logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/04/2021 lúc 04:44:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage UserPostedImage

Cách đây khá lâu khi tôi thực hiện tuyển tập Tây Ninh Quê Tôi dịp mỗi năm xuân về, hay ấn hành
những đặc san văn học như Văn Học Thời Nay và Văn Đàn Đồng Tâm, tác giả Kiều Mỹ Duyên đã gởi bài góp mặt. Tôi thực sự trân quý tấm chân tình yêu văn chương, chữ nghĩa và lối viết hay phong văn bộc bạch chân thật, rõ ràng của bà. Xuyên qua tác phẩm này độc giả sẽ nghiệm ra điều như vậy. Đây là tác phẩm thứ hai sau tác phẩm khá thịnh hành về phóng sự chiến trường Chinh Chiến Điêu Linh của Kiều Mỹ Duyên.
Đọc qua Hoa Cỏ Bên Đường thì sách này gói ghém nhiều câu chuyện đời thường của tác giả khi sinh hoạt trong cộng đồng, dù là truyền thông báo chí, từ thiện xã hội, tôn giáo tâm linh hay địa ốc tài chánh,… của tác giả. Nó tiêu biểu cho những chuyện kể tin tích cực cần chia sẻ như YMCA: Niềm tin và hy vọng cho tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại (trang 157); Cảnh sát là bạn dân (trang 183); Có gan, làm giàu (trang 220); Những nữ tu sĩ dễ thương (trang 358); Hãy cho nhau tiếng cười (trang 429), Cho nhau thì giờ (trang 442) hay Lạc quan yêu người, yêu đời mà sống (trang 452);…; hoặc những chuyện kể tin không vui nhưng chúng ta cần ôn lại nhắc nhớ như tin cộng đồng, những bản tin đồng hương kém may mắn như ở trang 239 tin bà con miền trung ở quê nhà chịu nạn thiên tai lũ lụt; bài Cứu Người Như Cứu Lửa Cứu Lụt Bà Con Ơi!; bài đi thăm người Việt ở Miên sống khổ cực nơi xứ người; Một Chuyến Đi Ngậm Ngùi (trang 253); Và những bản tin về người quá cố như quý Hoà thượng Thích Tâm Châu, Thích Giác Nhiên, Thích Quảng Thanh, Trung tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Nhà văn Đỗ Phương Khanh, Phóng viên chiến trường Phan Trần Mai (trang 413). Bài Nhà sách Tú Quỳnh Giã Từ Đồng Hương (trang 401).
Tuyển tập Kiều Mỹ Duyên: Hoa Cỏ Bên Đường gồm có 41 bài viết gom góp lại từ nhiều năm qua. Sách dầy hơn 460 trang, trình bày kỹ thuật ấn loát do GS. Phạm Hồng Thái đảm nhiệm. Bìa sách do Phương Hoa. Cơ sở Văn Thơ Lạc Việt ấn hành. Sau đây ba anh em chúng tôi: Khánh Lan, Thụỵ Lan và Việt Hải thuộc Liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian xin đi tiếp về quan điểm nhận định về tác giả Kiều Mỹ Duyên và tác phẩm Hoa Cỏ Bên Đường.

UserPostedImage

Nhà báo Kiều Mỹ Duyên tên thật là Nguyễn Thị Ẩn. Mặc dù tác giả Kiều Mỹ Duyên nhiều lần minh định bà không là nhà văn, mà bà chỉ viết báo. Trước 1975, bà viết bài cho các tờ Công Luận, Hòa Bình và Trắng Đen. Từ 1964 bà chuyên viết phóng sự về xã hội và chiến trường. Năm 1976, bà vượt biên và định cư tại miền Nam California, Hoa Kỳ. Bà từng du học Úc Châu qua học bổng Colombo Plan vào cuối thập niên 60 về cử nhân ngành báo chí. Qua Mỹ bà theo học tại trường Đại Học Cal State Fullerton, tốt nghiệp cử nhân các khoa Báo Chí, Chính Trị và Địa Ốc vào năm 1982. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, bà chuyên viết những phóng sự chiến trường cùng những mảnh đời xã hội tan thương do chiến cuộc. Bước chân của bà ra mặt trận tiền phương theo những cuộc hành quân và nhiều chiến trường sôi động, khốc liệt nhất của thập niên 1970. Tác phẩm Chinh Chiến Điêu Linh ghi nhận giai đoạn này.
Kiều Mỹ Duyên: nhà văn hay nhà báo?

UserPostedImage

Theo 2 bạn văn Thụỵ Lan và Khánh Lan cho là 2 phương vị này đều đúng với bà. Tôi đồng ý như vậy. Hãy tìm hiểu phần vụ của mỗi phương vị.
1/ Nhà văn là người chuyên sáng tác ra các tác phẩm văn học, đã có tác phẩm được công bố ra công chúng và ít nhiều được độc giả thừa nhận giá trị của một số tác phẩm. Kỹ năng của các nhà văn qua việc sử dụng ngôn ngữ để mô tả một ý tưởng, một câu chuyện hay qua bối cảnh, dù đó là do chuyện thực tế hay hư cấu.
2/ Còn nhà báo là người làm công việc đưa tin tức chuyên nghiệp, có nhiệm vụ tìm kiếm các tin tức sau khi phối kiểm tính xác thực của nguồn tin. Nhà báo chịu trách nhiệm bài viết của mình khi đưa tin ra công luận.
Hai tác phẩm của Kiều Mỹ Duyên như sách Chinh Chiến Điêu Linh khiến tác giả vừa là ký giả chiến trường kiêm nhà văn kể chuyện chiến tranh. Tác phẩm Hoa Cỏ Bên Đường lại là thể loại văn tạp ghi hay tạp bút với nhiều chủ đề.
Trên thực tế biên giới giữa nhà văn và nhà báo bị trùng lặp, trùng nhau, bởi vì báo đăng văn, văn đăng trên báo, ví du như Những Cột Trụ Chống Giữ Quê Hương (Phan Nhật Nam);  Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (Ngô Thế Vinh); Bánh Mì Ai Cập, Cá Việt Nam, Khát Vọng Con Người (Trần Trung Đạo); hay Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (Ngô Thế Vinh); …
Nhà báo viết văn, nhà văn viết báo cũng là chuyện chẳng phải gì lạ cả. Viết báo, viết văn vốn ở thể văn xuôi (prose). Phải chăng văn chương và báo chí vẫn thường được ví như hai anh em chung mái nhà chữ nghĩa. Bên phương trời Tây Âu họ như bên ta. Quý ông “văn kiêm báo” hay “báo kiêm văn” như những Daniel Defoe, Samuel Richardson, Henry Fielding, Lawrence Sterne, … (novelists or journalists), ví dụ như nhà văn nhà báo Jonathan Swift với danh tác Gulliver’s Travels, và nhà văn nhà báo Daniel Defoe với danh tác Robinson Crusoe.
Tác phẩm Chinh Chiến Điêu Linh cho thấy Kiều Mỹ Duyên đóng vai trò nhà báo khá rõ ràng, nhà báo xông pha nơi chiến trường viết tường trình sống động, 100% ta không bàn thảo. Và ở tác phẩm mới Hoa Cỏ Bên Đường nhà văn Khánh Lan (một học trò Văn Hoá Quân Đội của GS. Nguyễn Thị Ẩn, môn Công Dân ngày xưa) đọc bài viết do nhà văn Kiều Mỹ Duyên, dẫn dụ những bài viết mô tả những đặc tính văn chương của Kiều tác giả như sau:
“Buổi sáng thức dậy, tôi vẫn nghe tiếng hát reo vui của những con chim nhỏ vui đùa chuyền từ cành cây này sang cành cây khác. Những trái đào vàng rực rỡ trên cây, những trái ổi óng ả quằn cành cây từng chùm, từng chùm. Ôi, đời sao đẹp quá! Cảnh thiên nhiên dễ thương, vô tư làm cho những nỗi buồn bay xa, bay cao, không còn ở trần gian này nữa.” (trích bài Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng. 24/12/2020. Kiều Mỹ Duyên).
Một ví dụ khác cho thấy sự thi vị của văn chương của nhà văn Kiều Mỹ Duyên trong sự mô tả không gian bối cảnh:
“Hàng tre trúc xanh mướt
Những bạn bè tôi đã đến Tây Ninh, họ có dịp ghé qua và nhớ về một địa danh đã ghi sâu dấu ấn vào âm nhạc, và đó là Tha La Xóm Đạo, nơi có những hàng tre trúc xanh mướt mà tàn cây đan vào nhau như ngày xưa tôi đã chiêm ngưỡng. Ở đây có bóng dáng những cô gái mỹ miều trong chiếc áo dài thiết tha dự lễ tại giáo đường. Hỡi ai còn nhớ câu thơ của Vũ Anh Khanh…


“Đây Tha La Đây Xóm Đạo hoang tàn
Mây trời vây quanh màu tang khói lửa
Bao năm qua, Tha La còn chờ đó
Đoàn người đi giết thù đã hẹn về từ dạo ấy
Lòng viễn khách, bồi hồi như thương tiếc
Mùa thu nắng hanh vàng…”


(Hận Tha La, nhạc và lời Sơn Thảo)”, (Kiều Mỹ Duyên, Đặc san Tây Ninh Quê tôi, Xuân Đinh Hợi 2007, “Tây Ninh: Hẹn Một Ngày Về”).
Thấy chưa nhỉ, văn phong bóng bẩy, mượt mà đáng yêu với những lãng đãng chất văn chương lãng mạn, có khác nào những Mai Thảo, Nguyên Sa, Nhật Tiến, Thạch Lam hay Nguyễn Xuân Hoàng,… theo ý tưởng thiển nghĩ của anh em tôi.
Còn nhà văn Thụy Lan đọc văn chương Kiều Mỹ Duyên, cô chú trọng về nét bao dung, từ tâm của tác giả Hoa Cỏ Bên Đường, trích đoạn sau:
“Người hạnh phúc và vui vẻ thì sống lâu, sức khỏe dồi dào, không đau bệnh. Người lạc quan, cười nhiều sống lâu hơn người hay than thở, chán nản. Ai cũng thích sống với người lạc quan hơn người bi quan. Hàng ngày, chúng tôi gặp nhiều người tươi cười như ngày hội Tết, lúc nào cũng cười, khuôn mặt tươi như hoa, tiếng nói như chim hót mùa Xuân. Những người này làm việc gì cũng thành công. Người thành công là người hạnh phúc, vì hạnh phúc nên thành công. Người lạc quan thì trẻ mãi không già. Sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc, ai cũng mong có đời sống như thế. Nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta được đời sống hanh thông như thế?”, (Hạnh Phúc Cho Đi. 04/03/2021, Kiều Mỹ Duyên).
Ví dụ khác: Hãy yêu mình, hãy yêu người xung quanh mình…
“Hãy yêu mình, hãy yêu người xung quanh mình. Yêu người nhưng phải tự trọng, vì yêu người không phải đi xin thứ này, thứ nọ của người đó, nhất là xin thì giờ, xin kiến thức. Kiến thức phải đến trường học và học với nhiều người, nhiều ngành khác nhau, không phải chỉ học với một người. Chúng ta vào trường đại học cùng học với nhiều người chứ không chỉ học với một giáo sư duy nhất.”, (bđd, Hạnh Phúc Cho Đi. 04/03/2021, Kiều Mỹ Duyên).
Ý tưởng chân tâm, vị tha khi ta sống san sẻ, hạnh phúc lạc quan như Mẹ Teresa từng chia sẻ: “Chúng ta hãy luôn mỉm cười gặp nhau, vì nụ cười là khởi đầu của tình yêu.” (Let us always meet each other with smile, for the smile is the beginning of love). Hay như triết gia Ần quốc Debasish Mridha ghi nhận trong danh tác của ông Verses of Happiness: “Cuộc sống đơn giản và ngắn ngủi nhưng tình yêu là vô hạn và vĩnh cửu. Vì vậy, hãy cho đi nhiều nhất có thể được, không cần phải phán xét bất cứ ai ”(Life is simple and short but love is infinite and eternal. So give it away, as much as you can, without judging anyone.).
Phải chăng trong tâm tư nhà văn Kiều Mỹ Duyên chất chứa nét triết lý duy tâm nhẹ nhàng trong phong văn. Đọc Kiều Mỹ Duyên, tôi nghiệm ra rằng bà có quan điểm tựa như GS. y khoa Henri de Mondeville cho là  “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” ( Le rire est la meilleure médecine), hay triết gia Bertrand Russell nhận định là  “Tiếng cười là liều thuốc kỳ diệu rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất” (Le rire est le médicament miracle le moins coûteux et le plus efficace); hoặc như văn hào Victor Hugo ghi nhận: “Làm được cho mọi người cười là làm cho mọi người quên thì thật là một ân nhân trên quả đất này, là một nhà phân phối của sự lãng quên!” (Faire rire, c’est faire oublier. Quel bienfaiteur sur la terre qu’un distributeur d’oubli !); hay như nhạc sĩ tài hoa Frédéric Chopin cho cảm nghĩ:  “Những người không bao giờ cười không phải là những người nghiêm túc.” (Les gens qui ne rient jamais ne sont pas des gens sérieux). Kiều Mỹ Duyên chủ trương sống thoải mái, triết lý sống thanh tao, đơn giản và san sẻ, bà nhìn cuộc đời bằng trái tim mở rộng cảm thông, bà lạc quan trong nhân sinh quan của chính mình.


Trong bài viết Cho Nhau Thì Giờ (25/02/2021), Kiều Mỹ Duyên viết: “Vậy thì khi người nào đó nói với bạn rằng tôi không có thì giờ hoặc tôi bận quá, bạn hãy tự hỏi mình người đó thân với bạn như thế nào? Khi một người nói với bạn tôi không có thì giờ thì bạn phải nghĩ rằng người đó không có thì giờ cho bạn, trong con mắt của người đó hoặc trong trái tim của người đó, bạn không phải là người thân. Nếu là người thân thì không bao giờ nói câu tôi bận quá, tôi không có thì giờ. Thì giờ người nào cũng bằng nhau, 24 giờ một ngày. Với 24 giờ, làm sao sử dụng cho hết: làm việc, ăn, ngủ, chơi, xem tivi, nghe radio, đọc sách, điện thoại, hoặc email cho người này hay người nọ. Nên bạn phải biết mình là ai khi nghe người nào nói rằng tôi có đọc email của bạn hay nhận điện thoại của bạn, nhưng rất tiếc tôi bận quá, tôi không có thì giờ trả lời….  Người nào cũng có việc làm, có bổn phận, trách nhiệm, không phải ai cũng có thì giờ nghĩ đến người khác, có thì giờ quan tâm đến những người xung quanh mình, nhưng nếu biết sắp xếp thì mọi chuyện đều có thể làm được.”
Bài Cho Nhau Thì Giờ có đoạn hay của nó: “Có những chuyện trong cuộc sống xảy ra rất đỗi bình thường nhưng lại có kết thúc bất ngờ. Một cụ bà nằm trong viện dưỡng lão, con cháu không có thì giờ đến thăm, chỉ riêng có cô y tá chăm sóc cho cụ bà hàng ngày. Vào những ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cô nhớ cụ bà, cô vào viện thăm cụ. Cụ bà cũng rất thương cô y tá này. Rồi một ngày kia, cụ bà qua đời. Luật sư của cụ bà gọi cô y tá đến văn phòng luật sư để nghe di chúc của cụ bà ở viện dưỡng lão. Cô y tá ngạc nhiên và vô cùng xúc động, không ngờ cụ bà để lại tài sản cho cô thay vì để lại cho con cháu của mình.”
Cũng trong bài viết trên, nụ cười trong cuộc sống được nhà văn Kiều Mỹ Duyên cổ võ, quảng bá ở Nam Cali trên các hệ thống truyền thanh cũng như truyền hình: “Bà con ơi, Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, tôi vẫn nghe rõ như in. Hãy đọc tiếp bà viết: ” Cho nhau tiếng cười, cho nhau một chút thì giờ có gì quá đáng? Hãy tự hỏi mỗi ngày mình bỏ bao nhiêu thì giờ xem tivi, nghe radio, đọc sách báo, nghe nhạc thì tại sao cho người khác một chút thì giờ thì lại phiền? Chỉ có lòng mình chưa đủ để quan tâm đến người bạn của mình mà thôi?
Xin đừng bao giờ nói: tôi bận quá, tôi không có thì giờ, tôi không có thì giờ. Mỗi ngày 24 giờ là nhiều lắm, nếu mình sử dụng hết 24 giờ này ngoài việc ăn, ngủ, làm việc thì còn thì giờ nhiều lắm. Nếu mình quan tâm đến người khác thì xin đừng bao giờ nói: tôi bận quá, tôi không có thì giờ. Hãy bao dung, hãy rộng lượng, hãy thương người như thể thương thân, thì chúng ta có 24 giờ một ngày là nhiều lắm…”.
Kiều Mỹ Duyên vốn dĩ vui vẻ, hoạt bát và từ tâm. Bà ăn chay, tránh sát sinh. Trong bài viết Hãy Cho Nhau Tiếng Cười, xin trích đoạn: “Hãy cho nhau tiếng cười reo vui, đời sống ngắn lắm, sự sống và sự chết gần nhau lắm, như sợi chỉ. Chỉ một cơn mê, chỉ một vài phút không thở, tim ngừng đập là lên đường ra đi mãi mãi, không bao giờ trở lại. Hãy cho nhau nụ cười cho người còn hiện hữu, đừng đợi người ra đi rồi luyến tiếc. Muốn gặp ai thì cứ gặp, đừng chần chờ, vì không biết ngày mai mình còn thức dậy? Gặp người mình muốn gặp vài ba giây cũng đủ, nghe vài tiếng nói cũng đủ. Đâu cần ngồi bên cạnh cả ngày, cả tháng, cả đời? Biết đủ là đủ…”.
Đọc trích đoạn người nữ tu yêu tiếng cười nhân hậu, hiền hoà, “Đời sống quá ư vất vả, ai cũng thích tiếng cười. Tiếng cười đem niềm vui và sức sống cho người xung quanh. Sống lạc quan khi có nụ cười, tiếng cười. Sự linh hoạt của đời sống là sự vui vẻ, yêu đời và lạc quan. Càng lớn tuổi, tôi càng thích tiếng cười. Tôi thích những người đem niềm tin đến cho mình, tôi cũng thích chính mình đem niềm tin đến cho người khác. Đem nỗi buồn làm phiền người khác để làm gì? Thương ai nên đem cho họ nụ cười, tiếng cười. Ngay cả người bệnh nằm trong viện dưỡng lão mà mình đem tiếng cười đến cho họ, nhìn vào mắt của bệnh nhân mình sẽ cảm thấy mắt của họ tươi hơn, khuôn mặt của họ có hồn hơn.
Hãy cho nhau nụ cười, cho nhau tiếng cười. Nếu mình có niềm vui trong lòng thì tiếng cười sẽ reo vui hơn, giòn tan hơn. Yêu người, yêu đời qua tiếng cười. Hãy yêu thương, lòng rộng mở, tiếng cười của mình sẽ hồn nhiên hơn, giòn giã hơn. Tôi yêu tiếng cười của trẻ thơ khắp nơi, nhất là các em trong viện mồ côi. Hãy ôm chặt các em trong tay với trái tim nồng nàn, chúng ta sẽ tìm thấy tình người trong vòng tay ấm áp của mình. Hãy nắm chặt tay người già trong viện dưỡng lão, chúng ta sẽ cảm nhận được người cần người dù trong chốc lát. Có người suốt đời đi tìm nụ cười đã mất, tìm hoài, tìm mãi không được, vì người có nụ cười thân thiện, thương yêu đã không còn nữa, cho nên khi còn hiện hữu, gặp bằng hữu, chúng ta nên cười vui vẻ, tự nhiên mà cười, nếu không ngày mai không còn kịp nữa.
Tôi được may mắn quen nhiều người có tiếng cười reo vui. Catherine bận rộn suốt ngày, làm việc không có ngày nghỉ. Vậy mà lúc nào cũng nở nụ cười trên môi và tiếng cười reo vui…. Catherine đem nụ cười đến với những người nghèo, trẻ em mồ côi. Catherine giúp họ rất tận tình như người mẹ chăm sóc con cái của mình. Những đứa trẻ ở Miên rất thương Catherine…Tiếng cười của bạn tôi vẫn reo vang. Năm nào, bạn tôi cũng gọi cho tôi với tiếng cười lạc quan pha chút nghịch ngợm của trẻ thơ vào ngày đầu năm. Tiếng cười vui vẻ không thay thế được cơm gạo, nhưng tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ, của người già vẫn là nhu cầu cần thiết của người nghe, của bằng hữu. Bạn tôi không gọi tôi thường xuyên nhưng mùng 1 Tết năm nào cũng gọi. Trước khi đi xa gọi, trở về gọi, có chuyện vui đều gọi tôi. Bạn tôi rất hồn nhiên, chỉ kể chuyện vui, không bao giờ kể chuyện buồn”.
Đoạn kết của bài viết thì cuộc đời này muôn thuở vẫn cần tiếng cười:
“Mãi đến bây giờ, tôi mới nhận ra một điều quan trọng là chúng ta rất cần nụ cười, cần tiếng cười trong đời sống hàng ngày: tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ, nụ cười héo hon của người già gần đất xa trời, giọng cười giòn tan của bạn bè, thân hữu,… Đúng là một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ?
Hạnh phúc thay cho những ai có tiếng cười giòn tan thường đến với mình trong 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tiếng cười hồn nhiên pha lẫn chút nghịch ngợm của trẻ thơ làm cho người nghe lạc quan, yêu người, yêu đời mà sống, vượt qua những nỗi khó khăn ở hiện tại. Xin cảm ơn những nụ cười, những tiếng cười mà tôi đã được gặp, được nghe trong đời sống hàng ngày, nhất là vào mùa Xuân.
Kiều Mỹ Duyên, Orange County, 15/02/2021″.
Đọc Tuyển tập Kiều Mỹ Duyên qua tác phẩm mới Hoa Cỏ Bên Đường để chúng tôi, ba anh em: Thuỵ Lan, Khánh Lan và Việt Hải chia vui cùng tác giả Kiều Mỹ Duyên. Một nhà báo chuyên nghiệp đã ghi dấu giày trên chiến trường xưa. Kiều Mỹ Duyên lặn lôi theo các mặt trận Quảng Trị qua danh trấn Mỹ Chánh, Hải Lăng, Đông Hà, La Vang, Gio Linh, cùng Huế như Cổ Thành, thung lũng Ashau, sang Quảng Ngãi với Ba Tơ, Quế Sơn, rồi Cao nguyên sương mù màu khói súng tại Tam Biên, Benhet, Dakto, Tân Cảnh, Pleiku, Kontum, Polei Kleng, Chu Pao, Bình Long, An Lộc,… Ngày hôm nay nếu chúng tôi nhận định Kiều Mỹ Duyên là một nhà báo nghiệp dư vì nhớ nghề xưa, hay một nhà truyền thông tài tử (amateur), hoặc giả là một phóng viên tự do (freelance) sẽ không ngoa. Và bà không làm vì tài chánh. Kiều Mỹ Duyên đã có nguồn cơm gạo từ hai cơ sở kinh doanh là Ana Real Estate và Ana Funding lo cho dạ dày. Hãy nói sự thật để được lòng người nghe. Sự thật hay chân lý là đích điểm đắc nhân tâm, như trường hợp nhà bác học Albert Einstein ghi nhận: “Những lý tưởng luôn luôn tỏa sáng trước mặt tôi và nó khiến tôi đầy ắp niềm vui về cái thiện, cái đẹp và chân lý” (The ideals which have always shone before me and filled me with joy are goodness, beauty, and truth). Tương tự, văn hào Nga Fyodor Dostoevsky cho ý tưởng: “Trên đời này không có gì khó hơn là nói ra sự thật lòng, không có gì dễ hơn là sự xu nịnh” (Nothing in this world is harder than speaking the truth, nothing easier than flattery).
Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm chuyển tải nội dung những mẫu chuyện về chân thiện mỹ  trong đời sống xã hội. Khi “Gõ Cửa, Cửa Sẽ Mở”, như khi “Mở lòng, lòng thanh thản”; Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm đề cao tiếng cười, bởi vì “Hãy Cho Nhau Tiếng Cười”, cũng bởi vì tiếng cười là nhu cầu, là niềm tin yêu của đời sống; Trong đời sống hãy “Cho Nhau Thì Giờ”, dành thì giờ cho yêu thương nhân đạo, nhân đức; Hoa Cỏ Bên Đường là tác phẩm cho thấy triết lý sống mà tác giả đề nghị về tư tưởng lạc quan. Tuyển tập Kiều Mỹ Duyên nhấn mạnh đặc tính nhân bản với nhân sinh quan hãy “Lạc Quan, Yêu Người, Yêu Đời Mà Sống”, những tâm tư, tâm tình của tác giả chắt chiu từng con chữ, nắn nót từng ý tưởng nội tâm, để rồi Cơ Sở Lạc Việt gom góp in ấn hình thành tác phẩm này.
Đọc một tác phẩm, xin hãy tìm hiểu chiều sâu tâm hồn, những ngõ ngách của trí não qua ngòi bút của nhà văn, hãy truy nguyên sự góp mặt của tác phẩm, và xin hãy rộng mở chào đón tác phẩm như một viên gạch mới tô điểm ngôi nhà văn học Việt Nam hải ngoại. Chúng tôi xin chúc mừng nhà văn Kiều Mỹ Duyên với tác phẩm Hoa Cỏ Bên Đường như tiếng lòng gởi đến mọi người.


Việt Hải – Song Lan

Sửa bởi người viết 25/04/2021 lúc 04:53:08(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 25/04/2021 lúc 04:45:58(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tùy cảm "Hoa Cỏ Bên Đường" của Kiều Mỹ Duyên

UserPostedImage

Làm người, không có gì hào sảng hơn, là được sinh tử với những gì mình hằng mong sinh tử cùng. Làm phóng viên, không có gì cảm hứng hơn là được thành nhân chứng của những nhân chứng và sự kiện. Cả hai nguyện ước, đời và nghề, đã làm nên một miền hoa cỏ có tên gọi là Kiều Mỹ Duyên.
 
Nói là miền bởi trong các tác phẩm dung dị viết ra như không ấy lại nặng trĩu tình người, tình quê hương, và tình nhân loại như là bản nhiên hiện sinh trong góc nhìn báo chí sôi động như lời của tác giả, “Tôi không viết truyện mơ mộng lên cung trăng, tôi viết về người thật việc thật, viết hoài không hết, cần gì bay lên Trời, hay bay lên cung Trăng thăm chị Hằng. Tôi sống thật, thương thì nói là thương, ghét ai thì im, không nói ghét, vì người nào cũng có điểm dễ thương của họ. Họ không thích mình tại vì mình không khéo léo, thế thôi.” Thế thôi- tối giản nên chứa đựng can trường như kẻ đi vào bát phong thị phi mà chẳng ngại ngần.
 
Trong Chinh Chiến Điêu Linh, Kiều Mỹ Duyên tuyên từ, “chiến trận đối với người phóng viên chiến trường cũng tựa như ánh đèn sân khấu đối với người nghệ sĩ.” Đó quả nhiên là duyên khởi của một nghiệp nữ nhưng chí trượng phu vác bút xông pha chinh chiến trên bốn vùng chiến thuật, được sống với cái chết và được chết với đau thương trong tận cùng giới hạn của bi thảm binh lửa. Âu đó cũng là cái phúc can đảm đời người. Người phóng viên, với kỹ năng làm báo và sự may mắn, có thể trở thành ký giả xuất sắc nhưng nếu không duyên trì tự tính, ắt rằng khó có thể được cửa mở ra với mọi tấm lòng dù hao mòn vân tay gõ. Bút lực và nhãn quan tận hiến, Kiều Mỹ Duyên tiếp cận và đối thoại với mọi đối tượng để chuyển tải thông tin và kể lại những câu chuyện chính sự cũng như bên lề để phụng sự độc giả và khán thính giả. Đa dạng nhưng chẳng hề phân tán, Kiều Mỹ Duyên đi sâu khai thác vào bốn đề tài trở thành máu thịt: Hoạt động tôn giáo, Chính trị Việt Nam, Tri ân chiến hữu chiến sĩ, và Tình tương thân, tương ái cộng đồng vô phân biệt trong và ngoài nước.
         
 
Lòng thành, Kiều Mỹ Duyên kết nối mọi tấm tình
         
 
Hoa Cỏ Bên Đường cho người đọc được gặp gỡ với bao nhiêu phẩm hạnh đa dạng từ các vị ngôi trên tôn giáo, nhà chính trị lừng danh thế giới cho đến những thân phận con đỏ, con đen xứ Việt và ngoài xứ Việt. Mọi nhân vật hiện ra, dù khác biệt đức tin hay chính kiến, đều bình đẳng trong con chữ mộc mạc chân thành với những hoài bão về một đất nước Việt Nam hạnh phúc và hòa bình, Dân Chủ và Tự Do, một cộng đồng Việt hải ngoại mạnh mẽ và có tiếng nói trong không gian chính trị, tôn giáo, và văn hóa của Hoa Kỳ nói riêng và thế giới.
 
Niềm thiêng ấy hiện ra trong từng con chữ tràn đầy tự hào và khát vọng khi Kiều Mỹ Duyên viết về những vị chức sắc tôn giáo cao hạnh như “hai viên ngọc kim cương của Phật Giáo Việt Nam” là Thiền Sư- Thi sĩ Tuệ Sỹ và Thiền Sư- Triết Gia Lê Mạnh Thát. Kiều Mỹ Duyên duyên phước được gặp và viết về Hòa Thượng Thích Tâm Châu, vị cao tăng “kiến thức uyên thâm, đi khắp nơi thế giới hoằng pháp” và không ngơi nghỉ tranh đấu cho một Việt Nam tự do lạc phúc. Kiều Mỹ Duyên là nữ “nang-pa- người ở trong” cõi Phật nhưng thiện tính, chị cũng trong lành một tâm hồn dâng Chúa. Kiều Mỹ Duyên dành sự tri ơn với Hồng Y Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, và Linh Mục Anthony Đào Quang Chính. Linh thể phụng sự Chúa, vị cha chánh xứ của nhà thờ Saint Catherine of Alexandria, Temecula, California và Hạt Trưởng hạt Hemet, Giáo Phận San Bernadio, hiếu thảo nhường một phần cơ thể mình để duy trì sự sống của thân phụ. Đạo và đời, tình yêu thương và trí tuệ uyên bác tương giao đã làm nên chân dung Linh Mục Anthony Đào Quang Chính, một vị Linh Mục từ tâm tương liên văn hóa mang trong mình dòng máu Việt.
         
 
Quê hương Việt Nam cồn cào ngòi bút của Kiều Mỹ Duyên
         
 
Kể cả khi phỏng vấn các nhà chính trị hay học giả phương tây, Kiều Mỹ Duyên trước sau cũng trọng tâm hướng về nước Việt và con người Việt. Trong câu chuyện với cựu tổng tống Liên Bang Xô Viết Mikhail Sergeyvich Gorbachyov, Kiều Mỹ Duyên cũng không quên đặt vấn đề trực diện về Tự Do và Dân Chủ của Việt Nam. “Bao giờ Trung Quốc có Tự Do thì Việt Nam có Tự Do.” Câu trả lời ngắn gọn mà thấu suốt lịch sử thăng trầm của hai nước Việt- Trung nói lên tầm vóc của một chính trị gia- một nhân vật lịch sử góp phần làm tan băng chiến tranh lạnh- thật đáng để cho các sử gia cũng như người Việt suy ngẫm về thế sự dân tộc từ góc nhìn quan hệ quốc tế đa chiều. Tôi mong một ngày nào đó, Kiều Mỹ Duyên sẽ giới thiệu đầy đủ với bạn đọc tất cả những cuộc phỏng vấn của chị bởi đó là tư liệu sử và báo chí đáng quý.
 
Lòng tự tôn dân tộc, sự tri ân và chia sẻ với thế hệ đi trước, đặc biệt là với các cựu quân nhân và gia quyến chịu đựng khổ đau trước và sau 1975 là động lực khởi dậy những hoài bão của Kiều Mỹ Duyên về một cộng đồng Việt Nam “có chỗ đứng quan trọng trong các sinh hoạt tôn giáo, chính trị ở khắp nơi trên thế giới. Sự thành công của thế hệ thứ nhất và nhiều thế hệ sau này là niềm hãnh diện của người Việt Nam.”
 
Việt Nam yêu thương, Việt Nam đau thương, Việt Nam là mảnh đất của máu và nước mắt nhưng cũng là vùng đất thơ mộng và kiêu hùng của những Thiên Thần Mũ Nâu không bao giờ vơi trong ký ức sống của mỗi người Việt. Mỗi con người là mỗi mảnh đất tha hương nhưng không rời bỏ quê hương. Người đọc có thể nghẹn lòng “nghe tiếng nói đau đớn của các quả phụ tử sĩ, của cô nhi về người thân của họ, là tôi muốn khóc. Không ai quên những người đã chết. Họ vẫn còn sống đây với vợ con, cha mẹ. Họ vẫn còn sống ở đây với chiến hữu, đồng bào. Họ vĩnh viễn sống trong trái tim của những người thương mến họ. Hỡi vong linh các chiến sĩ oai hùng, xin phù hộ cho mọi người, nhất là đoàn hậu duệ, nối gót cha ông.”
 
Đó là lời chứng của một con người đi qua cuộc chiến, mang quá khứ vào hiện tại để nuôi nấng tương lai.
 
Việt Nam yêu thương, Việt Nam đau thương, Việt Nam Chinh Chiến Điêu Linh máu và nước mắt không bao giờ vơi trong ký ức sống của mỗi người Việt. Mỗi con người là mỗi mảnh đất tha hương nhưng không rời bỏ quê hương. Người đọc có thể nghẹn lòng với mỗi lần tôi nghe tiếng nói đau đớn của các quả phụ tử sĩ, của cô nhi về người thân của họ, là tôi muốn khóc. Không ai quên những người đã chết. Họ vẫn còn sống đây với vợ con, cha mẹ. Họ vẫn còn sống ở đây với chiến hữu, đồng bào. Họ vĩnh viễn sống trong trái tim của những người thương mến họ. Hỡi vong linh các chiến sĩ oai hùng, xin phù hộ cho mọi người, nhất là đoàn hậu duệ, nối gót cha ông.”
 
Lòng tự tôn dân tộc, sự tri ân và chia sẻ với những thế hệ đi trước, đặc biệt là với các cựu quân nhân và gia quyến chịu đựng khổ đau trước và sau 1975 là động lực khởi dậy những hoài bão của Kiều Mỹ Duyên về một cộng đồng Việt Nam “có chỗ đứng quan trọng trong các sinh hoạt tôn giáo, chính trị ở khắp nơi trên thế giới. Sự thành công của thế hệ thứ nhất và nhiều thế hệ sau này là niềm hãnh diện của người Việt Nam.”
 
Dòng máu giúp người thương đời của bậc phụ mẫu gieo mầm và nảy nở làm nên tâm hồn đa cảm nhưng không thiếu sự quyết liệt dấn thân vào những chuyến đi, những câu chuyện, những thân phận khác lạ những chẳng hề xa lạ trong đời sống như Kiều Mỹ Duyên tâm tình, rằng: Cha Mẹ nào cũng có nhiều đề tài để con cháu viết truyện viết sách. Mẹ tôi cũng vậy, sự mộc mạc chất phác của Mẹ tôi, tình thương người của Mẹ tôi cũng đủ để tôi viết dài dài. Để viết “dài dài” về một biến cố lịch sử không khó nhưng viết dài dài về một “sự mộc mạc” là không hề dễ dàng. Bằng nụ cười hồn nhiên, bằng nước mắt chia sẻ, chị biến bao nhiêu sự mộc mạc thành phẩm hạnh đời sống chị sống cùng và sống trong nó từng hơi thở.
 
Mưu sinh thời công nghệ, thời gian dường như ngày càng ngắn lại trong khi con người bận rộn hơn vì vậy tình yêu thương và sự chia sẻ cũng theo đó mà hư hao. Hoa Cỏ Bên Đường, với sự mộc mạc của mình, thức tỉnh lương tâm: “Xin đừng bao giờ nói: tôi bận quá, tôi không có thì giờ, tôi không có thì giờ. Hãy bao dung, hãy rộng lượng, hãy thương người như thể thương thân, thì chúng ta có 24 giờ một ngày là nhiều lắm.Thương người, đây là giá trị tinh thần quan trọng lắm… Thương người nên cho họ những gì thuộc về tinh thần: một lời cầu nguyện chân thành, những nụ cười hiền lành, tiếng cười giòn tan.”
 
Vậy thì có gì đâu mà chần chừ, 24 giờ dẫu bộn bề, chúng ta hãy cho nhau thời gian, dành chút chia sẻ với những khúc tâm tình Hoa Cỏ Bên Đường của Kiều Mỹ Duyên.
 
Bởi, có được một tiếng cười giòn tan đâu phải là niềm hạnh phúc chúng ta dành cho người mà còn cho chính bản thân chúng ta.
 
NGÃ VĂN/Viễn Đông
 

song  
#3 Đã gửi : 25/04/2021 lúc 04:49:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vài cảm nghĩ khi đọc “Tuyển Tập Kiều Mỹ Duyên - Hoa Cỏ Bên Đường”


Thú thực, khi anh Chinh Nguyên Chủ Tịch Văn Thơ Lạc Việt, ngỏ ý nhờ Ban Biên Tập & In Ấn Văn Thơ Lạc Việt mà tôi cũng là một thành viên, giúp layout tuyển tập cho nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên, tôi chỉ chăm chú làm việc theo những gì mà trưởng Ban Biên Tập & In Ấn Văn Thơ Lạc Việt Thái Phạm dặn tôi làm, theo cái kiểu “sai đâu đánh đó” vì tôi quá bận nên không chú ý nhiều đến nội dung những bài viết trong bản thảo.

Ban đầu, chị Kiều Mỹ Duyên chỉ gửi cho chúng tôi đâu chừng mười mấy bài viết, cũ có, mới có. Tôi được phân công phần giàn trang, làm xong thì thấy tổng cộng chưa tới hai trăm trang. Ôi sướng thật, khỏe thật, vì sách mỏng nên hoàn thành quá nhanh. Tôi mừng thầm. Nhưng tôi đã lầm. Số bài đó chỉ mới là một phần trong số các bài viết của nữ ký giả chiến trường Kiều Mỹ Duyên. Tôi còn đang loay hoay thay tới đổi lui cách trình bày, chỉnh sửa hình ảnh, thì chị Kiều Mỹ Duyên liên tục gửi bài đến, hầu như mỗi tuần một bài, rồi đến vài ngày một bài, có ngày chị gửi đến những hai bài! Vì nhận quá nhiều bài, nhiều hình ảnh, đến nỗi tôi quáng cả mắt, ù cả tai, gần như là bị “tẩu hỏa nhập ma.” Tôi bèn cầu cứu trưởng ban Thái Phạm, nhờ giúp “take over” cái tuyển tập dày cộm nầy. Nhờ vậy tôi mới có thời gian đọc kỹ lại các bài viết của chị Kiều Mỹ Duyên. Càng đọc, tôi càng khâm phục chị. Tôi thật sự ngã nón trước sức viết “như vũ bão” của vị nữ ký giả kỳ cựu này. Cho tới khi sang sinh sống ở Mỹ, chị vẫn còn giữ được cái phong độ viết mạnh mẽ như khi làm phóng viên chiến trường thời Việt Nam Cộng Hòa mà tôi đã từng đọc và biết về chị.

Có thể nói tác giả Kiều Mỹ Duyên là một người rất giàu tình cảm, luôn quan tâm đến người khác. Tuy bận rộn, nhưng chị đã bỏ ra nhiều thì giờ quý báu để đọc hết ba tập truyện tôi mới xuất bản năm vừa rồi, và còn cho tôi những lời ủng hộ thật chân tình. Những lời khen của bậc đàn chị đã giúp tôi lên tinh thần và cố gắng tiếp tục viết. Cho nên, khi chị tỏ ý muốn tôi viết cảm nghĩ về “Tuyển Tập Kiều Mỹ Duyên - Hoa Cỏ Bên Đường,” dù biết mình chỉ là hàng hậu bối, tôi cũng phải mạo muội ghi vài hàng mộc mạc theo cái cảm xúc “nghĩ sao viết vậy” tự đáy lòng mình, chứ không hề dám nghĩ là điểm sách hay phê bình cho chị. Tôi đã đọc hết hơn bốn trăm năm chục (450) trang sách, và trong tôi có rất nhiều cảm xúc về tuyển tập mà tôi muốn ghi lại nơi đây.

Còn nhớ có lần chị Kiều Mỹ Duyên đã nói với tôi, “Chị là nhà báo nên viết khô khan lắm, không ướt át đâu em ơi!” Khi ấy tôi cũng đã tin như vậy. Thường thì độc giả dễ bị hấp dẫn hơn đối với những sách truyện dưới dạng tiểu thuyết trữ tình... lâm ly bi đát, và nhiều người cho là những câu chuyện viết theo kiểu thông tin báo chí thì quá khô khan. Ngày trước khi còn đi học, cô bạn Mỹ ngồi cùng lớp sáng tác (Creative Writing) với tôi đã than là “quá chán” khi viết chuyện thật (non-fiction) vì cô không thể sáng tạo, thêm thắt cho hấp dẫn hơn được. Nhưng, như đại văn hào Ernest Hemingway từng có một câu nói nổi tiếng dành cho giới viết văn, là hãy “Viết những gì bạn biết” (Write What You Know) sẽ giúp bạn thành công. Và nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên đã làm được điều này. Tập sách của chị quá hấp dẫn, lôi cuốn, tất cả các bài viết đều là những câu chuyện thật chị biết, gặp, hay chứng kiến, được chị diễn tả rất sống động, mạch lạc, kèm theo nhiều hình ảnh thật và cảm động vô cùng.

Nội dung Tuyển Tập Hoa Cỏ Bên Đường rất đa dạng, phong phú. Ngoài việc những nhân vật có tiếng tăm viết giới thiệu tác giả Kiều Mỹ Duyên, như nhà văn Huy Phương, văn thi sĩ Chinh Nguyên, nhà báo Mặc Lâm, và nhà báo Nguyễn Lệ Uyên, tuyển tập thể hiện một sự bao gồm rộng lớn, sự quan tâm đối với xã hội về mọi mặt, mọi vấn đề, của đất nước Hoa Kỳ, và thế giới, những bài phỏng vấn nóng hôi hổi quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, từ quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, đến quý Đức Cha, Đức Hồng Y, ... và kể cả nhiều vị Tổng Thống, Mỹ, Nga, ... cộng thêm nhiều bài viết chia sẻ, những băn khoăn, trăn trở, buồn đau, của tác giả mỗi chuyến đi làm từ thiện, hay khi nghe tin người quen, bạn bè xa lìa cõi thế.

Tôi thật thích thú lẫn ngưỡng mộ, khi đọc những bài nữ ký giả viết tường thuật về các chuyến đi phỏng vấn những nhân vật quan trọng. Hãy nghe chị kể lại, “Nhờ làm nghề truyền thông mà tôi được nhiều cơ hội gặp mọi người, từ anh lính đến Đại Tướng, từ người dân đến Tổng Thống, từ một người giáo dân đến Đức Cha chủ tịch Hội Đồng giám mục Hoa Kỳ, Đức Cha chủ tịch Hội Đồng giám mục Việt Nam.... Tôi phỏng vấn nhiều nhân vật quan trọng trên thế giới và tôi được cử làm phóng sự, thuyết trình, gồm có: Tổng Thống Gerald Rudolph Ford, bộ trưởng Elizabeth Dole, Tổng Thống Nga Mikhail Sergeyevich Gorbachev. Tổng Thống Nga nói sở dĩ nước Nga có tự do, nhờ ông và Tổng Thống George W. Bush làm việc ròng rã suốt 10 năm...” (TT KMD, tr.84-85)

Tôi tâm đắc nhất là cái câu chị Kiều Mỹ Duyên hỏi tống thống Nga Gorbachev, và câu trả lời của ông, “Thưa Tổng Thống, bao giờ Việt Nam có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền thật sự?” Và “Tổng Thống Nga trả lời: Bao giờ Trung Quốc có Tự Do thì Việt Nam có tự do.” (TT KMD, tr.87). Đúng là tổng thống Nga Gorbachev đã “đi guốc” trong bụng chính phủ Việt Nam hiện tại. Biết đến bao giờ đất nước mình mới “thoát Trung” được như người dân hằng mong ước đây?

Tôi cũng thích những bài phỏng vấn của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên; tôi cảm động khi đọc bài “Hội Nghị Copenhagen, Đan Mạch: Vì Nhân Quyền Việt Nam”; tôi xúc động khi đọc các bài tường thuật về những buổi đi làm từ thiện của tác giả, như, “Một Chuyến Đi Ngậm Ngùi”; và tôi rơi lệ vì những bài chị viết để tưởng niệm những người quá vãn có công lớn với cộng đồng, như “Người Đã Đi Nhưng Người Vẫn Ở Bên Ta: Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn...”. Và còn nhiều, nhiều lắm, những bài viết xúc động khác.

Vài bài viết ở cuối Tuyển Tập càng khiến cho người đọc cảm nhận được cái tâm lành, cái tư chất thiện lương của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên. Trong “Hãy Cho Nhau Tiếng Cười,” tác giả đã trải lòng mình cùng với vạn vật, với nhân sinh. Kính mời quý vị hãy cùng tôi đọc một đoạn sau đây để hiểu được tâm tư vị tác giả đầy lòng nhân ái, “Hãy cho nhau nụ cười, cho nhau tiếng cười.... Yêu người, yêu đời qua tiếng cười. Hãy yêu thương, lòng rộng mở, tiếng cười của mình sẽ hồn nhiên hơn, giòn giã hơn. Tôi yêu tiếng cười của trẻ thơ khắp nơi, nhất là các em trong viện mồ côi. Hãy ôm chặt các em trong tay với trái tim nồng nàn, chúng ta sẽ tìm thấy tình người trong vòng tay ấm áp của mình. Hãy nắm chặt tay người già trong viện dưỡng lão, chúng ta sẽ cảm nhận được người cần người dù trong chốc lát...” (TT KMD, tr. 434)

Và cái thông điệp tác giả Kiều Mỹ Duyên chuyển tải đến độc giả trong bài viết cuối cùng, “Lạc Quan, Yêu Người, Yêu Đời Mà Sống” đã khiến cho lòng tôi thật thanh thản, nhẹ nhàng sau khi đọc những câu chuyện về sự mất mát, sự ra đi của những người tác giả thân quen. “Sống lạc quan, đời sống sẽ đẹp hơn. Hãy yêu thương, yêu người, yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu tiếng chim hót líu lo trong vườn buối sáng, yêu những cành đào, cành mai rung rinh trong gió thì lòng mình sẽ thanh thản hơn, nhẹ nhàng hơn. Đâu phải giàu có mới hạnh phúc.” (TT KMD, tr. 459)

Tóm lại, “Tuyển Tập Kiều Mỹ Duyên - Hoa Cỏ Bên Đường” của nữ ký giả Kiều Mỹ Duyên là một tác phẩm có thể gọi là “để đời” cho chính tác giả, và để “lưu cho hậu thế” đối với những thế hệ nối tiếp con cháu người Việt Nam chúng ta nơi hải ngoại. Không thể nào diễn tả hết ý nghĩa của tác phẩm độc đáo đầy giá trị này trong chỉ vài trang ngắn ngủi. Phải đọc hết, mới thấy hết, mới cảm hết.

Xin kính trân trọng giới thiệu Tuyển Tập Kiều Mỹ Duyên đến với độc giả gần xa.

California, Tháng Tư, 2021
Nhà văn Phương Hoa

Sửa bởi người viết 25/04/2021 lúc 04:50:19(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#4 Đã gửi : 03/08/2021 lúc 01:24:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đọc Tuyển Tập 'Hoa Cỏ Bên Đường' Của Kiều Mỹ Duyên

Em đã đọc qua các bài giới thiệu tuyển tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG của nhà văn Huy Phương, nhà báo Chinh Nguyên và ký giả Mặc Lâm đài VOA. Cả 3 vị đều bộc lộ sự cảm phục và ngưỡng mộ lòng yêu thương, ham mê nghề nghiệp của "phóng viên chiến trường" xông pha vào nhiều chiến địa khốc liệt thập niên 1960 của người "nữ ký giả xuất sắc trong thời gian chiến tranh": Kiều Mỹ Duyên.


Cả 3 nhà văn, nhà báo này đã viết rất chân tình, rất hay và dẫn dắt độc giả đến gặp một nhà báo lớn thành công, yêu thích nghề làm báo, một ký giả viết phóng sự chiến trường trong nước và viết báo ở hải ngoại qua hơn nửa thế kỷ (1968-2021):


Kiều Mỹ Duyên cũng là một nhà văn với lối hành văn giản dị mà lôi cuốn người đọc vô cùng. Lời giới thiệu tác giả HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG của 3 vị này đã quá đầy đủ và tuyệt dịu, vậy mà chị Kiều Mỹ Duyên vẫn muốn em viết đôi dòng cho tuyển tập này làm chi nữa? 


Vì vậy, em xin lỗi không giới thiệu sách HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG nữa mà chỉ "bật mí" những cá tính đặc biệt, đáng yêu của "chị Hai Kiều Mỹ Duyên" như tên gọi thân thương mà nhà văn Chinh Nguyên đã tặng cho chị.


1/ Kiều Mỹ Duyên luôn nói cười vui vẻ, thân thiện mỗi khi gọi điện thoại cho bạn bè.


Có lẽ nhờ duyên lành đưa đẩy mà em gặp và quen biết chị hơn 20 năm qua, mặc dù 2 người có cuộc sống và nghề nghiệp khác nhau. Chị là nhà địa ốc lớn, nhà báo nổi tiếng ăn nói khéo léo, mối giao thiệp lan rộng ra cả toàn cầu; còn em chỉ là "cô giáo dạy tiếng Việt không lương", một chuyên viên điện toán tầm thường của chính phủ Liên Bang, chỉ giao tiếp trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình, sở làm, trường học tại địa phương.

Điều khiến em thích thú nhiều nhất nơi chị là tiếng cười giòn giã, vui tươi mỗi lần chị gọi điện thoại hỏi thăm em.
2/ Kiều Mỹ Duyên, nhà địa ốc giàu xụ luôn đòi "xin ăn" vì đang đói bụng?


Mặc dù rất bận với 2- 3 công tác cùng một lúc, từ xa xôi chị vẫn gọi hỏi thăm và nói chuyện "thế sự gió mưa" với em ít nhất mỗi tuần 1 hoặc 2 lần. 




Em luôn cười thỏa thích khi nghe chị bảo: "Hoa ơi, mở cửa cho chị mau đi, chị đang đứng trước cửa đây nè, có gì cho chị ăn không, đói bụng quá!" Không những diễn màn hài hước "xin cơm chay" với em, vì biết em ăn chay trường tuy rằng chúng ta ở xa nhau vạn dặm (từ miền Tây sang miền Đông Hoa Kỳ), mà trong các chuyến đi hội họp ở các tiểu bang xa hoặc ở các quốc gia ngoài Hoa Kỳ, chị cũng "xin ăn" tại các chùa chiền và luôn được quý vị ni sư tiếp đãi ân cần, hậu hỹ. Chị còn được nhiều khách hàng của công ty Ana Real Estate (Broker An Nguyễn) làm thức ăn chay tinh khiết ngon lành mang đến biếu tặng chị vì lòng mến mộ, đến nỗi nhà văn Thu Nga (Tổng Giám Đốc Saigon Dallas Radio AM1600 kiêm Giám Đốc chi nhánh Hệ thống SBTN-TV Texas, bạn của chị ở Texas) đã phải than: "Mấy người này đang mang củi về rừng mà không biết!" Vì nhà nghèo mà lại đem dâng hiến cho nhà giàu, cũng lạ thật!
3/ Hai chị em có chung một MƠ ƯỚC.


Khi ký giả Mặc Lâm (đài VOA) phỏng vấn chị: "Bà có dự định gì cho những ngày sắp tới?", sau hơn nửa thế kỷ hoạt động thành công trong lãnh vực báo chí truyền thông, chị đã tâm sự: "Cái mơ ước của chúng tôi suốt cuộc đời còn lại là giúp đỡ cho những người nghèo, những đứa trẻ mồ côi không cha không mẹ, hay là những người ở trong những làng quê hẻo lánh mà không được đi học thì mong rằng những đứa trẻ được đến trường, mong rằng những đứa trẻ có áo ấm mặc trong mùa đông và có thuốc men có thức ăn và có một đời sống văn minh cũng như tất cả mọi người.” 
Em đã cười vui sướng khi đọc đến đoạn này! Hi hi hi! Ha ha ha! Như vậy là hai chị em có chung một ước mơ, hèn gì tình thân thương giữa hai người tuy ở xa nhau, lối sống khác nhau vẫn còn được bền lâu, vững chãi.




Xin cảm tạ ơn trên Trời Phật đã dẫn dắt cho em được quen biết với chị, một gương sáng hoạt động không ngừng nghỉ và đạt đến thành quả tốt đẹp rực rỡ trong môi trường báo chí, truyền thông cũng như địa ốc!


Cầu mong cho tuyển tập HOA CỎ BÊN ĐƯỜNG được đồng hương Việt Nam khắp nơi đón đọc thích thú và trở thành "Best Seller Book" năm nay giống như cuốn sách Chinh Chiến Điêu Linh của chị trước đây.


LÊ MỘNG HOÀNG
LÊ TỐNG MỘNG HOA (VA)-7/22/2021
Charity Group of VA Affection
Nhóm Từ Thiện Tình Thương VA
Caring and Sharing with Affection

Sửa bởi người viết 03/08/2021 lúc 01:26:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.379 giây.