logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/05/2021 lúc 04:02:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh hoạ. Phun thuốc khử trùng chống COVID-19 ở Hà Nội hôm 21/5/2021. AFP

Một số người hoạt động Xã hội dân sự Việt Nam đánh giá rằng, trong vài năm trở lại đây, các tổ chức Xã hội dân sự độc lập của Việt Nam không còn hoạt động mạnh mẽ như thời kỳ đầu những năm 2010. Họ chia sẻ với RFA về những khó khăn, thử thách mà họ gặp phải trong việc duy trì hoạt động của tổ chức giữa tình cảnh dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành ở nhiều nhiều nơi trên thế giới; song song đó là việc Chính quyền lợi dụng dịch bệnh để siết chặt hơn các hoạt động xã hội độc lập.
Buộc phải tạm ngưng hoạt động
Mới đây, VOICE, một tổ chức Xã hội dân sự phi chính phủ hoạt động với mục tiêu hỗ trợ và thúc đẩy xã hội dân sự Việt Nam, ra thông báo khép lại chương trình đào tạo các nhà hoạt động trong nước với lý do “tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến nghiêm trọng ở vùng Đông Nam Á, nhất là Philippines, nơi tổ chức này hoạt động. Do đó, VOICE đã đi đến quyết định dừng vô thời hạn chương trình đào tạo.”
Ông Trịnh Hội, sáng lập viên và cũng là thành viên Hội đồng quản trị của VOICE, nói với RFA rằng đây là một quyết định được đưa ra sau hơn một năm xem xét kể từ khi đại dịch bắt đầu hồi đầu năm 2020:
“Về hình thức đào tạo, tôi nghĩ có một sự khác biệt khá lớn giữa sự đào tạo qua quá trình làm việc trực tiếp ở các tổ chức phi lợi nhuận, các cơ quan công quyền như quốc hội Úc, quốc hội Phi Luật Tân và đào tạo trực tuyến. Từ đầu VOICE đã có chủ trương đào tạo thực tiễn thông qua các chương trình thực tập internship hoặc fellowship ở bên ngoài Việt Nam. Rất tiếc công việc này xem như là không thể trong hoàn cảnh hiện tại.
Vì đại dịch, không một tổ chức nào có thể thực hiện những chương trình khác như gây quỹ, vận động và riêng VOICE thì ngay cả công việc giúp người tị nạn cũng bị gián đoạn, vì tất cả những chương trình tái định cư cũng bị đình chỉ trong thời gian vừa qua. Đại dịch đã mang đến những hệ luỵ mà cho đến giờ phút này cũng không ai có thể xác định rõ nó sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đối với từng tổ chức một.”
Trong thông báo được đăng công khai trên mạng xã hội, Tổ chức này nói vẫn sẽ tiếp tục công việc giúp đỡ một số gia đình người Việt tị nạn cũng như những hồ sơ tái định cư hiện đang được cứu xét.
UserPostedImage
 Lời tri ân của tổ chức VOICE được đăng trên Facebook, tuyên bố khép lại Chương trình Xã hội Dân sự Việt Nam của VOICE sau mười năm hoạt động. Facebook VOICE
Quyền riêng tư, bảo mật bị xâm phạm
Một người hoạt động xã hội trong nước yêu cầu giấu tên vì lý do an toàn cho biết, tổ chức của ông bị ảnh hưởng rất nhiều do dịch bệnh, và hiện đang phải hoạt động cầm chừng chờ tình hình khả quan hơn:
“Ảnh hưởng nhiều chứ! Mình không được gặp gỡ, chia sẻ được với mọi người được. Nên chỉ có những hoạt động thông qua internet, các hoạt động trên mạng thôi, chứ còn vẫn cần thêm các hoạt động thực tế nữa. Tôi hay di chuyển nhiều từ nơi này qua nơi khác, giờ dịch bệnh mình phải ở một chỗ, tinh thần không được thoải mái.
Khi dịch thì tổ chức hoạt động không được. Các nguồn fund (tài trợ - PV) cũng ít đi. Nó khó khăn trong việc báo cáo với nhà tài trợ vì mình không thực hiện đúng cam kết với họ. Mặc dù họ cũng hiểu nhưng mình phải giải thích rõ với họ.”
Ngoài ra, người này còn chia sẻ thêm về mối lo ngại đối với các quyền riêng tư, bảo mật của mọi người bị xâm phạm nghiêm trọng trong mùa dịch. Chính quyền lấy lý do truy vết, khai báo y tế chống dịch để ép bất kỳ người nào cũng phải kê khai chi tiết tất cả những nơi họ đến, gặp gỡ với ai, vào thời gian nào. Điều đó rất nguy hiểm cho những người hoạt động chính trị xã hội hiện đang ở Việt Nam:
“Khi đại dịch xảy ra, thì có vấn đề khai báo, truy vết, không có quyền riêng tư. Họ bắt buộc mình phải khai báo là mình đi đâu, gặp ai, làm gì ở đâu. Như vậy thì vấn đề riêng tư bảo mật bị xâm phạm và không an toàn cho những người hoạt động.”
Hoạt động bình thường, chú trọng sức khoẻ tâm lý các nhà hoạt động
Các tổ chức hoạt động chủ yếu trên không gian mạng có vẻ ít chịu ảnh hưởng bởi đại dịch hơn. Bà Trần Vi, Chủ biên trang báo The Vietnamese chia sẻ với RFA về tình hình hoạt động tổ chức của mình trong thời kỳ dịch bệnh:
“Nhìn chung, đại dịch COVID-19 không hoàn toàn ảnh hưởng đến cách vận hành của LIV (Sáng kiến Pháp lý Việt Nam - PV) vì từ hơn hai năm nay, LIV tập trung hầu như toàn bộ vào tạo ra các sản phẩm về nội dung cho hai tờ báo online, Luật Khoa và The Vietnamese. Do đó, môi trường làm việc của LIV đa số là công việc online và trao đổi trực tuyến chứ không cần tập trung lại làm việc.
Trong mùa đại dịch, LIV tập trung chủ yếu vào sức khỏe cho nhân viên. Do đó, LIV đã chi trả chi phí khám hoặc chữa bệnh cho toàn bộ nhân viên làm việc toàn thời gian khi có nhu cầu, cũng như cung cấp ngày nghỉ trả lương nếu nhân viên cần dùng khi nhỡ may nằm vào nhóm cần phải cách ly. Ngoài ra, LIV cũng nâng cao nhận thức của tổ chức, Ban Giám đốc, và toàn bộ nhân viên về sức khỏe tâm lý (mental health) vì LIV cho rằng, khi bị buộc phải thay đổi cách làm việc trong mùa dịch bệnh, có thể sẽ có một số người gặp áp lực về tâm lý, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả cung cách làm việc.”
Phong trào XHDS đang bị đàn áp khốc liệt
Bà Tường An, một nhà hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy thành lập Nghiệp đoàn độc lập ở Việt Nam, đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức Xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam vài năm trở lại đây có phần im ắng hơn. Nguyên nhân, theo bà không chỉ là chuyện dịch bệnh bùng phát mà còn do sự đàn áp khốc kiệt của chính phủ Hà Nội:
“Phong trào Xã hội dân sự khoảng thời gian sau này bài có phần im ắng đi, và dịch COVID chỉ là một trong những lý do mà thôi. Lý do nhiều hơn cả mà mọi người có thể nhận thấy, đó là sự đàn áp của hệ thống Cộng sản Việt Nam rất mạnh tay đối với những anh em hoạt động, với những bản án rất nặng nề. Với những người còn lại, để bảo toàn lực lượng thì đều phải tạm ngưng hoặc là phải ẩn mặt một thời gian. Đó là cái lý do lớn nhất.”
Từ đầu năm 2020, có ít nhất ba nhóm hội, tổ chức Xã hội Dân sự bị đàn áp khốc liệt với các thành viên bị bắt, kết án và bỏ tù. Trong số này có tám thành viên nhóm Hiến Pháp bị kết án tổng cộng hơn 40 năm tù giam trong phiên xử hồi tháng 7/2020, với cáo buộc "phá rối an ninh”.
Ngày 5/1/2021, ba thành viên lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập Việt Nam lãnh tổng cộng 37 năm tù giam vì tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
UserPostedImage
 Phiên toà xét xử ba thành viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam ở TPHCM hôm 5/1/2021. AFP
Bốn người thuộc nhóm Báo Sạch đang bị đề nghị truy tố về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”, theo khoản 2 điều 331 Bộ Luật Hình sự năm 2015, với khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù giam.
Đối với bà Trần Vi, việc thành lập và hoạt động của mỗi tổ chức đều gặp những khó khăn nhất định, nên cần thông cảm và chia sẻ với những ai muốn thành lập các tổ chức Xã hội dân sự độc lập:
“Tôi chỉ nghĩ rằng, nếu ai đã chọn con đường hoạt động về xã hội và nhân quyền và chọn đây là lối đi chính cho tương lai thì họ phải tự nhủ là mỗi ngày cần cố gắng để đi tiếp. Cho dù phải đối phó với dịch bệnh như COVID-19 hay không thì con đường này vẫn luôn có nhiều chông gai và trắc trở để mình phải vượt qua.
Tuy nhiên, bù lại thì làm công việc này, theo kinh nghiệm của tôi, sẽ cho mình cơ hội gặp gỡ rất nhiều tâm hồn nhân ái và tốt đẹp. Để khi nghĩ đến tương lai, mình có thêm nghị lực là chắc chắn sẽ nhìn được một xã hội tự do, công bằng, và bác ái hơn cho Việt Nam.”
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.