dại,… tất cả phải được đào bứng, dọn cho thật sạch, không thể sót. Sau đó, mặt đất được làm bằng phẳng và trục cán cho thật dẻ chặt, đồng thời còn phảidiệt trừtất cả các loại sinh vật có hang ăn thông lên mặt ruộng làm nước thoát đi; cho đến khi nào nước chứa trong sân ruộng không còn bịrút thoát xuống lòng đất, thì nước biển mới bốc hơi mà thành muối được.
Các gốc cây lớn đã đào bứng xong, đấp bờ, chia ô. Sau mấy hôm chuyển nước vào sân.Sân tuy chưa giữ nước, nước rút xuống, cũnggiúp làm mềm đất.Thêm cơn mưa trái mùa sau Tết,đất mềm nhão ra thêm. Sáng nay, người tù bị lùa ra để bừa ruộng.Ruộng trồng lúa, còn gốc rạ thì phải bừa để nhận những gốc rạ chìm xuống sình,để lấy chỗ cấy lúa.Ruộng lấy muối thì khác, đất nơi đây không có gốc rạ;gốc cây, rễ cỏ nào không bị đè nhận xuống thì bịrăng bừacào móc lên mặt. Cũng như các trại nhốt người gọi là “cải tạo” từ Bắc vào Nam,tất cả giai đoạn cày, bừa, trục… đều do tù nhân thay nhau mà kéo các nông cụ, thay vì dùng máy hay đàn trâu của Hợp Tác Xã. Nếu có ai thắc mắc, cán bộ đã học tập sẵncâu trả lời, rằng thì là:“con trâu đâu có cải tạo mà bắt nó kéo bừa!”.
Chúng tôi thay phiên nhau làm các công việc dọn nền. Ba người vào toán bừa đất; hai người kéo cái bừa, một người đi theo sau cầm càng giữ bừa. Lúc đi sau cầm càng, nhìn hai bạn mình đeo ách thay trâu, khổ tâm lắm.Đạp cho răng bừa cắm lún sâu xuống đất, thì bạn mình kéocòng lưng, hốc hác. Mà cứ để cái bừa kéo khơi khơi trên mặt đất thì không thể móc cho trốc gốc cây cỏ được; cả toán bị cai người nặng lời, làm nhục.Những người tù còn lại thìhốt mớ cây và rễ bị rang bừa cào trốc văng lên bên trên mặt đất …
Từ khi miền Nam bị mất Sài Gòn,thật không ngờ, những người miền Nam phải chứng kiến tận mắt cảnh tượng người làm việc thay trâu, hay https://www.youtube.com/...h?v=Kb6M1qD1e1Ymình mang ách làm trâu. Người tù như những con trâu trên cánh đồng …
Khổ nhọc không hành hạ thể xác bằng nỗi niềm xót đau trong lòng!

Bạn bè tôi,bây giờ còn, mất?!
Đoạn đường trần ai vết hằn trên vai.
Kiếp trần ai … ai nhớ, ai quên?!
“Tôi thấy tôi về đứng giữa đồng xưa,
Đứng bên bờ ruộng thơm mùi lúa mới …
Tôi thấy tôi về ghé lại vườn xưa,
Khoai sắn vui cười bên giàn đậu đũa …
Tôi thấy tôi về gặp bạn bè xưa,
Xác thân gầy còm nhưng nụ cười tươi!
Thời gian buồn tủi tù ngục đã qua,
Bọn cai người đó nay không còn nữa!”

Bùi Đức Tính

Sửa bởi người viết 23/03/2021 lúc 11:45:48(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.123 giây.