logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/04/2021 lúc 10:12:31(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sự tự do, nhân phẩm, nhân quyền của người công dân được luật pháp bảo vệ và tôn trọng. Một người công dân không thể bị coi là có tội cho đến khi bị toà tuyên án. Không ai có thể bị bạo hành từ các cơ quan trách nhiệm. Ở đó là một xã hội nhân bản, nếu không có tiếng súng đùng chát phá làng phá xóm của Cờ Đỏ trong đêm khuya thì quả là một cuộc sống đầy hoan lạc. Tuy nhiên, sau ngày 30-04-1975 Cờ Đỏ được kéo lên cao như một dấu chỉ khác. Niềm vui chưa kịp đến vì im tiếng súng. Toàn cảnh miền nam đã rơi vào trong hỗn loạn, hoang mang và thực sự là đối diện với lo âu và nỗi chết. Trước tiên, hàng trăm ngàn người thuộc mọi giai tầng trí thức ở miền nam trong hàng ngũ quân, cán, chính đều bi đẩy vào các trại tù.


Khi tôi học lớp Nhất, một hôm, vừa bước vào lớp sau lễ chào cờ, bạn tôi đứng lên hỏi:


- Thưa thầy, màu cờ mang ý nghĩa gì với người dân và vớí chúng em ạ?


Đứng yên lặng một chút, thầy giáo của chúng tôi bảo:


Với quốc gia: Lá Cờ là nghi biểu linh thiêng, sống động của Tổ Quốc và mọi người phải có bỏn phận tôn trọng, giữ gìn.


Với dân tộc: Lá Cờ là sự kết hợp một truyền thống lâu dài, là văn hóa, là biểu hiệu một ý chí kiên cường bảo vệ cuộc sống Công Lý cho chủng tộc trong Tự Do, Công Bình, Nhân Bản. Diễn đạt một ý chí Độc Lập của đất nước.


Gần đây, chuyện kể rằng: Ông Thịnh, một cựu chiến binh trong QLVNCH. Từ ngày ra khỏi nước, trong nhà ông, ngoài bàn thờ, bải vị của tổ tiên ra, bao giờ cũng thấy có những biểu tượng mà ông đã “một đời” hy sinh vì nó như lá Cờ Vàng, tấm huy chương, hay tấm hình ngày ông qùy xuống nhận trách nhiệm với non sông. Tất cả được đặt ở những vị trí trang trọng nhất. Rủi thay, đứa con ông dứt ruột đẻ ra. Khi CS vào, chính ông cõng nó, ông bồng nó trốn chạy cộng sản ra hải ngoại. Niềm vui chưa kịp đến khi nó khôn lớn, là một bác sỹ, kỹ sư, luật sư… lại đến câu chuyện ông mất con.


Chuyện là, sau vài chuyến về Việt Nam với cô bạn gái là du học sinh. Chẳng biết nghe ai xúi, Minh (lại cũng tên Minh!) một bác sỹ mới ra trường, anh dũng mang về tấm hình Hồ chí Minh và cái lá cờ của cộng sản Phúc Kiến. Nó treo lên bức tường chính của phòng khách.


Ông Thịnh đi làm về nhìn thấy. Máu uất bốc lên. Ông giật ngay cái lá Cờ Đỏ và tấm hình có nắm lông mồm của HCM quẳng ra ngoài sân. Minh bất bình, lớn tiếng kết tội ông bố độc tài, ích kỷ, thiếu ý thức chính trị, không tôn trọng tự do của người khác.


Cuộc khẩu chiến bùng lên. Ông Thịnh săn tay áo lên "Nói thế là mày phản bội lại những hy sinh của gia đình này, mày không xứng đáng ở lại đây. Hãy thu đồ ra khỏi nhà ngay. Mày tưởng là bác sỹ, là luật sư là lên bằng giời, là có ý thức chính trị hay sao? Đi, đi ngay! Công lao tao đưa mày đi vượt biển, nuôi mày ăn học, kể bỏ. Đi, đi ngay! Tao thà là không có mày, còn hơn bị nguyền rủa”!


Mặc cho bà vợ réo gào. Lệnh vẫn xé màng tang. Minh cũng “hách” không kém, cuốn cờ, nhặt lấy tâm hình, vơ vội ít quần áo, dàn nhạc, cho vào cái va li, lái xe ra khỏi nhà theo sau là tiếng như thét của ông Thịnh: “Để xem mày đi được bao lâu. Tốt nhất là về bên đó mà sống luôn với nó (cờ đỏ), đừng ở đây, ăn cơm gạo ở xứ này làm tủi nhục cho bố mẹ mày, tủi nhục lây cho những người đi tỵ nạn! Đi, Đi cho khuất mắt.”!


Trong Đèn Cù của Trần Đĩnh cũng có câu chuyện tương tự: “tình cờ gặp Minh Trường, phóng viên nhiếp ảnh Thông tấn xã năm 1971 đã cùng tôi vào vùng rốn lụt của Hải Dương. Anh thuộc lớp người đầu tiên về Sài Gòn chiến thắng. Nhưng anh đã nếm một chiến bại đớn đau. Hơn một năm sau kể lại với tôi, giọng anh vẫn run run như nghẹn lại. Lẽ tất nhiên anh rất vui khi lần đầu tiên trở lại đứng trước nhà mình bấm chuông. Thì mẹ anh mở cửa. Thì mẹ liền chắp hai tay lạy: - Anh còn sống thì tôi mừng nhưng anh về thì tất cả các đứa con bao lâu nay sống với tôi, chăm sóc phụng dưỡng tôi đều đã bị các anh lôi đi tù hết mất rồi. Anh về thì nhà này tan nát, thì tôi trơ trọi. Thôi, tôi xin anh, anh đi với đồng chí của anh đi cho mẹ con tôi yên” (tr 486)


Hai câu chuyện về Màu Cờ, một xảy ra ở bên Mỹ, một bên ta cách nhau có đến gần ba mươi năm, chẳng hẹn mà cùng có một kết quả. Trước mắt, nó làm cho hai gia đình trong cuộc tan nát, ly tan. Thoáng nhìn, có người cho rằng "xử sự" như thế là khắt khe, là không công bằng, là áp bức không có tự do? Tôi cho luận điệu, phản bác này là ấu trì, như đứa trẻ lên ba chưa biết mặc quần đã biết làm “cách mạng VC”. Bởi lẽ, nếu lá Cờ Vàng và tấm hình của TT Diệm xuất hiện ở trong một gia đình nào đó trong vùng đất cộng sản chiếm đóng thì gia đình ấy sẽ ra sao? Liệu có phải chỉ là cuộc “khẩu chiến” xuông trong nhà, hay sẽ là cảnh chủ nhân bị cán cộng đến bịt mắt đưa đi vào lúc nửa đêm? Lúc ấy có là tự do, có là thiếu hiểu biết chính trị hay không?


Như thế, ông Thịnh và bà mẹ Việt Nam trong Đèn Cù có đủ lý do khi có quyết định này. Họ là người tôn trọng lẽ phải. Có trách là trách con ông như kẻ sa đà, lỡ nghiện thuốc phiện. Nó không chỉ phản bội lại chính lòng hy sinh, mổ hôi, nước mắt và có thể cả máu của ông mà thôi, nhưng còn là sự phản bội với đồng bào, những người chiến binh đã hy sinh xương máu để bảo vệ Màu Cờ Tự Do, Độc lập của dân tộc nữa.


Sự phản bội này xem ra rất khó “hóa giải”. Theo đó, giải pháp tình thế này được coi là khả dĩ hơn là chuyện “ yên lặng”, để cho tình cha con mỗi ngày chồng chất thêm đau thương, lẫn hận thù trong cuộc sống giả dối. Hơn thế, là cơ hội để cho con ông tự biết trái, biết phải. Biết suy nghĩ và biết sống cho nên người chân thật. Chuyện bà mẹ của Minh Tường cũng thế. Bà đã không còn chọn lựa nào khác. Thà mất con (như đã từng mất khi nó thoát ly ra đi) hơn là chấp nhận cho nó mang tội ác và gian trá về nhà! Cuộc chiến trong nhà, nơi chỉ có tình cảm còn gay gắt thế. Nói chi đến cuộc chiến ngoài xã hội, nơi tựa vào lý lẽ nhiều hơn. Nhưng từ đâu, cuộc bể dâu đã đổ xuống thân phận Việt Nam?


I. Đôi dòng Lịch Sử.


1. Cờ Vàng.


Từ rất xa, khoảng năm 40 sau công nguyên, nước ta còn bị Tàu phương bắc đô hộ. Hai bà Trưng, đã dùng Cờ Vàng để khởi nghĩa, đánh đuổi quân xâm lăng. Bà lấy lại 65 thành trì để xưng vương. Từ đó sắc cờ Vàng luôn ẩn hiện trong các triều đại kế tiếp. Đến triều Nguyễn, hai sọc đỏ được thêm vào lá Cờ Vàng, và kích thước cũng khác đi, Đến năm 1945, một sọc đỏ (đứt quãng) được thêm vào giữa hai sọc đỏ có từ trước. Rồi vào năm 1948, cựu hoàng Bảo Đại đã cho nối liền sọc đỏ ở giữa lại.


Từ đó trên toàn cõi Việt Nam, từ bắc chí nam, chỉ có một màu Cờ Vàng tung bay theo nước rộng sông dài, là nghi biểu thiêng liêng của đất nước. Màu Cờ Vàng là sự kết hợp một truyền thống, một lịch sử, một văn hóa, biểu hiệu một ý chí kiên cường bảo vệ cuộc sống cho chủng tộc trong Tự Do, Công Bình, Nhân Bản và diễn đạt một ý chí Độc Lập của dân tộc. Đó là màu cờ của sự sống.


2. Cờ Đỏ.


Vào khoảng năm 1940, Hồ Quang cũng gọi là Hồ chí Minh, (trích theo tài liệu trong quân ủy trung ương Trung cộng và tài liệu chính quy của CSVN) là thiếu tá tại chức, tùng sự trong bát lộ quân, ngành điện báo của Trung cộng dưới quyền chỉ huy của tướng Chu Đức, đã được lệnh xâm nhập vào Việt Nam. Khi vào Việt Nam Y mang theo lá Cờ Đỏ có một sao vàng là cờ khởi nghĩa của đảng cộng sản Phúc Kiến do Li ji Shen lãnh đạo.


Sau khi vào Việt Nam, theo Võ Nguyên Giáp, lá Cờ Đỏ ban đầu dùng làm cờ lệnh của đảng. Sau biến cố cướp chính quyền của Việt Minh vào năm 1945, nó trở thành Lá Cờ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Hồ chí Minh lãnh đạo để từ đây thi hành những chỉ thị từ Trung cộng.


Sau ngày 30-4- 1975, nó là biểu tượng của nhà nước CHXHCNVN trở thành bàn đạp cho bá quyền Trung cộng tràn xuống phương nam. Nó là Màu Cờ chuyên chở số phận con người trở về, lệ thuộc và sống trong nô lệ. Chính nó, từ Liên Sô, Trung cộng đã giết chết cuộc sống của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. Nó giết chết hết tất cả mọi niềm tin, mọi hy vọng, mọi yêu thương, mọi nhân ái trong lòng người Việt nam. Nó giết chết cuộc sống yên bình của con người. Nó đẩy dân tộc ta vào cảnh khố đáy điều linh.


Với một nguồn gốc, lịch sử và văn hóa khác biệt và xung khắc như thế, chắc chắn không bao giờ có thể có sự dung hòa giữa hai Màu Cờ này. Trái lại, sẽ là cuộc đồi đầu và loại trừ nhau một cách vĩnh viễn. Sự loại trừ này giống như sự thiện, công lý không thể chấp nhận tội ác và gian trá. Sự Thiện, Ác, Công Lý và gian trá là cuộc chiến không bao giờ chấm hết,


Tuy nhiên, cuộc chiến giữa hai Màu Cờ sẽ chỉ là một giai đoạn và nó sẽ kết thúc với một mất, một còn. Cờ Đỏ có thể đã thành công trong hơn bốn mươi năm qua, nhưng Cờ Vàng không bao giờ biến mất. Từ đó cho thấy, khi cờ Vàng quay về thì cờ Đỏ sẽ vĩnh viễn bị chôn vui, bị xé bỏ, không còn một ai nhắc nhở đến nó, ngoài trừ tội ác và gian trá do nó gây ra.


II. Màu cờ nào là biểu tượng, sống mãi trong lòng người?


Cờ Vàng, những tưởng là đã tan biến đi từ biến cố 30-4-1975, không còn ai nhắc nhở đến nữa. Kết quả, lại vượt qua sức tưởng tượng của tất cả mọi người. Cờ Vàng không những chỉ tung bay trên bầu trời thế giới, là biểu tượng sống của Việt Nam Tự Do. Hơn thế, còn là niềm tin yêu, là hy vọng, là sức sống tuyệt đối cho mọi ánh mắt của mọi người ở trong nước cũng như trên thế giới cùng hướng về.


Tại sao Cờ Vàng, sau bốn mươi năm không còn hiện diện trên bầu trời Việt Nam, lại trở thành một niềm tin tuyệt đối để mọi người cùng dõi mặt về? Người dân dõi mắt về đặt niềm tin hay chỉ là hoài niệm?


Tôi cho rằng, sẽ không có câu trả lời nào chính xác hơn là: Chính Cờ Đỏ đã dạy cho người dân Việt Nam biết đặt niềm tin và trông chờ vào sự trường tồn của Cờ Vàng. Chính Cờ Đỏ đã chỉ ra rằng, Chỉ có Cờ Vàng mới khả dĩ đáp ứng được yêu cầu khát vọng Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền, Công Lý và sự Độc Lập của Tổ Quốc cho người dân Việt Nam. Nói cách khác, chính Cờ Đỏ đã lộ nguyên bản chất là một thứ dẻ rách đầy bội phản do CS đi vay mượn về để gây ra tội ác cho dân tộc. Theo đó, Nó phải bị loại bỏ khỏi cuộc sống của người dân Việt Nam. Bởi lẽ:


1. Với người sống tại miền nam.


Có thể nói một cách công bằng là. Cuộc sống của người miền nam, trước 30-4-1975, không phải là cuộc sống ở trên thiên đàng. Trái lại, ở đó là chiến tranh tranh, ở đó có tang thương vì cuộc chiến. Ở đó có những sáo trộn về chính trị qua những cuộc đảo chánh rồi chỉnh lý. Ở đó không ai được hứa hẹn là hết chiến tranh sẽ dược xây dựng lại bằng mười năm xưa. Nhưng trong cuộc sống với đầy những khó khăn ấy, người người đã tích cực vun trồng hai chữ Việt Nam và đưa miền nam vào cuộc sống rất đáng sống và rất đáng hãnh diện trên trường quốc tế.


a. Về kinh tế,


Miền nam trong chiến tranh, nhưng không nghèo khó. Người ở miền nam chưa bao giờ phải trắng mắt lo toan ngày mai ăn gì, mặc gì. Lúa gạo, thịt cá ê hề, người dân muốn mua sắm thế nào tùy thích. Chưa có người dân nào phải đi mua hay chầu chực mua lấy nửa ký gạo, nửa ký cá, tôm bao giờ. Ngoài đường thì tràn ngập các loại xe máy, xe hơi. Về công nghệ thì đã sản xuất được xe La Dalat. Thành phố Sài Gòn đã có những thay đổi đáng kể, nó trở thành một thành phố đáng ngưỡng mộ từ các nước Đông Nam Á Châu.


b. Về văn hóa.


Phải nói ngay rằng, nền văn hóa nhân bản dân tộc đã được phát triển một cách toàn diện và rộng rãi tại miền nam Việt Nam. Ở đó tinh thần Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín Trung được đặt lên hàng đầu trong giáo dục công dân. Tạo cho người dân có ý thức trưởng thành về lòng yêu nước, về truyền thống độc lập và thấu hiểu lịch sử của dân tộc một cách rõ ràng, chính xác.


Bên cạnh đó là sự tôn trọng nền văn hóa lành thánh của các tôn giáo đã tạo cho xã hội miền nam một bộ mặt hài hòa về nhân nghĩa và đạo đức. Nạn trộm cắp không thường thấy, những tệ nạn xã hội không phải không có nhưng rất ít gặp. Riêng những tội đại nghịch bất đạo như giết cha mẹ, vợ chồng giết nhau thì hàng năm trời cũng không nghe đến một vài. Nói chi đến những trường hợp tình nhân, yêu nhau bỏ nhau là có thể ra bản án tử cho đối tác.


c. Phần đời sống chính trị.


Sự tự do, nhân phẩm, nhân quyền của người công dân được luật pháp bảo vệ và tôn trọng. Một người công dân không thể bị coi là có tội cho đến khi bị toà tuyên án. Không ai có thể bị bạo hành từ các cơ quan trách nhiệm. Ở đó là một xã hội nhân bản, nếu không có tiếng súng đùng chát phá làng phá xóm của Cờ Đỏ trong đêm khuya thì quả là một cuộc sống đầy hoan lạc.


Tuy nhiên, sau ngày 30-04-1975 Cờ Đỏ được kéo lên cao như một dấu chỉ khác. Niềm vui chưa kịp đến vì im tiếng súng. Toàn cảnh miền nam đã rơi vào trong hỗn loạn, hoang mang và thực sự là đối diện với lo âu và nỗi chết. Trước tiên, hàng trăm ngàn người thuộc mọi giai tầng trí thức ở miền nam trong hàng ngũ quân, cán, chính đều bi đẩy vào các trại tù.


Trong lúc hàng trăm ngàn người bị đẩy vào các trại tù khổ sai, biệt tin, tạo nên những bản tín đồn làm náo động lòng người thì ngày 12-6-1975, báo Sài Gòn Giải Phóng có bài xã luận với những lời lẽ phải được coi là loại cực kỳ vô văn hóa, nếu như không muốn nói là vô giáo dục, khi nó mô tả về những người lính miền nam bị lùa vào tù như sau: “Đế quốc Mỹ và tay sai đã biến chúng từ con người thành ra dã thú. Cách mạng phải cải tạo chúng từ thú trở lại thành người. Phải giam chúng lại để chúng không làm hại nhân dân được nữa. Đồng thời phải cải tạo chúng để chúng cải tà quy chính”.


Phần Nguyễn Hộ thì huỵch toẹt ra cái chủ trương man rợ của những kẻ còn ăn lông ở lỗ của CS khi vào nam là “Đối với bọn Ngụy quân, Ngụy quyền, nhà của chúng: ta ở; vợ của chúng: ta xài; con của chúng: ta bắt làm nô lệ; còn bọn chúng nó: ta giam cho đến chết!” Quả là kinh hãi thay!


Kế đến là những cuộc đổi tiền. Cuộc đổi tiền mà cán cộng rêu rao trên báo chí là: “Miền nam đã có một nền tiền tệ mới, khai sinh từ sự độc lập toàn vẹn của xứ sở. Nó đã kết thúc 30 năm sống dơ và chết nhục của đồng bạc Sài Gòn”.


Thật gớm giếc thay những cái mồm loa gian trá, điên đảo của những nhà cách mạng chưa biết mặc quần! “tiền của nước độc lập” ư? Độc lập mà phải sống dựa hơi vào đồng tiền "Mỹ Ngụy" năm xưa để cầu sống qua ngày ư? Sao mà vinh quang thế? ( còn 1 kỳ)


Ghi nhớ tháng tư đen.
Bảo Giang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.160 giây.