logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/04/2021 lúc 11:22:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh hoạ. Học sinh tại một trường học ở Hà Nội hôm 31/1/2020. Reuters


Báo chí nhà nước Việt Nam mới đây đăng tải thông tin về việc một số học sinh trường Trung học cơ sở Tân Mỹ, huyện Thanh Bình - Đồng Tháp đọc viết khó khăn, dù đã học lớp 6 nhưng có chữ đọc được, chữ không. Có học sinh đã phải bỏ học vì mặc cảm không theo kịp bài, ngay chính những em học sinh này cũng không biết vì sao bản thân lại được lên lớp.
Cụ thể tin cho biết theo lời học sinh trình bày thì hồi lớp 1, lớp 2 vẫn biết mặt chữ, ráp vần được, nhưng sang lớp 3 thì bị tuột lại so với các bạn cùng lớp... đến lớp 5; các em chưa một lần được thầy cô gọi lên trả bài.
Một phụ huynh ở miền Trung Việt Nam, anh Quang, khi trả lời RFA hôm 12/4 cho biết việc học sinh lớp 6 ở Đồng Tháp chưa đọc hết được chữ hay trường hợc buổi sáng học lớp 5, buổi chiều xuống học lớp 1... là những điển hình trong rất nhiều trường hợp tương tự đã và đang diễn ra tại ngành giáo dục Việt Nam. Sở dĩ có tình trạng này, theo anh Quang, là do bệnh thành tích trong giáo dục, mà đây là bệnh mãn tính chứ không phải cấp tính! Cụ thể, theo anh Quang, từ lâu ngành giáo dục đã đề ra một trong những tiêu chí để xét, làm căn cứ xếp hạng thi đua và nâng lương đối với giáo viên, cũng như thăng chức đối với cán bộ, công chức của ngành... là tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi, tỷ lệ học sinh được lên lớp hay tốt nghiệp mỗi khi thi chuyển cấp. Anh Quang cho biết thêm:
“Điều này được diễn ra ở mọi quy mô từ nhỏ đến lớn, tức là từng lớp trong mỗi ngôi trường, từng ngôi trường ở mỗi địa phương xã, huyện, tỉnh, thành phố... Nói như vậy có nghĩa rằng, nếu lớp nào, trường nào, địa phương nào có tỷ lệ học sinh đạt tỷ lệ khá, giỏi, lên lớp cao thì lớp đó, trường đó, địa phương đó được xét là đạt thành tích cao trong giáo dục, nhờ đó mà giáo viên chủ nhiệm của lớp đó, ban giám hiệu của trường đó, lãnh đạo ngành giáo dục của địa phương đó sẽ được khen thưởng, nâng lương, nâng bậc, nói chung là có cơ hội thăng tiến trong ngành.”
Muốn chữa căn bệnh thành tích trong giáo dục này, thì cũng rất đơn giản là bỏ quy định xếp hạng thi đua và nâng lương giáo viên theo tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi hay tỷ lệ học sinh lên lớp.
-Anh Quang


Cũng chính vì kiểu quy định như thế nên theo anh Quang, nhiều khi trong mỗi lớp học mà có học sinh học kém thì giáo viên chủ nhiệm cũng cố ‘kéo’ lên cho đạt tỷ lệ học sinh lên lớp. Vì vậy, điều này đã dẫn đến tình trạng lớp 6 chưa đọc hết được chữ, sáng 5 chiều 1 hay học sinh lớp 12 mà không giải được phương trình bậc nhất 1 ẩn số... Anh Quang nói tiếp:
“Tóm lại, nhiều học sinh không đạt kiến thức cơ bản vẫn được cho lên lớp vì nếu không thì giáo viên, trường,...sẽ bị ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của cá nhân mình, trường mình, rộng hơn là ngành giáo dục của địa phương mình! Từ thời ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, đã đưa ra khẩu hiệu ‘Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục và học tập’, nhưng đến giờ đâu vẫn vào đấy!”
Vì vậy anh Quang cho rằng, muốn chữa căn bệnh thành tích trong giáo dục này, thì cũng rất đơn giản là bỏ quy định xếp hạng thi đua và nâng lương giáo viên theo tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi hay tỷ lệ học sinh lên lớp.
Một giáo viên tiểu học ở Sài Gòn không muốn nêu tên, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này cho biết thực tế trong ngành giáo dục mà cô biết:
“Giáo viên dạy nói chung cũng phải theo thành tích, tức phải đạt mức tiêu chuẩn nào đó, không thì bị trừ điểm giáo viên. Học sinh không được dưới trung bình, nếu học sinh dưới trung bình thì kêu giáo viên xuống hỏi tại sao em này dưới trung bình? Giáo viên thấy như vậy rất phiền phức, thế là có tiêu cực, cho lên lớp luôn. Tại vì nếu những học sinh đó ở lại lớp sẽ ảnh hưởng đến điểm thi đua, hạ bậc thi đua, tiền thưởng bị cắt…”
UserPostedImage
Những vụ tai tiếng trong giáo dục Việt Nam năm 2020. RFA edit.

Trước thông tin học sinh lớp 6 mà không biết đọc, một lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Đồng Tháp khi trả lời báo chí hôm 9/4 cho rằng, đây chỉ là những trường hợp cá biệt... nguyên nhân chính xuất phát từ việc các cơ sở giáo dục thực hiện chưa tốt việc dạy học, kiểm tra. Nhưng ông cũng nhìn nhận việc gây áp lực cho giáo viên bằng chỉ tiêu thi đua không phù hợp.
Còn ông Lý Bảo Việt, Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thanh Bình thì cho biết, hầu hết trường hợp các bạn học sinh chưa đọc thông viết thạo đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn.(!?)
Thầy Đỗ Việt Khoa, người từng nhiều lần lên tiếng chống tiêu cực trong ngành giáo dục, hiện đang giảng dạy tại Trường Trung học Phổ thông Thường Tín, Hà Nội, khi trả lời RFA hôm 12/4 cho biết:
“Bộ Giáo dục và các cấp tỉnh, thành thì theo tôi không đưa chỉ tiêu thành tích lên lớp hay các điều kiện để nâng lương đối với nhà giáo đâu. Nhưng quyền nâng lương hiện nay lại thuộc về hiệu trưởng các trường, như chỗ tôi cũng vậy. Do đó rất nhiều hiệu trưởng vẽ ra những tiêu chuẩn vô lý, trong đó có cả tiêu chuẩn chỉ tiêu học sinh giỏi, rồi chỉ tiêu lên lớp... khiến cho nhiều giáo viên nhắm mắt cho điểm học sinh, đẩy học sinh lên lớp không đúng với thực tế. Cái này theo tôi xử lý cũng không khó đâu, lãnh đạo cấp trên nên ra tay, chứ còn đợi hiệu trưởng tự giác thì không bao giờ có đâu.”
Rất nhiều hiệu trưởng vẽ ra những tiêu chuẩn vô lý, trong đó có cả tiêu chuẩn chỉ tiêu học sinh giỏi, rồi chỉ tiêu lên lớp... khiến cho nhiều giáo viên nhắm mắt cho điểm học sinh, đẩy học sinh lên lớp không đúng với thực tế. Cái này theo tôi xử lý cũng không khó đâu, lãnh đạo cấp trên nên ra tay, chứ còn đợi hiệu trưởng tự giác thì không bao giờ có đâu.
-Thầy Đỗ Việt Khoa

Còn chị Ngô Thứ, một người dân đang sinh sống tại Đà Lạt, khi trả lời RFA hôm 12/4 thì cho rằng:
“Giáo viên yếu kém và vô trách nhiệm nên thản nhiên vô cảm đến ác độc hủy hoại tương lai đứa trẻ. Tệ nạn này đã có từ lâu nhưng không bộ trưởng nào tuyên bố quan tâm sửa chữa. Nền giáo dục mà hủy hoại tương lai trẻ em là đã mắc bệnh nghiêm trọng lắm.”
Từ nhiều năm nay, nhiều chuyên gia cho rằng bệnh thành tích trong ngành giáo dục không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng, dẫn đến chất lượng giáo dục không thực chất.
Một nhóm do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Phú, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam dẫn đầu, trong công bố hôm 10/9/2020 cho biết,  khảo sát, nghiên cứu về “Bệnh thành tích” trong giáo dục, ở 8 trường trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố đã cho ra kết quả 97,7% người khẳng định có “bệnh thành tích” trong giáo dục.

Theo RFA
UserPostedImage
Anonymous:
"Nhà dột từ nóc". Nước dột chảy từ trên xuống.
Bịp bợm cũng vậy.
Từ Nhà nước CHXHCN VN, xuống đến mái trường XHCH
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.