logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/04/2021 lúc 05:14:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Lễ đặt tên đường Nguyễn Thiện Thành ở Khu Đô thị Thủ Thiêm.
Courtesy Dan Viet

Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) hôm 25/4 vừa tổ chức buổi lễ đặt tên 20 tuyến đường ở Khu Đô thị Thủ Thiêm. Trong 20 danh nhân, nhân vật lịch sử được đặt tên đường đợt này có Giáo sư Nguyễn Thiện Thành là thân phụ của cựu Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân.
Phát biểu tại lễ công bố đặt tên đường, ông Hoàng Tùng - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Thủ Đức cho biết, đây là tâm nguyện, tấm lòng của người dân nhằm ghi nhận những đóng góp to lớn của các danh nhân, nhân vật lịch sử tiêu biểu.
Về công trạng của của Giáo sư Nguyễn Thiện Thành đối với chính quyền Việt Nam hiện nay, chúng tôi không bàn đến trong bài này. Và đánh giá con trai ông là cựu Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân có hoàn thành nhiệm vụ hay không cũng không được bàn đến.
Tuy nhiên, nếu nói việc lấy tên cha ông Nguyễn Thiện Nhân để đặt tên đường ở Thủ Thiêm, nơi có hàng trăm dân oan mất đất chưa được giải quyết, nơi ông Nguyễn Thiện Nhân khi còn là Bí thư Thành ủy TPHCM từng hứa với người dân sẽ giải quyết dứt điểm khiếu kiện của bà con trong năm 2019, nhưng đến giờ ông Nhân đã nghỉ hưu và đã thất hứa... thì liệu có là tâm nguyện của người dân?
Đáng lẽ tên Nguyễn Thiện Thành để người ta tôn kính, yêu mến... nhưng qua những việc làm của ông Nguyễn Thiện Nhân thì tên Nguyễn Thiện Thành lại gây ác cảm cho người dân Thủ Thiêm. Cái này hoàn toàn gây tác dụng ngược lại mà họ không ngờ tới.
-Ông Cao Thăng Ca

Ông Cao Thăng Ca, một người dân mất đất ở Thủ Thiêm khi trả lời RFA hôm 26/4 cho biết ý kiến của mình:
“Cái này do người ta áp đặt, và chính sự áp đặt này lại gây tác dụng ngược lại. Đáng lẽ tên Nguyễn Thiện Thành để người ta tôn kính, yêu mến... nhưng qua những việc làm của ông Nguyễn Thiện Nhân thì tên Nguyễn Thiện Thành lại gây ác cảm cho người dân Thủ Thiêm. Cái này hoàn toàn gây tác dụng ngược lại mà họ không ngờ tới.”
Ông Cao Thăng Ca cho biết thêm về tình hình khiếu kiện của người dân mất đất ở Thủ Thiêm hiện nay:
“Về tình hình Thủ Thiêm, tôi vẫn thường thưa với Thanh tra Chính phủ rằng chừng nào vẫn còn ông Nguyễn Thành Phong là tàn dư của nhóm lợi ích... thì không giải quyết được Thủ Thiêm. Chừng nào còn ông Đặng Công Uẩn là Phó Tổng Thanh tra Chính phủ bao che cho TPHCM, thì dự án Thủ Thiêm không thể giải quyết. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo ông Đặng Công Uẩn phải đối thoại với dân, nhưng họ vẫn làm ngơ.”
Từ khoảng năm 2012, Chính quyền TPHCM bắt đầu tiến hành giải toả khoảng 14.600 hộ dân với hơn 60.000 nhân khẩu ở Thủ Thiêm để tiến hành xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 730 ha bên sông Sài Gòn. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, dự án vẫn gặp khó khăn tại một số nơi khi hàng trăm hộ dân Thủ Thiêm nhiều năm qua đã đi khiếu kiện lên tận trung ương, yêu cầu giá đền bù hợp lý, phản đối việc giải tỏa sai quy định của giới chức thành phố.
UserPostedImage
Hình minh hoạ. Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ trên cao. Photo: RFA

Trở lại với việc lấy tên thân phụ của cựu Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân đặt tên đường ở Thủ Thiêm, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cũng là một dân oan Thủ Thiêm, khi trả lời RFA hôm 26/4 nhận xét:
“Theo cá nhân tôi, nên đặt tên của một vị danh nhân vào đất đai của đất nước 4.000 năm Văn Hiến, chứ không phải đưa một nhân vật nào đó để đặt tên. Đừng có nói do nhân dân, nói Đảng, chi bộ Đảng, chứ nói nhân dân mà mình đâu có tham dự được. Có biết bao nhiêu danh nhân văn hóa của đất nước, hay những người vì dân vì nước, không phân biệt ý thức hệ chính trị, thì thiếu gì người để đặt tên... chứ không phải riêng gì ông Nguyễn Thiện Thành, chỉ là một bác sĩ bình thường của nhà nước cộng sản.”
Giáo sư Nguyễn Thiện Thành sinh năm 1919, mất năm 2013, nguyên là đại tá sĩ quan cao cấp Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm quân y, cục Hậu cần Quân giải phóng miền Nam, Giáo sư, trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Trao đổi với RFA vào tối 26/4, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hoàng Dũng, thuộc Đại học Sư phạm TP.HCM cho rằng:
“Về phương diện chính trị thì người ta mong rằng khi đặt tên là một dịp tưởng nhớ của người còn sống đối với người đã mất, những ghi công những người đã hy sinh cho đất nước... theo hướng đó có những cái tên đổi lại đã được hưởng ứng của nhiều người dân, mặc dù đổi tên đường cũng gây một số bất tiện cho người dân... Vì liên quan chuyện giấy tờ rất rắc rối cho dân, nhưng nếu tên xứng đáng, thì nhiều người dân cũng ủng hộ thôi. Riêng chuyện ông Nguyễn Thiện Thành, thì tôi cho rằng lý do trách móc do con ổng chưa làm tròn nhiệm vụ là lý do không đúng. Quan trọng ông Nguyễn Thiện Thành là ông nào? Ra làm sao? Có đáng đặt tên đường hay không? Cái đó mới đáng nói.”
Có những tên đường mất rất kỳ cục như đường Duy Tân bị thay thế bằng Phạm Ngọc Thạch... Ông Phạm Ngọc Thạch đặt tên tôi không phản đối, nhưng ông Duy Tân mất là kỳ cục, đánh giá như thế nào mà mất tên như thế.
-Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng

Trước đó, vào ngày 25/9/2020, Sở Văn hóa- Thể thao Thành Phố Hồ Chí Minh cho báo chí nhà nước biết sẽ sửa tên đường vì có 38 tuyến đường tại thành phố này được đặt tên không chính xác vì nhiều nguyên nhân như nhầm lẫn, người làm bảng tên phát âm sai, hoặc sợ phạm húy.
Trả lời RFA khi đó, PGS Lê Trung Hoa - Ủy viên thường trực Hội đồng đặt tên đường TP HCM cho biết, đây là lần thứ 3 thành phố đổi tên đường hàng loạt. Theo ông Hoa, tên đường không đúng cần phải sửa lại để thể hiện sự tôn trọng với nhân vật được đặt tên, với lịch sử...
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngôn ngữ học Hoàng Dũng, việc đổi tên đường là không dễ, chưa nói những lý do văn hóa lịch sử chính trị, riêng chỉ những lý do thuần túy khoa học cũng đã rắc rối, cần có một hội đồng cân nhắc nhiều mặt. Ông nói tiếp:
“Hiện nay, riêng ở Sài Gòn, những danh nhân ai cũng thừa nhận mà đặt tên đường có mặt khắp nơi, đủ thấy không có một cái nhìn tổng thể gì cả. Chẳng hạn như như tên Phan Văn Trị không ai phản đối gì cả, nhưng xuất hiện trong khá nhiều quận, đường Hoàng Hoa Thám cũng vậy... Cho nên ở Sài Gòn mà nói tên đường thì phải nói thêm là quận nào, nếu không nó có thể ứng với những con đường rất khác nhau, rất xa nhau.”
Tuy nhiên Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thuần, từng là ủy viên Hội Đồng đặt tên đường TPHCM trong nhiều năm, khi trả lời RFA vào tháng 9/2020 thì cho rằng, trước 1975 thì Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định là 3 đơn vị hành chính khác biệt nhau, mỗi đơn vị có quyền đặt tên đường phố theo cách của mình. Vì vậy, việc đặt tên trùng nhau như vậy không sai bởi một đơn vị hành chính độc lập có quyền đặt theo cách của họ. Chính vì vậy, sau này, TPHCM có nhiều tên đường trùng với nhau. Nhưng Giáo sư Thuần cũng cho rằng, chính quyền bây giờ nên giảm những tên đường trùng nhau như vậy.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng nhận định thêm:
“Nói chung đặt tên đường như vậy, thay đổi như vậy, mặc dù có những trường hợp nhỏ có thể bằng lòng hay không, nhưng hướng chung là ổn. Có điều tôi mong muốn... do lý do chính trị, cách nhìn đánh giá lịch sử, thì đã có những người mất oan cái tên, trong khi đó là cái tên đáng ghi lại cho con cháu, chẳng hạn như đường Hiền Vương mất. Có những tên đường mất rất kỳ cục như đường Duy Tân bị thay thế bằng Phạm Ngọc Thạch... Ông Phạm Ngọc Thạch đặt tên tôi không phản đối, nhưng ông Duy Tân mất là kỳ cục, đánh giá như thế nào mà mất tên như thế.”
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, để giải quyết những vấn đề như ông vừa nêu, cần một cuộc điều tra nghiên cứu, cần có cả một hội đồng cân nhắc nhiều mặt... Ông Dũng cho rằng cần làm sao huy động được nhiều trí thức tham gia vào việc này, thì may ra mới có kết quả tốt hơn là sự áp đặt của một số quan chức hành chính.
Theo RFA
[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=zzz&feature=player_embedded[/YOUTUBE]
vietcong Hanoi Vietnam
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Thủ Đức cho biết, đây là tâm nguyện, tấm lòng của " toàn đảng cộng sản VN ! nhằm ghi nhận những đóng góp to lớn
như : cướp nhà , cướp ruộng vườn , cướp của , giết DÂN VÔ TỘI , cướp đất đai của người DÂN giữa ban ngày lẫn ban đêm ( điển hình vụ ĐỒNG TÂM) ! Đó là công lao của các danh nhân cộng sản VN, nhân vật lịch sử tiêu biểu của cộng sản VN . KHẢNG ĐỊNH KHÔNG PHẢI TÂM NGUYỆN & TẤM LÒNG CUẢ NGƯỜI DÂN MẤT ĐẤT và NGƯỜI DÂN OAN " ! Ô chủ tịch phát biểu như trên thì mới chính xác và đẹp lòng nhân dân ( từ Nhân dân người cộng sản dùng Qúi Vị nên hiểu nhân dân là đảng viên đảng cộng sản VN )

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.