logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/04/2021 lúc 11:47:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Sổ hộ khẩu cũ ở Việt Nam. haiquanonline

UserPostedImage
Những khu nhà ổ chuột ở Sài Gòn, nơi hầu hết cư dân không có hộ khẩu. (Hình: Kao Nguyen/AFP via Getty Images)
UserPostedImage
Cảnh người dân Sài Gòn mang theo sổ hộ khẩu đi làm thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)


Tròn ba tháng nữa, chiếc hộ khẩu ở Việt Nam chính thức bị khai tử. 46 năm từ khi đất nước thống nhất, hơn 70 năm từ khi ra đời, sau khi hành hạ chán chê vô số người, cũng như cần mẫn và vô tri kiếm tiền làm giàu cho vô số người khác, cuối cùng, nó cũng chết.
Trong “con hộ khẩu”, hội tụ lắm bi kịch trộn lẫn hài kịch, biến hóa nhất, cũng dai dẳng và quật cường hơn bất cứ con Kong hay xác ướp nào của nền điện ảnh giàu tưởng tượng nhất thế giới.
Sống với sự khống chế của nó trước đó và về sau này, người ta không thể nghĩ mình đã phải từng hèn hạ, hoặc, vô luân đến thế.
Gia đình tôi nhập hộ khẩu vô thành phố X rất dễ dàng vì công việc của cha mẹ tôi. Đó là thành phố nhỏ, và sau 1975 thì cũng như bất cứ nơi nào khác ở Việt Nam, nó đói meo. Tuy nhiên, do chính sách bao cấp nên những người làm nhà nước vẫn có tem phiếu mua gạo, mắm, dầu, củi, vải vóc… Gạo thì sâu, mắm thì thối, vải thì đồng phục khoảng 3 m/người lớn/năm, nhưng dù sao vẫn là có gạo có mắm,  có đồng lương đều đặn không chết đói. Nhưng muốn giành lấy một công việc trong nhà nước thì phải có hộ khẩu.
Diện không thể có hộ khẩu ở các đô thị là những người mà lý lịch có liên quan đến ngụy quân ngụy quyền, tư sản, bóc lột và nợ máu v.v. Họ phải đi cải tạo hoặc đi kinh tế mới. Đi là cắt hộ khẩu ở nơi cũ. Kinh tế mới là đi khai hoang ở duyên hải hoặc Tây Nguyên, những công việc lao động chân tay mà dân cày đường nhựa trước đó không hề biết, không được học, cũng chẳng hề được cung cấp trang bị, kiến thức ban đầu. Đơn giản họ được đưa lên vùng núi rừng, cao nguyên hoang vắng, không trường học chợ búa bệnh viện, phát cho cái cuốc và … đó, tự sống đi. Sống bằng cách nào, sống ra sao thì mô Phật hoặc Jesuma tùy chọn.
Đương nhiên, đại đa số những người đi kinh tế mới không thể sống được ở nơi đất mới. Họ bỏ trốn hàng loạt về lại nơi cư trú cũ, nhưng không được nhập khẩu trở lại. Nghiễm nhiên họ thành dân bất hợp pháp, kiếm cơm bằng cách cách bán dần đồ đạc và gia sản cũ còn lại, bán cả sách báo, cả máu, cố để không chết đói bằng đủ mọi thứ nghề mà trước đó chẳng ai nghĩ ra. Họ sống ở đô thị ngoài vòng pháp luật một cách công khai, nhưng chính quyền chẳng thể làm gì vì họ quá đông, và vì không có giải pháp nào khả thi. Nhưng thỉnh thoảng, sẽ có các cuộc truy tìm người trốn kinh tế mới, dồn họ về trở lại.
UserPostedImage
Khu nhà ổ chuột bên cạnh các toà nhà mới xây ở thành phố Hồ Chí Minh. AFP

Cái hộ khẩu, từ việc chỉ là phương tiện để kiểm soát số lượng cư dân trở thành một thứ giấy phép toàn năng cho tất cả các quyền sống của con người. Có cái bùa này, người lớn mới được mua nhà, kết hôn, tìm việc làm. Trẻ con đi học không bị đuổi.
Qua dần thời kỳ bao cấp, khi đến “đổi mới”, cái hộ khẩu tưởng cũng đổi mới, ai ngờ nó vẫn cùm xích con người như cũ.
Lúc đó chỉ ở các thành phố lớn mới có trường Đại học. Học xong, muốn ở lại thành phố làm việc, bắt buộc phải có hộ khẩu. Giống như một thời kết hôn giả để được bảo lãnh sang Mỹ, cái hộ khẩu cũng đóng vai trò bà mai se duyên cho nhiều cặp … chẳng thể ngó được cái mặt nhau. Nếu kết hôn với một người có hộ khẩu thì sẽ được  nhập hộ khẩu về địa phương đó. Bỗng, cô gái “dân thành phố”, cầm trong tay quyển hộ khẩu xòe cánh trở thành hoa hậu, thành cao sang khó với hơn cả trong đám bạn cùng lớp. Các anh chàng “dân tỉnh”, nếu muốn tìm cuộc sống thành thị với các cơ hội việc làm và môi trường phù hợp, xếp hàng tán tỉnh mong được cô (và nhà gái) gật đầu làm đám cưới. Tỉ tỉ chuyện khóc cười xảy ra, đi vào cả văn học một thời. Như bỏ tình nghĩa sâu sắc ở quê để chạy theo chàng trai/cô gái thành phố, dụ cho mang bầu (hồi đó, mang bầu là phải cưới, nếu không xem như danh  dự bị hoen ố, không chỉ bản thân, gia đình, gia tộc người mẹ mà chính đứa bé cũng sẽ bị kỳ thị lâu dài. Ví dụ bị chửi “Đồ con hoang”).
Chuyện chị gái ly hôn giả với anh rể, để cô em gái kết hôn giả với chồng mình, nhập hộ khẩu vào xong xuôi thì ly dị, ai lại về nhà nấy cũng không thiếu.
Trên báo Diễn đàn doanh nghiệp ngày  06/11/2017, có bài viết kể vào năm 2006 ở Huế, một bà cụ sống độc thân phải đi sơ tán tránh bão theo yêu cầu của chính quyền. Bão tan, cụ về nhà thì nhờ trời nhà còn nguyên nhưng cái túi đựng giấy tờ tùy thân như sổ hộ khẩu, thẻ bảo hiểm y tế, giấy CMND… đã trôi tuột theo nước. Do là gia đình liệt sĩ, chồng con đều đã hy sinh nên cụ được xét chính sách hỗ trợ. Để làm hồ sơ, phải cần tất cả giấy tờ tùy thân photo. Muốn vậy phải làm lại hết các giấy tờ bản gốc. Thủ tục nhiêu khê rắc rối, 4 tháng sau, giấy tờ gốc phục hồi chưa xong thì cụ đã về suối vàng.
Ở phía công quyền, quyền được xét nhập hộ khẩu biến những người này thành giàu có.
Một suất hộ khẩu chạy được vào thành phố đồng nghĩa với công ăn việc làm, ổn định đời sống và quan trọng nhất, có vào được cơ quan nhà nước thì mới có cơ hội thăng tiến. Muốn mua nhà phải có hộ khẩu, mà có hộ khẩu mới được đứng tên nhà. Mua nhà xong, muốn nhập hộ khẩu phải chờ đủ hai năm tạm trú. Nhưng người đang sinh sống làm việc ở địa phương khác, làm sao phân thân sống ở thành phố nơi sở hữu cái nhà? Chờ đủ chừng ấy năm mới được đứng tên, muốn bán lại hay thế chấp, vay vốn ngân hàng, làm cách nào?
Vậy thì phải chi, phải bôi trơn từ khâu đầu tới khâu cuối để được trơn tru. Mỗi suất hộ khẩu vào Sài Gòn hay Hà Nội cách đây vài chục năm có giá tính bằng vàng. Thậm chí cho mãi đến năm 2018, tức một năm sau khi chủ trương bỏ hộ khẩu đã được đưa vào luật và chờ thông qua,  trên mạng vẫn đăng công khai các “dịch vụ” chạy hộ khẩu, chạy KT3 (thường trú dài hạn nhưng chưa được nhập hộ khẩu).
Để lấy lòng tin ở “khách hàng”, trang dichvuhokhau.com khéo léo giới thiệu: “Chúng tôi gồm nhiều người có nhiều kinh nghiệm nhiều mối quan hệ quen biết rộng, sẽ đảm bảo xử lý nhanh các trường hợp khiếm khuyết hồ sơ khó giải quyết để kịp thời cho bé nhập học vào trường mình mong muốn tại TPHCM.”
OK fine! Nhiều mối quan hệ quen biết rộng! Hiểu!
Báo Người đưa tin đăng một bài phóng sự, cho biết giá nhập hộ khẩu vô TP HCM từ 30 triệu đồng-70 triệu đồng/người, mà chỉ vào được các quận xa xa ngoại thành như quận 9, Hóc Môn, Thủ Đức, Tân Bình, Tân Phú. Chủ nhà sẽ nhận nhập hộ khẩu của khách, nhập xong lại tách ra thành hộ khẩu riêng độc lập.
Tác giả bài báo cho hay, các “cò” cam kết chỉ trong hai tuần từ khi nộp hồ sơ đầy đủ là khách hàng nắm chắc tờ hộ khẩu TP HCM. Họ cho biết “… phải lo từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, không có gì khó cả”.
Cách đây 10 năm, cháu tôi cũng muốn nhập hộ khẩu vô nhà bác ở Sài Gòn để hoàn tất hồ sơ đi xin việc. Xin số anh công an khu vực, anh hỏi kỹ nhập hộ khẩu để làm gì. Chúng tôi thiệt thà khai hết. Anh hẹn buổi tối ra một quán nước gần nhà nói chuyện.
Đúng hẹn, bác cháu tôi đến. Đã ngồi quán nước  lề đường nhưng anh còn cẩn thận chọn một chiếc bàn tách xa khỏi các bàn khác đủ để không nghe được tiếng trò chuyện của nhau, nhưng cũng không cách biệt quá, dễ bị để ý. Quan sát kỹ lưỡng xung quanh xong, chúng tôi đi ngay vào việc. Nhưng anh công an hầu như không nói. Anh chỉ chốt hạ một câu cực kỳ trọng lượng khi chúng tôi hỏi bao lâu thì có hộ khẩu mới:
-Sáng đưa chiều có. (Tức sáng đưa hồ sơ, chiều có hộ khẩu mới).
Nhanh hơn qua cò vì cháu tôi là người thân, nhập hộ khẩu vào nhà bác thì không cần phải qua bước tìm chủ nhà và thỏa thuận với họ. Lại bỏ bớt được một khâu trung gian từ cò đến công an.
Đến phần giá cả. Anh quyết tâm đóng vai người Việt trầm lặng. Đáp lại câu hỏi của tôi, anh cầm điện thoại cùi bắp, bấm bấm rồi đưa lại. Trên màn hình nhắn tin là con số x (x trung học phổ thông).
Tôi phì cười nhớ hồi bể vụ cấp đất bừa bãi ở một tỉnh miền Trung, dân tranh thủ tố cán bộ. Người ta kể những chiêu ra giá rất công khai mà kín kẽ không thể làm bằng chứng tố cáo ăn hối lộ, nghe xong cười té ghế. Phổ biến là hai bên dẫn nhau đi dạo bờ biển xa xa một đỗi rồi anh cán bộ dùng chân vẽ con số lên lớp cát ướt, chờ sóng ùa vào xóa đi ngay.
Trông xa xa khéo lại tưởng đôi tình nhân đang chơi trò hò hẹn ấy chứ, nhỉ! Đòi hối lộ mà chan hòa với thiên nhiên thế, thật xúc động lòng trời.
Quay lại chuyện cháu tôi. Anh công an khu vực đưa giá cao quá, chúng tôi lắc. Cuối cùng, cháu tôi chọn làm ở công ty nước ngoài, không cần hộ khẩu vẫn được nhận. Cũng may, nó khá giỏi chuyên môn và không có tham vọng làm quan chức, nên không cần phải chạy vào Nhà nước vẫn sống ổn.
Nhìn lại, liệu có tính nổi bao nhiêu người bắt đầu sự nghiệp phục vụ nhân dân bằng một cú đưa hối lộ công khai, là “chạy hộ khẩu”?
Có lẽ chỉ ở đất nước thiên đường chúng ta mới có câu chuyện cảm động đến thế. Để được nhanh chóng chính thức sung vào đội ngũ công bộc phục vụ nhân dân, các mầm non công bộc phải dốc túi chạy chọt hàng chục triệu đồng cho riêng cái hộ khẩu, cộng thêm ít nhất vài trăm triệu khác cho chỗ làm.
Bản điếu văn cho cái hộ khẩu tạm kết thúc ở đây. Chúc mày ra đi mạnh giỏi!

Theo RFA
UserPostedImage
Mustang:
Người viết bài này và rất nhiều người đều nhầm lẫn chết người, họ đinh ninh bỏ sổ hk tức là ko cần hk nữa. Nhầm to nhé, nó chỉ chuyển thành hk điện tử mà thôi, ai hk ở đâu thì vẫn cứ ở đó, nhg cq chính quyền thay vì đòi bạn đưa quyển hk thì họ gõ vài cái vào computer và hk của bạn nhảy ra đầy đủ.
Chính sách quản lý hộ tịch ko có gì thay đổi cả, chốt là thế.
Nguyen Chau:
Nói Việt Nam bỏ sổ Hộ Khẩu là nhầm vì nhà cầm quyền chỉ chuyển sổ bằng giấy sang sổ điện tử mà thôi. Người Việt trong nước vẫn bị kiểm soát gắt gao qua Hộ Khẩu điện tử nằm trong loại chứng minh công dân điện tử, chỉ cần "lướt" một cái qua computer là tất cả các dữ kiện hiện ra... chính quyền biết ngay người thường trú, kẻ tạm trú, tạm vắng. Thực tế vẫn còn kiểm soát dân bằng hộ khẩu như trước đây.

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.092 giây.