logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/03/2021 lúc 03:49:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Các tàu tuần duyên Đài Loan và trực thăng tập trận tại một cảng ở Tân Bắc (New Taipei City). Ảnh tư liệu chụp ngày 04/05/2019. AP - Chiang Ying-ying

Tác giả Alain Frachon bắt đầu bài bình luận trên Le Monde bằng từ « ngạo mạn » : Trung Quốc nay chính thức bị bệnh dịch mãn tính này. Le Figaro cho rằng để đối phó với Bắc Kinh, « Nước Mỹ không nên trở thành sen đầm bằng giấy ».

Bắc Kinh mắc bệnh ngạo mạn mãn tính
Liên quan đến châu Á, tác giả Alain Frachon bắt đầu bài bình luận trên Le Monde bằng từ « ngạo mạn » : Trung Quốc nay chính thức bị bệnh dịch mãn tính này. Thỏa mãn với sức mạnh vừa tìm lại được, Trung Quốc tin rằng đã chiếm ưu thế trên trường quốc tế, và suy nghĩ đã biến thành hành động, ở trong cũng như ngoài nước.
Các vị không cần giảng đạo đức, chúng ta nói chuyện bình đẳng. Thứ Năm 18/03 tại Anchorage (Alaska), Trung Quốc đã phản ứng khi chủ nhà Mỹ đề cập đến các vấn đề Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông, Đài Loan, gián điệp tin học, Biển Đông và những hành động hiếu chiến khác. Cũng với cùng cảm tưởng đang ở thế thượng phong, Bắc Kinh đã trừng phạt các nghị sĩ và nhà bình luận châu Âu, không phải vì những gì họ làm, mà vì những điều họ nói về Trung Quốc.
Tập Cận Bình hôm 05/03 tuyên bố phương Đông đang lên và phương Tây đang suy tàn. Trước Quốc Hội Trung Quốc, ông Tập khẳng định « Trung Quốc nay có thể nhìn thẳng vào mắt thế giới ». Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng cán cân quyền lực nay nghiêng về phía mình chứ không phải Hoa Kỳ.

Để bảo đảm tính ưu việt, Bắc Kinh tiến hành « ngoại giao lệ thuộc » : thống trị nhiều đối tác bằng kinh tế và công nghệ. Tất cả sức mạnh của các doanh nghiệp high-tech, được Nhà nước tài trợ ồ ạt, phải phục vụ cho chiến lược bành trướng về chính trị. Úc đã phải trả giá đắt vì dám đòi mở điều tra về xuất xứ con virus corona ở Vũ Hán.
Thực dụng được coi trọng hơn các giá trị dân chủ
Đảng Cộng Sản Trung Quốc đàn áp trong nước, nuốt lời cam kết về Hồng Kông, đe dọa quân sự với Đài Loan, chiếm đóng các đảo nhỏ trên Biển Đông, lãnh thổ tranh chấp ở Himalaya, và gián điệp trên mạng, mà không ảnh hưởng đến bành trướng kinh tế. Các mối liên hệ mang tính chư hầu về kinh tế được lập ra ở nhiều nơi theo các mức độ khác nhau, tại Liên Hiệp Quốc và những nơi khác, nhằm phục vụ cho lợi ích Bắc Kinh.
Trong một thế giới toàn cầu hóa được « Hán hóa », chế độ dân chủ tự do không mang tính chính danh hơn chế độ độc tài. Các « giá trị » được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc được diễn dịch theo kiểu Trung Quốc, nhất là hủy bỏ tự do ngôn luận.
Để bảo đảm vị trí lãnh đạo thế giới, các tổng thống Mỹ John Kennedy năm 1961 rồi Ronald Reagan trong thập niên 80 đã dẫn dắt Liên Xô vào cuộc chạy đua vũ trụ. Joe Biden hứa hẹn sẽ cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc trong các công nghệ mũi nhọn hiện nay như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…Nhưng trái với Kennedy và Reagan, Biden chiến đấu không phải với một Liên Xô đang xuống dốc, nhưng với nền kinh tế thứ nhì thế giới.
Tính thực dụng đã khiến không có công ty Mỹ nào muốn rút khỏi Hoa lục, không một ngân hàng lớn nào của phương Tây rời Hồng Kông. Trung Quốc luôn làm các láng giềng sợ hãi, bị dư luận Mỹ và có thể cả châu Âu ghét chưa từng thấy. Tuy nhiên khó thể cô lập được một nền kinh tế như Trung Quốc, và theo tác giả, lời đáp tùy thuộc vào khả năng của các chế độ tự do dân chủ có thể lại chứng tỏ mô hình của mình hiệu quả như trước hay không.
Mỹ không nên trở thành « sen đầm bằng giấy »
Cũng về Trung Quốc, Le Figaro cho rằng « Nước Mỹ không nên trở thành sen đầm bằng giấy ». Ông Biden khẳng định Hoa Kỳ quay lại trên trường quốc tế, nhưng những tuyên bố đao to búa lớn không đi đôi với phương tiện và bối cảnh hiện thời, và lại đánh giá thấp chiều sâu của cuộc khủng hoảng chính trị trong nước.
« Nước Mỹ trở lại » để tương phản với « Nước Mỹ trước hết » thời tổng thống Donald Trump, nhưng sự trở lại này có ý nghĩa gì trong lúc Mỹ quốc đã thay đổi hẳn trong bốn năm qua. Phải chăng là quay lại với các đồng minh châu Âu và châu Á ? Với vai trò cường quốc giữ trật tự thế giới, bảo vệ dân chủ trước các chế độ độc tài, trước hết là Trung Quốc ? Ê-kíp Biden chắc chắn đã xác định các mục tiêu này, với các tuyên bố hùng hồn.
Tuy nhiên trong bài trả lời phỏng vấn Le Figaro, ông Elbridge Colby, chiến lược gia thời Donald Trump cảnh báo sự khác biệt giữa các bài diễn văn và thực lực. Theo ông, các mục tiêu của những con diều hâu cánh tự do (tức cánh tả) của Biden không phù hợp với phương tiện quân sự hiện có. Không nên cao giọng ở khắp nơi, với nguy cơ bỗng trở thành một sen đầm bằng giấy, nếu Bắc Kinh trắc nghiệm quyết tâm của Mỹ về Đài Loan. Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ cần tập trung vào chiến trường chính là châu Á, để cho các đồng minh châu Âu tự lo các vấn đề của châu lục.
Đài Loan quan trọng hơn cả Tây Berlin thời chiến tranh lạnh
Cụ thể, ê-kíp Biden rất mạnh miệng, nói những điều tuyệt vời về Đài Loan - và họ có lý. Tân chính quyền muốn duy trì lực lượng ở Afghanistan và Irak, trừng phạt Miến Điện. Nhưng nguồn lực không đi đôi, và đừng quên rằng kinh tế của Trung Quốc cũng lớn như Mỹ. Nga thì yếu hơn nhưng không ngại sử dụng sức mạnh quân sự tiềm tàng, ngoài ra còn Iran và Bắc Triều Tiên, trong khi ngân sách quốc phòng của các nước dân chủ lại giảm.
Biden và Blinken tin rằng các nền dân chủ sẽ đứng về phía Mỹ vì có cùng các giá trị, nhưng theo chuyên gia Colby, quan niệm này sai. Các nước coi trọng lợi ích của mình trên hết, các giá trị chỉ đứng thứ nhì thậm chí thứ ba. Khả năng châu Âu chia sẻ tương quan lực lượng ở châu Á hầu như bằng 0, lợi ích kinh tế với Trung Quốc khiến các nước sẽ không đứng cùng với Mỹ trong cuộc thập tự chinh.
Riêng về Đài Loan, Colby đánh giá quan trọng hơn Tây Berlin trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Mỹ phải bảo vệ bằng mọi giá. Berlin mang ý nghĩa biểu tượng vô cùng lớn, nhưng chỉ là biểu tượng, còn Đài Loan còn có cả ý nghĩa chiến lược. Toàn bộ kỹ nghệ bán dẫn được đặt tại đây.
Tất cả các nước trong khu vực đều muốn Hoa Kỳ là đối trọng với Trung Quốc, nhưng quan trọng là sự khả tín của Mỹ. Chính quyền Trump ý thức được điều này, và không ngại chứng tỏ sẽ thẳng tay với Bắc Kinh. Ngày nay, mối nguy chính không phải là chọc giận Trung Quốc, mà là tỏ ra yếu đuối trước chế độ độc tài Bắc Kinh.
Bắc Kinh viết lại lịch sử « virus Trung Quốc » bằng mọi giá
Về đại dịch Covid, trang web Le Monde có bài điều tra dài « Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến thông tin để viết lại nguồn gốc đại dịch như thế nào ». Trên mạng xã hội và tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bắc Kinh tuyên truyền để cố thuyết phục thế giới là con virus corona xuất phát từ…Mỹ, xóa cho bằng được dấu vết « virus Trung Quốc » - như ông Trump gọi.
Từ tháng 10/2019, đã có mấy chục bệnh nhân nhập viện tại Hồ Bắc, nhưng để che giấu, bộ máy tuyên truyền ra 3.200 chỉ thị và 1.800 văn bản cho các cơ sở địa phương trên toàn quốc. Tại Genève, WHO đợi đến ba tháng sau mới chịu tuyên bố đại dịch. Giả thiết vật chủ là con tê tê được đưa ra : những con vật được xét nghiệm đến từ Malaysia, do hải quan Trung Quốc tịch thu. Nhưng mùa thu 2020 một ê-kíp sinh học và thú y Malaysia sau khi phân tích mẫu từ 330 con tê tê không hề thấy dấu vết của virus corona.
Bắc Kinh quy cho lính Mỹ đã mang virus đến, rồi cá hồi và các sản phẩm đông lạnh nhập khẩu…Hỏa mù được tung liên tục, các nhà nghiên cứu tại Hoa lục và xã hội dân sự thì hoàn toàn bị bịt miệng. Một chuyên gia ở Genève cho rằng không còn có thể gởi phái bộ Liên Hiệp Quốc nào đến điều tra về chủ đề nhạy cảm này tại Trung Quốc : « Một năm sau mới đến, là quá trễ ». Trong khi ngưỡng nửa triệu người Mỹ chết vì con virus từ Vũ Hán đã bị vượt qua hôm 21/02 và toàn thế giới có 2,7 triệu nạn nhân.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.083 giây.