logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/04/2021 lúc 02:47:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Biểu tình bên ngoài tòa đại sứ Canada ở Washington kêu gọi Canada và các nước coi việc Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ là phạm tội diệt chủng. Ảnh chụp ngày 19/02/2021. REUTERS - LEAH MILLIS

The Economist nhận định « Trung Quốc tin chắc phương Tây đang trên đà suy tàn không thể cứu vãn ». Giới lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng đây là thời cơ của mình và vội vàng nắm lấy.
Bắc Kinh thô bạo hơn, với chủ nghĩa dân tộc hung hăng
Khao khát trở nên giàu có và hùng mạnh, 40 năm qua Trung Quốc hiếp đáp những nước yếu hơn và thận trọng đối với bất cứ nước nào có khả năng trả đũa. Tuy nhiên gần đây Bắc Kinh dường như đã thay đổi trong cách tính toán rủi ro. Trước hết, Dương Khiết Trì đã lên mặt giảng đạo đức cho các nhà ngoại giao Mỹ tại Alaska, và sau đó được coi như người hùng tại Hoa lục. Tiếp theo, Bắc Kinh trừng phạt các chính khách, nhà ngoại giao, giáo sư, luật sư, nhà hoạt động dân chủ Anh, Canada, châu Âu, để trả đũa các trừng phạt của phương Tây về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ.
Gần đây nhất ngành ngoại giao và tuyên truyền Trung Quốc ra sức nói rằng các báo cáo về cưỡng bức lao động để sản xuất bông ở Tân Cương là « dối trá, bóp méo thông tin », hoan nghênh các công dân đã tẩy chay những thương hiệu nước ngoài từ chối sử dụng bông Tân Cương. Một lãnh sự Trung Quốc còn tweet rằng thủ tướng Canada là « con chó theo đuôi Mỹ » !
Dân tộc chủ nghĩa hung hăng khiến các nhà ngoại giao phương Tây nhìn Bắc Kinh một cách sững sờ. Các đặc sứ bị triệu mời vào nửa đêm để nghe các quan chức nói rằng Trung Quốc không phải như cách đây 120 năm, khi các đạo quân ngoại quốc và những khẩu đại bác buộc Thanh triều phải mở cửa. Một số coi đây là bước ngoặt của ngoại giao Trung Quốc, một nhà ngoại giao kinh nghiệm có nhận xét đáng buồn là Bắc Kinh coi phương Tây là vô kỷ luật, yếu đuối, tìm cách chà đạp dưới chân.
« Phương Đông trỗi dậy, phương Tây đang tàn lụi »
Tại Mỹ và một số nước, có những tiếng nói cho rằng Trung Quốc đã sai lầm khi tỏ ra vụng về, hấp tấp. Khả năng Nghị Viện Châu Âu phê chuẩn hiệp ước đầu tư với Trung Quốc nay trở nên mong manh, sau khi Bắc Kinh trừng phạt nhiều nghị sĩ châu Âu.

Trên thực tế, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cho rằng sự quyết đoán của họ là hợp lý. Thứ nhất, họ tin Trung Quốc đang ở thế thượng phong trong một trật tự thế giới mới. Tại Liên Hiệp Quốc, đa số nhà nước thành viên ủng hộ Trung Quốc - chủ nợ không thể thay thế, người xây dựng hạ tầng cơ sở và cung cấp công nghệ giá phải chăng, kể cả hệ thống giám sát cho các chế độ độc tài đang lo sợ bị lật đổ.
Thứ hai, Trung Quốc ngày càng chắc chắn rằng nước Mỹ đang suy tàn một cách lâu dài và không thể đảo ngược, cho dù các nước phương Tây quá ngạo mạn và kỳ thị để có thể chấp nhận « phương Đông đang trỗi dậy và phương Tây đang tàn lụi » - theo cách nghĩ của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh. Nay Trung Quốc làm đau theo liều lượng được tính toán để gây sốc cho phương Tây, cho đến khi họ chịu nhận ra rằng trật tự cũ do Mỹ dẫn đầu đang kết thúc.
Trung Quốc, đất nước đang có quá nhiều kẻ thù
Những người đang cai trị Trung Quốc duy trì quyền lực bằng cách thuyết phục các công dân rằng thịnh vượng, an ninh và sức mạnh quốc gia đòi hỏi một đảng độc quyền có bàn tay sắt. Lợi ích của đa số được đặt lên trên thiểu số : các nông dân bị trục xuất để xây đập thủy điện, các sắc dân thiểu số bị cải tạo để trở thành những người lao động ngoan ngoãn, các nhà ly khai bị bịt miệng.
Không ít quan chức ở Hoa lục tin rằng trật tự được xây dựng sau 1945 với nhân quyền, các chuẩn mực và quy định giữa kẻ mạnh và kẻ yếu, là trở ngại cho sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nếu tuân theo các quy tắc này, Bắc Kinh sẽ khó đạt được mục tiêu. Trong một Trung Quốc kiêu ngạo và hoang tưởng, một số quan chức tin rằng EU sẽ sớm bỏ các lệnh trừng phạt liên quan đến Tân Cương, bởi vì châu Âu không thể phục hồi sau đại dịch mà không có Bắc Kinh.
Các quan chức Trung Quốc khác lo lắng rằng đất nước của họ đang tạo ra quá nhiều kẻ thù. Tiếc thay, số này không đông đảo bằng những người cho rằng Trung Quốc bị ghét bỏ vì phương Tây ganh tị đối với thành công của họ. Nhà cầm quyền Bắc Kinh chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu lâu dài, rõ ràng là đầy nguy hiểm cho Trung Quốc lẫn phương Tây.
Mạng lưới tay chân tuyên truyền giùm Trung Quốc tại Pháp
Trong số báo cuối tuần, Libération có bài điều tra tiết lộ, để bù đắp lại sự hạn chế của các chiến lang hung hăng, Trung Quốc còn dựa vào các tay trong ở Pháp để mở rộng ảnh hưởng, phổ biến những lời lẽ hoa mỹ về Tân Cương.
Biển Đông, Tây Tạng, Đài Loan, Tân Cương, Con đường tơ lụa, Covid-19…Dù là đề tài nào, Bắc Kinh cũng muốn dẫn dắt câu chuyện theo hướng của mình, đánh bóng hình ảnh trên trường quốc tế. Những ai lên tiếng tố cáo việc viết lại lịch sử, như chuyên gia Antoine Bondaz, bị tấn công không thương tiếc : bị đại sứ quán Trung Quốc gọi là « tiểu tốt », « linh cẩu điên »…Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có mạng lưới gồm « trí thức, chính khách, nhà báo, mà các lời lẽ của họ được báo chí Hoa lục dùng để tuyên truyền » - theo Marc Julienne của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI).
Cuốn sách của nhà văn Maxime Vivas « Duy Ngô Nhĩ : Chấm dứt với fake news » là một trong những ví dụ mới nhất. Tác giả là một người về hưu ở Toulouse, không biết tiếng quan thoại lẫn Duy Ngô Nhĩ, đưa ra những lý lẽ không khác kiểu tuyên truyền của Bắc Kinh và ngay từ đầu tháng Ba đã được Vương Nghị dùng để chứng minh về các « trại huấn nghệ ». Phía sau cuốn sách này là nhà xuất bản bí ẩn mang tên « Con đường tơ lụa », được thành lập năm 2017 bởi một người Pháp tên Sonia Bressler. Bà này tự giới thiệu là « chuyên gia về ngôn ngữ và truyền thông gây ảnh hưởng », nói với Libération là « phải có khả năng nghe một tiếng nói khác ».
Những « chuyên gia » nói theo giọng điệu Bắc Kinh
« Kiểu nói khác » ấy, bà Bressler rất quen. Thường xuyên trả lời phỏng vấn Hoàn Cầu Thời Báo với tư cách « chuyên gia về Trung Quốc », bà khẳng định Tân Cương là nơi « các dân tộc sống hài hòa với nhau », còn trên Nhân Dân Nhật Báo, thì nói rằng các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông được « các tập đoàn đa quốc gia phương Tây » tài trợ.
Ngoài cuốn sách của Maxime Vivas, nhà xuất bản của Sonia Bressler còn ấn hành tạp chí Đối thoại Trung-Pháp, phối hợp với ban biên tập Trung Quốc Ngày Nay – một ấn bản thuộc sở hữu của China International Publishing Group, định chế công được Mao Trạch Đông lập ra, đặt dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản.
Trên Đối thoại Trung-Pháp có thể đọc được những bài của các nhân vật quan trọng thân Bắc Kinh như cựu thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, cựu ứng cử viên tổng thống Pháp François Bayrou. Tạp chí này còn có một « ban chuyên gia », trong đó có Christian Mestre, trưởng khoa danh dự trường đại học Strasbourg, từng bị Le Point tố cáo trong một bài điều tra và sau đó chối bỏ các tuyên bố về Duy Ngô Nhĩ, cho rằng mình đã bị Bắc Kinh lợi dụng.
Đài truyền hình Trung Quốc chế ra một « nhà báo Pháp » ảo
Trang web của Le Monde cho biết đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN tiếng Pháp thậm chí còn sáng tác ra một « nhà báo Pháp độc lập » mang tên Laurène Beaumond, bác bỏ các cáo buộc về đàn áp người Duy Ngô Nhĩ. Nhân vật này cho biết đã sống 7 năm ở Trung Quốc và « do một sự tình cờ, có thân nhân sống tại Urumqi, thủ phủ Tân Cương ».
Vấn đề là « Laurène Beaumond » không hiện hữu ! Nhật báo uy tín đã kiểm tra, không có ai trong danh sách của Ủy ban cấp thẻ nhà báo Pháp mang tên này, trong khi theo CGTN thì người phụ nữ « có hai bằng cử nhân về lịch sử nghệ thuật và khảo cổ học của Sorbonne cùng với một bằng thạc sĩ báo chí, từng làm việc cho nhiều tờ báo trước khi đến Bắc Kinh ».
Chuyên gia Antoine Bondaz phát hiện tài khoản mang cái tên giả mạo này được lập trên Twitter vào cuối năm 2020, bênh vực cho Bắc Kinh về dịch bệnh từ Vũ Hán. Ông cho biết không thể nào tưởng tượng được việc một cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc lại sáng tạo ra cả một nhà báo ảo.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.