logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/05/2021 lúc 12:04:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tổng Bí thư-Chủ tịch nước VN Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) hôm 27/2/2019 ở Hà Nội (ảnh tư liệu).

Trong một bài viết được báo chí Việt Nam đăng tải hôm 16/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam công nhận chủ nghĩa tư bản có “những thành tựu” và “giá trị văn minh” song ông vẫn khẳng định Việt Nam “kiên định, kiên trì theo đuổi” chủ nghĩa xã hội.
Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Thanh Niên, Tiền Phong và nhiều báo lớn khác có đoạn: “Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu như ngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học-công nghệ”.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản xác nhận thực tế rằng nhiều nước tư bản phát triển đã “hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước”.
Ông Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ra việc từ giữa thập kỷ 70, chủ nghĩa tư bản “đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách ‘tự do mới’ trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển”.
Tuy nhiên, vị tổng bí thư đảng cộng sản liệt kê ra mặt trái của chủ nghĩa tư bản, nhấn mạnh đến bất công xã hội, khoảng cách giàu nghèo, và “‘dân chủ tự do’ mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.
CNXH là thứ chưa từng tồn tại ở đâu. Những người lãnh đạo đảng muốn xây dựng CNXH chỉ là hình thức thôi. Cái người ta muốn là tạo ra sự thống trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam này cho đảng cộng sản.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống


Đối lập với những điều nêu trên, Tổng Bí thư Trọng cho rằng Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo “cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội”.
Vẫn trong mạch văn này, ông Trọng nhấn mạnh: “Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau … chứ không phải cạnh tranh bất công, ‘cá lớn nuốt cá bé’ vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm” và “chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.
Theo người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, những mong ước tốt đẹp đó dường như cũng là “những giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường” mà đảng và nhân dân “đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”.
UserPostedImage
Người của Đảng Cộng sản Việt Nam nắm tất cả các chức vụ trong quốc hội và chính phủ.

Tuy nhiên, giáo sư Nguyễn Đình Cống, người từng giảng dạy ở Đại học Xây dựng Hà Nội và nay là một nhà bất đồng chính kiến, nói với VOA rằng lời nhận định nêu trên của Tổng Bí thư Trọng là “một sự áp đặt” vì “chưa bao giờ toàn dân Việt Nam muốn theo chủ nghĩa xã hội”.
Giáo sư Cống nói thêm: “Theo con đường chủ nghĩa xã hội là ý nghĩ của những người lãnh đạo đảng cộng sản. CNXH là thứ chưa từng tồn tại ở đâu. Những người lãnh đạo đảng muốn xây dựng CNXH chỉ là hình thức thôi. Cái người ta muốn là tạo ra sự thống trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam này cho đảng cộng sản. Phần đồng người dân thấy rằng họ duy trì chính quyền này thực ra chỉ vì quyền lợi của một số cá nhân hoặc phe nhóm của họ mà thôi”.
Phác họa về xã hội xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang phấn đấu xây dựng, Tổng Bí thư Trọng cho biết đó là “một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao … con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện … có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”.
Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là đường lối bịa đặt, không thực hiện được, dẫm đạp lên nhau ... tôi cho rằng đấy là một cái quái thai
Giáo sư Nguyễn Đình Cống


Để thực hiện được mục tiêu đó, người đứng đầu đảng cộng sản nói Việt Nam phải “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước … ; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; … xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; … xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa … xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện”.
Ông Trọng nhắc lại mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”.
Riêng về khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà lãnh đạo đảng cộng sản làm rõ rằng đó là nền kinh tế “vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”.
Phản biện lại những khái niệm do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu ra, giáo sư Nguyễn Đình Cống, 83 tuổi, nói với VOA:
“Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là đường lối bịa đặt, không thực hiện được, dẫm đạp lên nhau. Người ta lập nên hệ thống gồm cơ quan đảng, cơ quan chính phủ, mặt trận tổ quốc gây ra sự lãng phí rất lớn, người dân è cổ ra mà chịu chứ biết làm sao. Người ta đưa ra chủ yếu để tuyên truyền cho dân rằng các anh có quyền làm chủ. Nhưng tôi không tán thành, tôi cho rằng đấy là một cái quái thai”.
UserPostedImage
GS.TS. Nguyễn Đình Cống tại một buổi thuyết trình năm 2013 và một kỳ họp của Quốc hội Việt Nam khóa XIV. Photo Dang Duy Linh via YouTube.

Từng là một đảng viên và đã tuyên bố từ bỏ đảng, giáo sư Cống khẳng định không có chính quyền của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam mà chỉ có điều ngược lại:
“Chính quyền là của đảng, người ta bảo vệ đảng. Người ta nói rằng năm 1945 nhân dân làm cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân. Nhưng thực ra quyền chỉ là hão huyền. Thực chất quyền vẫn trong tay đảng, quốc hội là quốc hội của đảng, chính phủ là chính phủ của đảng, đảng ngồi lên trên tất cả luật pháp, đến nỗi ông Trọng nói rằng Hiến pháp là tài liệu quan trọng nhất sau nghị quyết của đảng. Nói rằng nhà nước của dân do dân vì dân là người ta tuyên truyền thôi”.
Về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam, giáo sư Cống lưu ý rằng trong khi Tổng Bí thư Trọng phê phán các nước tư bản về bất bình đẳng xã hội, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, và quyền lực chỉ phục vụ một thiểu số giàu có, thực tế ở Việt Nam cũng không khác gì:
“Ở Việt Nam cũng phân biệt giàu nghèo rất lớn, tài sản cũng tập trung vào các tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Phương Thảo, v.v… Có những người nông dân vẫn bị oan ức, vẫn bị áp bức, đàn áp. Ông Trọng không sâu sát tình hình nhân dân, ông ấy không biết thực tế đâu”.
Chủ nghĩa tư bản có một số mâu thuẫn, họ khắc phục dần dần. Còn CNXH không những không khắc phục được mà còn sụp đổ ở ngay quê hương của CNXH là Liên Xô. Trung Quốc, Việt Nam ... rồi cũng sẽ sụp thôi.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống


Trong phần cuối bài viết của mình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tái xác nhận rằng “hiện nay Việt Nam đang trong quá trình xây dựng, quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và thực tiễn cho thấy quá trình này là “một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp”.
Giáo sư Nguyễn Đình Cống nhận định với VOA rằng xây dựng CNXH là một ảo tưởng:
“Nếu anh xây dựng CNXH đúng đắn, hợp quy luật thì không đến nỗi nó phải khó khăn như thế. Nếu anh xây dựng một xã hội tốt đẹp và bản thân anh tốt đẹp thì người ta phải theo chứ. Tôi nghĩ không thể thành công được đâu. Trong việc xây dựng CNXH có đầy rẫy các mâu thuẫn. Chủ nghĩa tư bản có một số mâu thuẫn, họ khắc phục dần dần. Còn CNXH không những không khắc phục được mà còn sụp đổ ở ngay quê hương của CNXH là Liên Xô. Trung Quốc, Việt Nam có rút kinh nghiệm, tăng cường tuyên truyền dối trá, tăng cường kìm kẹp nhưng rồi cũng sẽ sụp thôi”.
Theo VOA
UserPostedImage
Nguyễn CL
Dân Việt Nam như đàn trừu. Cái đảng này sống được 91 năm nay nhờ đàn trừu biết nghe lời và không dám phản kháng.
Tim Vlog
Ai bầu Nguyễn Phú Trọng làm tổng bí thư Đảng việt cộng khủng bố chiến tranh bạo lực để lanh đạo dân việt nam... đi sản quý báu việt nam cộng hoà để lại tu do tranh cử bầu cử để phục vụ quyền lợi người dân........
Nguyễn Cảnh
Quyết như vậy để " còn đảng còn ngu" chứ cứ như Venezuela giầu có, quyết theo CNXH bỏ tư bản chủ nghĩa là đói ngay. Nên nhớ rằng thâu nhập theo đầu người thì cách đây vài năm họ vẫn cao hơn VN 5 lần.
Hung Le
Mỗi năm có khoảng 1.5 triệu sinh viên và trên 1 triệu công chức phải học 45 tiết học phản tác dụng đó là kinh tế chính trị Mac-LeNin.
Môn học này làm cho người học hận thù người chủ doanh nghiệp, làm cho công nhân ăn cắp giờ lao động mà cảm thấy vui...
2.5 triệu học 45 tiết học tương đương trên 90 triệu giờ lãng phí..hại nhân cách người lao động...
Trần Ghét Cộng
Theo KT tư bản mấy chục năm nay đã đưa VN giàu có hơn thời mới chiếm miền Nam, bây giờ mới công nhận KTTB ưu việt, nhưng vẫn quyết tâm theo CNXH tưởng tượng, lão già ngu mà còn bảo thủ !!
Ken Nguyen
" Trong một bài viết được báo chí Việt Nam đăng tải hôm 16/5, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam công nhận chủ nghĩa tư bản có “những thành tựu” và “giá trị văn minh” song ông vẫn khẳng định Việt Nam “kiên định, kiên trì theo đuổi” chủ nghĩa xã hội. "

Một cách nói biểu thị lòng trung thành. Nhưng cái nôi CNXH Liên Sô đã sụp đổ từ 1991, vậy lòng trung thành của TBT Nguyễn Phú Trọng giành cho ai?
Huy Hoang
Xã Hội Chủ Nghĩa Vinh Quang.
Người khôn đi học, thằng ngu làm thầy.
Hoan hô là đám ngựa trâu.
Còn người trí thức vặt râu kêu trời.
Toan Tran
Đảng trưởng Trọng Lú rất quan ngại... Đảng cướp Vietcong Hanoi sẽ mất vai trò lãnh đạo đất nước... nếu nhân dân nhất trí khai tử xã hội chủ nghĩa gian ác của Bác Hồ!!!
Loc Pham
Nói như Nguyễn Phú Trọng cũng có nghĩa là "ta cũng biết chủ nghĩa tư bản là văn minh, giàu mạnh, chủ nghĩa xã hội là lạc hậu đói nghèo, nhưng ta quyết đi theo con đường lạc hậu để đảng CSVN cai trị Việt Nam muôn đời! Người dân Việt Nam phải sáng suốt nhìn thấy tâm địa gian ác của đảng CSVN cố tình đưa dân tộc Việt Nam vào chỗ tối tăm, nghèo đói để dễ bề thống trị!

song  
#2 Đã gửi : 17/05/2021 lúc 12:05:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chủ nghĩa xã hội trong mắt Tổng Bí thư Trọng có gì thực sự mới?

UserPostedImage
Nhà lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng (phải) và Thủ tướng Campuchia Hun Sen ở Phnom Penh hôm 26/02/2019
Nhà lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa công bố hình dung của ông về những nội dung chính cần lưu tâm tới Chủ nghĩa xã hội và con đường, thực tiễn đi tới mục tiêu này tại Việt Nam trong một bài viết mới được giới thiệu rộng rãi trên báo chí chính thống nhà nước.
Trong bài viết có tựa đề "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" được nhiều báo của nhà nước Việt Nam đăng hôm 16/5/2021 trong dịp Việt Nam sắp đánh dấu 131 năm sinh của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tuần ngay trước cuộc bầu cử Quốc hội khóa 15, ông Nguyễn Phú Trọng đề cập bốn vấn đề chính.
Đó là chủ nghĩa xã hội là gì, vì sao Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa, làm thế nào và bằng cách nào để từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và thực tiễn công cuộc đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua có ý nghĩa gì và đặt ra vấn đề gì.
Và ông kết luận: "Điều hết sức quan trọng là phải luôn luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách mạng theo đuổi và thực hiện.
"Nó sẽ còn tiếp tục phát triển và có sức sống trong thực tiễn cách mạng cũng như trong thực tiễn phát triển của khoa học. Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống."
'Xơ cứng, không tìm thấy luận điểm mới'
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Các nhà lãnh đạo Việt Nam hứa hẹn sẽ đưa quốc gia này đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển và công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong vài thập niên tới
Hôm 17/5, từ Việt Nam, một số nhà hoạt động, quan sát thời sự chính trị trước hết chia sẻ khái quát góc nhìn và cảm nhận chung của mình về bài viết này của Tổng thư Nguyễn Phú Trọng.
"Cảm giác đầu tiên của tôi sau khi đọc xong bài viết của ông Trọng là thất vọng vì không tìm thấy những luận điểm mới, trái lại lối lập luận xơ cứng đó đã được bộ máy tuyên truyền của nhà nước này lặp đi lặp lại nhiều lần từ 30 năm nay," từ Sài Gòn, Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh nói với BBC.
Từ Hà Nội, ông Nguyễn Vũ Bình, nhà hoạt động, cựu biên tập viên Tạp chí Cộng sản nói:
"Bài viết của ông Tổng Bí thư nhu tôi thấy là một sự xào xáo lại hoàn toàn nội dung cũ, đã đăng tải rải rác 20-30 năm qua, điểm mới là có thêm một số dữ kiện mới cả trên thế giới và Việt Nam để minh họa cho những quan điểm , nội dung cũ. Vẫn là sự bế tắc hoàn toàn về khái niệm Chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên CNXH."
Còn từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quý Thọ nêu nhận xét:
"Theo tôi, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ hơn lựa chọn từ lâu của đảng Cộng sản Việt Nam trong tình hình mới, đặc biệt sau khi ông tiếp tục nắm quyền tối cao ở nhiệm kỳ thứ 3. Về lý thuyết, Tổng Bí thư muốn khẳng định giai đoạn phát triển dựa trên chủ nghĩa chuyên chế mới."
Có nội dung khoa học thực hay chỉ là ngụy biện?
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị Chủ tịch nước tiếp đón lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại Hà Nội hôm 01/3/2019
Đi vào bốn điểm cơ bản, then chốt được đặt vấn đề trong bài viết của Tổng Bí thư Trọng, các ý kiến bình luận thêm với BBC:
"Khi đã không làm rõ được khái niệm Chủ nghĩa Xã hội và con đường đi lên CNXH thì toàn bộ những vấn đề ông Tổng Bí thư nêu ra, theo tôi, không có nội dung khoa học, chỉ là ngụy biện. Các nội dung và so sánh với thực tiễn chỉ là gượng ép," ông Nguyễn Vũ Bình phát biểu.
"Nhưng quan trọng hơn hết là nó không cho thấy bản chất của nền kinh tế và chế độ. Đó là một nền kinh tế có số nợ gấp 3-4 lần GDP và không có khả năng trả lãi, chưa nói trả nợ gốc. Còn chế độ đã tạo ra tầng lớp dân oan và sự dồn nén cùng cực của tất cả các giai tầng trong xã hội."
Ông Phạm Quý Thọ nêu ý kiến của mình:
"Cũng như CNXH mang màu sắc Trung Quốc, đây là khái niệm đã được kiểm nghiệm ở nước này trước Tập Cận Bình. Còn ở Việt Nam, trong góc nhìn của tôi, có khác biệt nhưng chưa được thảo luận công khai. Tôi cho rằng ông Tổng Bí thư viết bài trên nhằm mục đích này."
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, BBC/Getty
Chụp lại hình ảnh,
Sau Đại hội 13, truyền thông Việt Nam nhiều lần đăng các phát ngôn chính trị của các lãnh đạo nhà nước, ĐCSVN, trong đó có phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng
Từ Sài Gòn, ông Lê Công Định nói thêm:
"Tôi thấy rằng định nghĩa về chủ nghĩa xã hội của ông Trọng giống cách mô tả về mục tiêu của bất cứ xã hội nào trên thế giới, khiến không ai thấy được cốt lõi của thể chế XHCN là gì, ngoài vai trò lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản là điều mà không xã hội hiện đại nào có.
"Mặt khác, những khuyết tật của Chủ nghĩa tư bản mà ông Trọng mô tả, chẳng hạn "kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc", đều có thể dễ dàng tìm thấy ở xã hội Việt Nam ngày nay.
"Và tôi e rằng những bất công của xã hội Việt Nam còn tệ hơn ở những nước gọi là "tư bản chủ nghĩa" đó, vì Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển hoang dã mà các nước đó đã trải qua 200 năm trước."

Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.250 giây.