logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/08/2013 lúc 06:01:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
VRNs (16.08.2013) – Thừa Thiên Huế – Hôm 31-07-2013, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã công bố Nghị định 72/2013/NĐ-CP nhằm “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”. Nghị định khá dài, gồm 6 chương, 46 điều và sẽ có hiệu lực từ ngày 01-09 tới đây.

Vừa mới ban hành, văn kiện lập tức được đồng bào trong lẫn ngoài nước, Việt Nam lẫn quốc tế quan tâm. Báo The Nation của Thái Lan số ra ngày 09-08 bình luận: “Chính phủ Việt Nam sẽ ôm toàn bộ bầu trời với hai bàn tay nhỏ bé của mình bằng cách ban hành một đạo luật mới để kiểm soát và “làm sạch” thông tin công cộng phổ biến qua Internet. Hà Nội đã ban hành luật mới, được gọi là Nghị định 72, hình sự hóa việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cho bất cứ điều gì ngoại trừ việc “cung cấp hoặc trao đổi thông tin cá nhân”. Quả thế, các điều 5, điều 20 và điều 25 (vốn được dư luận quan tâm nhất) quy định nội dung đăng tải và thông tin trao đổi trên các trang mạng thế nào là được phép, là “hợp pháp”, thế nào là cấm chỉ, là “phạm luật”! Đi từ kiểu phân biệt độc đáo mà có lẽ thế giới chưa từng biết đến: trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử cá nhân và trang thông tin điện tử ứng dụng, Nguyễn Tấn Dũng đã ngon lành định nghĩa: “Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp” (Điều 20.4). Nghĩa là kể từ nay, các blogger và những người sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Twitter (mấy chục triệu tại VN)… chỉ được kể chuyện nhà, chuyện tình, chuyện chơi nhởi của mình chứ không được trích dẫn, chia sẻ, bình luận thông tin xã hội từ báo viết, báo hình, báo điện tử của nhà nước hay của bất cứ nơi đâu trên hoàn cầu.

Chưa hết, nghị định mới cũng cấm các công ty dịch vụ Internet (cả quốc nội lẫn quốc tế, oai dữ!) cung cấp những thông tin có nội dung bị xem là “chống phá Nhà nước Việt Nam, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đoàn kết dân tộc hoặc những thông tin xuyên tạc bôi nhọ uy tín các tổ chức, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm các cá nhân.” (Điều 5). Điều 25 thì đòi buộc các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải “loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5…; Cung cấp thông tin cá nhân và thông tin riêng của người sử dụng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước…; Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin…; Đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân và người cung cấp thông tin khác trên mạng xã hội…; Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền…” Nghĩa là Nguyễn Tấn Dũng, nhân danh đảng CSVN, muốn cưỡng buộc các đại công ty Internet toàn cầu như Google, Yahoo, Facebook, Twitter, YouTube v.v… phải đồng lõa với chính sách tăng cường đàn áp tự do Internet của Hà Nội (vừa bị Tổ chức Phóng viên Không biên giới xếp thứ 172/179 quốc gia trong bảng sắp hạng về tự do báo chí), phải gây nguy khốn cho sự an toàn của công dân mạng bằng cách tiết lộ danh tính của những người bị “đảng ta” coi là vi phạm các khoản cấm kỵ về ngôn luận được pháp luật VN quy định hết sức mập mờ (xưa nay vẫn vậy), phải giới hạn đáng kể những nội dung mà các công ty nước ngoài được phép đăng tải trên trang web cũng như mạng xã hội có liên quan đến VN của họ. Thông cáo của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo CPJ hôm 23-07-2013 đã thẳng thừng tố cáo như thế.

Đây mới là mục đích chính khiến Nghị định được ban hành (dù vài quan chức bộ 4T đã lu loa là nhà nước chỉ cốt bảo vệ quyền tác giả!). Nó đặt ra những giới hạn và cấm cản hòng đối phó với sự phát triển Internet hiện nay tại VN mà Hà Nội đã không lường được và lái được. Bởi lẽ Internet ngày càng tự khẳng định là tay lực sĩ phá vỡ bức tường bưng bít thông tin, đập tan tành cây kéo kiểm duyệt của nhà nước, đào mồ chôn chính sách “ngu dân để dễ trị” của CS, nâng cao dân trí một cách sâu sắc, nhanh chóng và mạnh mẽ. Ngoài ra, trên Internet, qua các mạng xã hội, đã xuất hiện tại VN – nơi nghiêm cấm mọi xã hội dân sự độc lập, nơi mà mọi đoàn thể quần chúng phải chui vào cái rọ Mặt trận Tổ quốc – cái khả năng hình thành các liên kết, các tổ chức, các hội đoàn, vuột khỏi tầm tay của lãnh đạo CS vốn cố chấp và mù quáng chủ trương quản lý toàn diện xã hội.

Thành ra chẳng lạ gì mà nhiều tổ chức nhân quyền tầm mức hoàn vũ như Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, Tổ chức Phóng viên Không biên giới, Tổ chức Ký giả Không biên giới đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Nghị định quái đản này. Ông Benjamin Ismail, Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Ký giả KBG nhận xét: “Nghị định này sẽ dẫn đến các hệ quả về mặt kinh tế. Tôi tin chắc rằng các cá nhân và tổ chức thuộc mọi lĩnh vực đang hoạt động ở VN sẽ mạnh mẽ phản đối nó vì nó cản trở khả năng hoạt động và trao đổi thông tin của họ. Nghị định này, tôi quả không hiểu nổi!”. Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại VN -vốn chưa quên lời phát biểu hùng hồn của Trương Tấn Sang về nhân quyền trước Bộ ngoại giao cùng Tổng thống Mỹ cách đó 6 hôm – đã bày tỏ thái độ quan ngại sâu sắc. Tuyên bố của sứ quán Mỹ ghi nhận: “Nghị định 72 trái với nghĩa vụ của VN trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như những cam kết của VN trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền”. Nó chỉ có hại vì “sẽ hạn chế sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin đang hé mở của VN bằng việc kềm chế sự đổi mới trong nước và ngăn cản đầu tư nước ngoài”. Các cơ quan báo chí lớn của thế giới như The Economist tại Anh đăng bài với tựa đề: “VN và mạng internet: Sự đàn áp táo bạo”. Tờ Washington Post tại Hoa Kỳ thì viết: “VN không phải là nước duy nhất thực hiện đàn áp mạng… nhưng với Nghị định 72, VN dường như đang tụt xuống một mức tồi tệ mới… đây là một trong những quốc gia có các quy định truyền thông cứng rắn nhất” (theo BBC 12-08-2013). Nhật báo Sankei của Nhật hôm 05-8 viết rằng: “Người dân VN càng ngày càng bất mãn chế độ vì nhiều lý do như tham nhũng, hối lộ, nay cộng thêm với nền kinh tế đang tụt dốc nên chính quyền CSVN sợ rằng người dân sẽ ra mặt chống đối công khai hơn, mạnh mẽ hơn, bởi vậy phải ra cái nghị định 72 này”.

Sống tại Việt Nam, ai cũng biết nghị định là một phương pháp sử dụng “luật rừng” của nhà cầm quyền CS, do Chính phủ ký, không cần thông qua Quốc hội, nên thường có những điều hết sức cẩu thả, ngớ ngẩn, không sát thực tế, thậm chí bất khả thực hiện. Ví dụ Nghị định về cấm tụ tập đông người cũng đã đưa ra những định nghĩa hết sức vô lối và cho phép nhiều hành xử hết sức tùy tiện. Như có thể bắt giam, phạt hành chính những người biểu tình trong ôn hoà và trật tự chống Tàu cộng xâm lược, nhưng lại làm ngơ trước cảnh thanh niên đổ ra đường hỗn loạn, làm tắc nghẽn giao thông để đón sao Hàn hay để khoe khoang chuyện đồng tính luyến ái !?!

Trở lại với Nghị định quái đản của Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta thấy nó:

- Vi phạm trầm trọng Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (mà Chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang mới cam kết tuân giữ trong Tuyên bố chung với Tổng thống Hoa Kỳ hôm 25-07) và Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị: “Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”. Nghị định cũng vi phạm quyền công dân được tham gia vào việc điều hành xã hội, vi phạm quyền tự do tư tưởng và lập hội đã quy định trong Hiến pháp, và chống ngay đường lối quần chúng hóa xưa rày của CS khi tuyên truyền chính sách của họ.

- Vì tiêu diệt tự do ngôn luận và tự do internet (một nhân quyền mới của thời hiện đại), Nghị định gây tổn hại nghiêm trọng cho việc xây dựng một xã hội lành mạnh (mà VN chưa có) trong đó các ý kiến thuận nghịch liên quan đến mọi vấn đề đều được phép trình bày để cuối cùng chân thiện mỹ thắng cuộc; cho việc xây dựng một nhà nước có trách nhiệm (mà VN chưa thấy), vì họ phải thường xuyên chịu sự góp ý, giám sát và phê bình của nhân dân về tư cách lãnh đạo, về phương thức quản lý điều hành, về chính sách đối nội và đối ngoại; cho việc xây dựng một quốc gia tiến bộ văn minh (mà VN chưa thành) nhờ chỗ các quyền tự do của công dân, mà tiên quyết là quyền tự do ngôn luận, được có cơ hội triển nở, như người ta đang thấy tại các nước dân chủ phú cường.

- Quan trọng hơn nữa, Nghị định 72 vừa bước theo chân Tàu cộng trong việc giám sát và hạn chế các hoạt động trên mạng của người dân (xưa rày vẫn vậy giữa Ba Đình và Trung Nam Hải), vừa bước vào lòng Tàu cộng vì muốn xóa sạch các ý kiến, từ đó triệt tiêu các hành động chống Tàu toàn diện đang ngày càng sôi sục giữa tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, vừa trên không gian ảo vừa tại không gian thực. Internet và các mạng xã hội từ lâu đã cung cấp biết bao tin tức bình luận về thói ngang ngược thô bạo của Bắc Kinh, thói hèn nhát khiếp nhược của Hà Nội, cũng như đã cất lên và truyền tải bao lời kêu gọi biểu tình chống bọn ngoại xâm cướp nước và bọn nội xâm bán nước. Việc cố tình đánh sụt dân trí và tiêu diệt dân khí như thế, tiếp tục kiểm soát tâm tư tuổi trẻ (vốn chiếm đa số dân mạng) và giam nhốt những người yêu nước như thế (gần 50 blogger trong nửa năm 2013 này) -đang khi Trung Quốc ngày càng trở thành một đại họa cho thế giới và nhất là cho Việt Nam- việc ấy quả là một mối nguy khôn lường cho dân tộc trước mắt và lâu dài.

Thành thử toàn dân Việt Nam phải chống lại đòn bịt miệng thiên hạ trắng trợn và mộng ôm cả bầu trời cuồng điên này của CS bằng cách ngày càng hành xử quyền tự do ngôn luận trên internet và qua các trang mạng xã hội. Mỗi blogger, mỗi công dân mạng hãy trở thành một nhà báo cổ vũ cho sự thật và lẽ phải, cho dân chủ và nhân quyền, để đương đầu lại với đám dư luận viên vô tri thức và vô giáo dục (có tới bảy tám mươi ngàn) ngày ngày chỉ tốn cơm dân tổn mệnh nước, để vạch trần và lên án trước quốc dân những sai lầm và tội ác của lãnh đạo Cộng sản!

BAN BIÊN TẬP NS. TDNL

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 177 (15-08-2013)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.075 giây.