logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/04/2021 lúc 04:55:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Cờ Việt Nam Cộng Hòa tại một sự kiện của người Việt ở hải ngoại.

Hàng năm vào Tháng Tư, chúng tôi và nhiều người Việt Nam quan tâm luôn tự hỏi: Vì sao “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” (National-Communist ideological war) tại Việt Nam (gọi tắt là cuộc nội chiến Quốc-Cộng) kéo dài nhiều thập niên vẫn chưa chấm dứt. Mặc dầu “cuộc chiến tranh Việt Nam” (The Vietnam War) kéo dài 21 năm (1954-1975) tính đến 30-4 năm nay đã kết thúc 46 năm rồi (1975-2021).
Bằng suy tư, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm sống, chúng tôi đã tự trả lời câu hỏi vừa nêu. Theo nhận định của chúng tôi, cuộc nội chiến Quốc-Cộng tại Việt Nam sở dĩ kéo dài vẫn chưa chấm dứt, mặc dầu chiến tranh Việt Nam đã kết thúc từ ngày 30-4-1975, là vì ba nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1 - Vì hai bên Việt Cộng và Việt Quốc do mục đích khác nhau, nên quan niệm khác nhau về thực chất cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975)
(1) - Bên những người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (gọi tắt là Việt Cộng: Vietnamese Communist) cho đến nay vẫn không coi cuộc chiến Việt Nam là nội chiến, mà là cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Vì thế bên Việt Cộng đã“Ngụy dân tộc” (che dấu bộ mặt cộng sản), để huy động lòng yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm tiến hành kháng chiến chống Pháp trước, sau là cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc” (*). Mặc dầu sau chiến tranh Việt Cộng đã hiện nguyên: Cướp được chính quyền quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, áp đặt chế độ xã hội chủ nghĩa trên cả nước, dưới bảng hiệu Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN)
(2) - Bên người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (gọi tắt là Việt Quốc: Vietnames Nationalist) thì chỉ coi cuộc chiến tranh Việt Nam là một giai đoạn đỉnh cao của một cuộc nội chiến giữa những người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và những người Việt Nam mang ý thức hệ cộng sản. Vì ý thức hệ quốc gia (quốc gia dân tộc, dân chủ, tự do, nhân quyền…) có “mâu thuẫn đối kháng” (một mất, một còn) với ý thức hệ cộng sản (cộng sản - ngụy dân tộc), độc tài toàn trị, phản dân chủ, bác đoạt tự do, nhân quyền…). Vì thế ngày nào ý thức hệ cộng sản còn được bên Việt Cộng áp đặt tại Việt Nam, ngày đó bên Việt Quốc tiếp tục chống cộng.
Chính vì vậy mà sau ngày 30-4-1975, Việt Quốc tiếp tục chống Cộng giai đoạn III. Hai giai đoạn trước (I) là Tiền chiến tranh Quốc-Cộng (1930-1954), (II) Chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975) và (III) là Hậu chiến tranh Quốc-Cộng (sau 1975 đến kết thúc). Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam. Nghĩa là khi kết thúc giai đoạn cuối cùng này, cũng là lúc chấm dứt cuộc chiến tranh ý thức hệ Quốc – Cộng tại Việt Nam.
2 - Vì hai bên Việt Cộng và Việt Quốc chưa bên nào thành đạt mục tiêu tối hậu của chủ nghĩa đấu tranh của mình
(1) - Bên Việt Cộng, cướp được chính quyền, nhưng thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn trong mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa (giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản) tại Việt Nam.
Vì thực tế, bên Việt Cộng đã có cơ hội và điều kiện để xây dựng mô hình xã hội “xã hội chủ nghĩa” theo đúng lý luận giáo điều của chủ nghĩa cộng sản (Marxist-Leninnist) trên nửa nước Miền Bắc (1954-1975) và trên cả nước (1975-2021), nhưng đã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn.
Thật vậy, sau khi ký kết Hiệp Định Genève 1954 với thực dân Pháp, bên Việt Cộng đã cướp được chính quyền trên nửa nước thuộc địa Miền Bắc của thực dân Pháp. Việt Cộng đã có cơ hội xây dựng thử nghiệm mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa (ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa dưới bảng hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa) thành hậu phương lớn, phát động và tiến hành chiến tranh “ngụy dân tộc” (che dấu bộ mặt cộng sản), để cộng sản hóa Miền Nam. Sau 21 năm tiến hành chiến tranh khốc liệt, với cái giá “núi xương, sông máu” quân dân hai miền Bắc-Nam, Việt Cộng đã cướp được chính quyền chính thống quốc gia của Việt Quốc ở Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) vào ngày 30-4-1975, để thực hiện mục tiêu tối hậu “đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
Thế nhưng, thực tế là, sau chiến tranh, trong hòa bình, 10 năm đầu xây dựng triệt để mô hình xã hội chủ nghĩa trên cả nước (1975-1985), bên Việt Cộng đã thất bại thảm hại, gây khổ lụy một thời cho nhân dân, để lại hậu quả nghiêm trọng, toàn diện, di hại lâu dài cho đất nước và dân tộc. Kế đến, dù cố gắng lùi một bước bằng “chính sách đổi mới”, sau 10 năm (1985-1995), Việt Cộng vẫn không cứu vãn được thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn. Trong khi Liên-Xô “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” của Việt Cộng và của cả hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa quốc tế cùng sụp đổ tan tành (1989-1991), bốn nước XHCN còn lại, trong đó có Việt Nam tìm sự tồn tại bằng một tiến trình tiêu vong tịnh tiến; phong trào cộng sản quốc tế tan rã. “Chiến tranh Lạnh” hay chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa (Communism) và tư bản chủ nghĩa (Capitalism) cáo chung. Việt Cộng nhờ thức thời thực hiện “chính sách mở cửa”, chào đón cựu thù “đế quốc Mỹ” và “các nước tư bản chủ nghĩa không dãy chết” (như lý luận không tưởng của người cộng sản), tất cả cùng vào Việt Nam làm ăn theo con đường “kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa”. Nhờ đó Việt Cộng thoát hiểm, tồn tại thêm thời gian để có một cái chết từ từ và êm dịu hơn, sau khi “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô” và các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã dãy chết nhanh gọn, chuyển đổi ngay qua chế độ chính trị dân chủ pháp trị, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.Từ đó, Hoa Kỳ với vai trò chủ đạo, xúc tác các nước tư bản đầu tư vào Việt Nam. Và nhờ đó, sau hơn 25 năm “Mở cửa” (1995-2021) Việt Nam phát triển trông thấy nhiều mặt, nhất là mặt kinh tế và chính trị. Nhưng cũng từ thực tế hơn 25 năm qua, trong “Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường”, Việt Cộng đã và đang có được một cái chết tịnh tiến, hòa bình và êm dịu, theo quy luật duy vật biện chứng “Lượng đổi, chất đổi” như chúng tôi đã lý giải, chứng minh nhiều lần.
(2) - Trong khi bên Việt Quốc đã để mất chính quyền và đất nước sau ngày 30-4-1975. Thực tế cho đến nay Việt Quốc vẫn chưa giành lại được chính quyền, đất nước, để tiếp tục chủ động thực hiện mục tiêu lý tưởng tối hậu của chủ nghĩa quốc gia còn dang dở (Dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hoạch định mềm dẻo…)
Thực tế là, với tư cách thừa kế chính danh quyền bính quốc gia, sau Hiệp Định Genève 1954, chính quyền chính thống quốc gia quân chủ với Vua Bảo Đại đã tiếp nhận chủ quyền quốc gia độc lập hoàn toàn cho Việt Nam từ tay thực dân Pháp (sau khi tiếp nhận độc lập từng phần trước đó từ năm 1949). Nhưng vì Pháp đã mất một nửa thuộc địa Miền Bắc Việt Nam trên vĩ tuyến 17 cho Việt Cộng sau Hiệp định Genève 1954, nên chính quyền chính thống quốc gia của Vua Bảo Đại (sau là chính quyền quốc gia Việt Nam Cộng Hòa kế tục) chỉ tiếp nhận chủ quyền quốc gia độc lập trên nửa nước Miền Nam dưới vĩ tuyến 17. Trong 21 năm chiến tranh (1954-1975), Việt Quốc cũng đã có cơ hội thực hiện mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa quốc gia (Nationalism) là xây dựng chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam. Trong khung cảnh này, Việt Quốc đã xác lập khung cảnh thích dụng để phát triển toàn diện đất nước đến giàu mạnh, văn minh tiến bộ bằng con đường kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hoạch định mềm dẻo (mục tiêu mà bên Việt Cộng đã, đang làm từ hơn 25 năm qua để thành đạt).Tất cả nhằm tạo tiền đề thống nhất đất nước một cách hòa bình, thông qua tổng tuyển cử tự do, công bằng và trung thực; mà bên Việt Quốc tin rằng, chế độ dân chủ pháp trị VNCH giàu mạnh ở Miền Nam của Việt Quốc, sẽ ưu thắng đối với chế độ độc tài toàn trị cộng sản nghèo nàn và lạc hậu ở Miền Bắc của bên Việt Cộng.
Thế nhưng, Việt Nam do có số phận không may, chẳng đặng đừng bị rơi vào thế gọng kìm của cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa hình thành sau Thế Chiến II. Do đó có sự trùng lắp không và thời gian giữa cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng với Chiến tranh ý thức hệ toàn cầu. Bên Việt Cộng đứng về phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo. Bên Việt Quốc thuộc phe tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Hoa Kỳ. Vì thế, mặc dầu có sự trợ giúp tích cực của Hoa Kỳ và các nước đồng minh (đối trọng với Liên Xô và các nước phe XHCH chi viên toàn diện dồi dào cho Việt Cộng Bắc Việt thực hiện chiến tranh cộng sản hóa Miền Nam), Việt Quốc đã để mất đất nước Miền Nam vào tay Việt Cộng sau ngày 30-4-1975, do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan, trong khi công cuộc xây dựng mô hình chế độ chính trị dân chủ pháp trị (VNCH) và phát triển kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa theo mục tiêu lý tưởng của chủ nghĩa quốc gia trong bối cảnh chiến tranh chưa đi đến đâu.
Hơn 45 năm qua, bên Việt Quốc đã tiếp tục chống Cộng vì không chấp nhận là “bên thua cuộc”. Mặc dầu tương quan lực lượng không cân sức, ưu thế luôn nghiêng về phía Việt Cộng, bên Việt Quốc vẫn kiên trì đấu tranh dưới nhiều hình thức nhằm giành lại chính quyền, đất nước để có cơ hội và điều kiện tiếp tục thực hiện mục tiêu lý tưởng tối hậu của chủ nghĩa quốc gia (VNCH). Thế nhưng thực tế khách quan cho thấy, công cuộc chống Việt Cộng chỉ tạo được hiệu quả gián tiếp, thắng lợi nhất thời, không có tính quyết định. Lực lượng chống cộng chủ lực ở hải ngoại cũng như trong nước ngày một suy giảm, ở thế phân tán, đa đầu, thiếu sự phối hợp đấu tranh theo một sách lược chung, không thay đổi được cán cân lực lượng ưu thế luôn nghiêng về bên Việt Cộng. Thế nhưng bên Việt Quốc cho đến nay vẫn tỏ ra kiên định tiếp tục đấu tranh chống Việt Cộng, với niềm tin tất thắng của chân lý, chính nghĩa, rằng cuối cùng chính nghĩa quốc gia (Việt Quốc) tất thắng ngụy nghĩa cộng sản (Việt Cộng). Thực tế dường như đã và đang có dấu hiệu niềm tin này có thể thành sự thật, vì chiều hướng tương lai Việt Nam cuối cùng sẽ được dân chủ hóa ở cuối một quá trình “Diễn biến hòa bình”, đã và đang diễn ra từ hơn 25 năm qua khi Viêt Cộng thực hiện chủ trương, chính sách “Mở cửa” đi vào con đường làm ăn “kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa (là thật); định hướng xã hội chủ nghĩa (là giả).
3 - Vì hai bên Việt Cộng và Việt Quốc không thức thời ngồi lại với nhau để tìm cách chấm dứt cuộc nội chiến Quốc-Cộng tại Việt Nam một cách hòa bình (**)
Đây là giải pháp không chính thức đã được nhiều người nói đến từ lâu dưới cụm từ “Hòa giải và hòa hợp dân tộc”. Giải pháp không chính thức vì không do bên nào chính thức chủ động đưa ra để cùng phối hợp thực hiện theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này. Theo đó, hai bên Việt Cộng và Việt Quốc chính thức gặp nhau để bàn bạc tìm cách giải quyết các mâu thuẫn về ý thức hệ và các hành động thực tế gây hệ lụy từ quá khứ đến hiện tại, một cách hòa bình (là hòa giải). Từ đó, đi đến thống nhất, đoàn kết giữa người Việt Nam cùng nguồn gốc Việt tộc (là hòa hợp dân tộc) để cùng nhau kiến tạo một tương lai tươi sáng ngày càng tốt đẹp cho nhân dân và đất nước.
Thế nhưng thực tế bên Việt Cộng vẫn chưa một lần chủ động chính thức đưa ra với bên Việt Quốc về “Hòa giải và hòa hợp dân tộc” để cùng thực hiện các bước theo đúng ý nghĩa chân chính của cụm từ này như vừa nêu trên. Thực tế là Việt Cộng, luôn ỷ vào ưu thế, đã đánh mất cơ hội “hòa giải và hòa hợp dân tộc” ngay sau khi kết thúc “cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn” giữa người Việt Nam, vào ngày 30-4-1975 (như hòa giải sau nội chiến Hoa Kỳ (American Civil War,) do bất đồng về chế độ nô lệ người da đen (1861-1865); hay hòa giải sau chiến tranh phân biệt chủng tộc Nam Phi (A-Pac-Thai) kéo dài hơn 3 Thế kỷ (1663-1993). Thực tế, Việt Cộng chỉ muốn “hòa hợp” mà không cần “Hỏa giải” với Việt Quốc. Nghĩa là Việt Cộng chỉ muốn thực hiện một “chính sách chiêu hồi” với Việt Quốc chứ không muốn thực hiện chính sách “hòa giải và hòa hợp dân tộc” để đi đến thống nhất, đoàn kết toàn lực quốc gia cùng xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, thực tế người ta chỉ thấy Việt Cộng đưa ra những lời kêu gọi chung chung, rằng hãy quên hận thù, đẩy lùi quá khứ, đem tài năng tài sản phục vụ đất nước. Điển hình là Nghị quyết 36 của đảngViệt Cộng đưa ra năm 2006 nhằm khuyến dụ khối Việt Quốc đông đảo, có nhiều tiềm năng ở hải ngoại. Chính vì vậy mà, cùng với kinh nghiệm bất khả tín với chiêu bài “Hòa giải, hòa hợp dân tộc” của Việt Cộng trong quá khứ chiến tranh (Chính phủ hòa giải và hòa hợp dân tộc trong Hiệp định Paris ngày 27-1-1973..), hầu hết bên Việt Quốc luôn chống lại cái gọi là “Hòa giải và hòa hợp dân tộc” kiểu Việt Cộng. Mặc dầu thực tế cũng có một số người bên Việt Quốc đã về hợp tác công khai hay âm thầm, vô điều kiện với bên Việt Cộng, đã khoét sâu mâu thuẫn nội bộ Việt Quốc.
Đến đây có thể tạm kết luận, rằng cuộc nội chiến Quốc-Cộng tại Việt Nam kéo dài nhiều thập niên qua vẫn chưa kết thúc được là vì ba (3) nguyên nhân chủ yếu như vừa trình bày trên. Tuy nhiên, theo lẽ thường cuộc chiến tranh nào dù kéo dài đến đâu cũng phải kết thúc. Vậy cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam sẽ kết thúc khi nào, thế nào và ai thắng ai? chúng tôi sẽ lý giải trả lời trong một bài viết khác tiếp theo.
Thiện Ý (VOA)
_________________
Chú thích:
(*)-Vì sao bên Việt Cộng không nhìn nhận chiến tranh Việt Nam là nội chiến. chúng tôi đã lý giải trong bài viết đăng tải trên Diễn đán Bạn đọc VOA: “The Vietnam War là chiến tranh gì?” (29-9-2017).
(**)- Trong tài liệu nghiên cứu lý luận “Việt Nam trong thế chiến lược quốc tế mới” ấn hành năm 1995, tái bản năm 2005 tại Hoa Kỳ, chúng tôi đã có đề nghị “Tiến trình ba bước hóa giải mâu thuẫn về lãnh đạo dân tộc để hình thành chế độ dân chủ nhất nguyên dân tộc”
Xin vào luatkhoavietnam.com, mục “Diễn đàn”, Tiểu mục “Tác giả-Tác phẩm” để đọc toàn tập VNTTCLQTM. Vào Tiểu mục “Phỏng vấn-Hội luận” để nghe VOA phỏng vấn tác giả về tác phẩm này.


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.133 giây.