logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/05/2021 lúc 02:02:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Theo lệ thường thì Elite Nguyen thức giấc lúc bảy giờ sáng vào mỗi cuối tuần, riêng tuần này thì dậy sớm hơn, sau khi vệ sinh cá nhân thì Elite công phu buổi sáng. Mỗi thời công phu của Elite chỉ chừng hơn một tiếng đồng hồ, có khi thì niệm Phật, tụng kinh hoặc ngồi quán hơi thở. Elite đã có lần cảm nhận sự an lạc tuyệt vời, cái an lạc từ nội tâm làm khoan khoái lan tỏa khắp thân và có cảm giác như bay bổng như làn mây. Cũng có đôi khi đang niệm Phật, Elite thấy thân mình phình to ngang trời đất, nhìn xuống thấy sơn hà đại địa nhỏ xíu như cái sa bàn, những giây phút ấy rất ngắn nhưng đủ để cảm thấy lạ thường. Elite cũng tự cảnh tỉnh mình, đó chỉ là cảm giác huyễn hoặc, dù có hỷ lạc nhưng không chấp vào cái cảm giác ấy.

Sáng chủ nhật tuần này cũng thế, sau khi công phu thì Elite ra vườn tưới hoa và ngắm hoa, khu vườn nhỏ nhưng đủ các loại hoa cho bốn mùa, nào là: Pansy, tulip, dạ lý hương, dã yên, cẩm tú cầu, lyli...Trong vườn có bài trí những pho tượng Phật nho nhỏ dưới gốc cây hoặc giữa những cụm hoa. Những tượng Phật và bồ tát dường như tỏa ra một làn sóng năng lượng tích cực cho cảnh vật trong vườn và quanh vùng. Đặc biệt pho tượng đức bổn sư ở dưới gốc cây mộc lan vô cùng đẹp, trông pho tượng rất thanh thản và từ bi, nhờ thế mà Elite có được những phút giây thoải mái sau những ngày làm việc mệt nhọc. Elite thường dạo quanh vườn vào những buổi sớm cuối tuần hay chiều tà sau ngày làm. Tưới hoa xong, Elite vào nhà hỏi:

- Em ơi, thay đồ xong chưa? Mình đi chùa kẻo trễ, hôm nay chùa Bổn Thạnh cử hành lễ Phật đản.

Chị Linda Tran lên tiếng:

- Chờ em chút xíu, sắp xong rồi.

Linda thử cái váy dài, nhìn ngắm trong kiếng nhưng không thấy hài lòng bèn đổi qua cái váy khác, xoay xoay mấy vòng cũng chưa được như ý nên đổi qua bộ đồ tây. Elite cảm thấy sốt ruột nên góp ý:

- Em mặc áo dài có lẽ thích hợp hơn, hôm nay lễ Phật ở chùa, với lại dáng em thanh mảnh nên mặc áo dài rất đẹp, dịu dàng và thướt tha.

Linda thấy có lý bèn thay áo dài, nhìn chiếc áo dài tân thời ngắn cũn cởn, bó tay, hở cổ… trông rất buồn cười. Elite bảo:

- Áo dài tân thời là cái mốt hiện nay, tuy nhiên anh thấy nó rất xấu và không hợp với em.

Linda gật đầu:

- Em cũng thấy vậy, nhưng vì thấy nhiều người lăng xê nên em cũng muốn thử xem thế nào.

Nói xong Linda chọn chiếc áo dài truyền thống màu vàng nhạt, sau khi mặc vào và ngắm nghía trước kiếng, phải công nhận Linda đẹp rạng rỡ và tha thướt, cả Linda và Elite mặt rạng rỡ tươi như hoa.

Chùa Bổn Thạnh sáng nay tưng bừng nhộn nhịp. Phật tử khắp nơi tụ về đông đảo. Người người mặt tươi tắn và tíu tít. Chị em phụ nữ phụ bếp núc, còn cánh đàn ông lo hoàn thành những chi tiết cuối cùng để chuẩn bị cho buổi lễ.


Đúng giờ lễ, toàn thể Phật tử vân tập về trước lễ đài, ba hồi chuông trống bát nhã vang vọng khắp vườn chùa. Hòa thượng trụ trì dẫn đầu tăng ni tiến vào lễ đài và dâng hương bạch Phật, sau đó ngài đọc lời khai mạc:

- Kính ngưỡng đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính ngưỡng chư Phật ba đời mười phương

Kính lễ quý hòa thượng tăng ni cùng toàn thể Phật tử

Hôm nay chúng con vân tập về đây để làm lễ tưởng niệm ngày khánh đản đức bổn sư. Hai mươi sáu thế kỷ trước, ngài đã thị hiện ở Lâm tỳ Ni. Đức Phật vì lòng đại bi mà đã vào đời để chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và nhập vào tri kiến Phật. Phật thị hiện ra đời như một con người, sống như một con người và cuối cùng ra đi cũng như một con người. Ngài từ thân phận một ông hoàng, có đầy đủ danh thơm tiếng tốt, của cải bạc vàng, dục lạc thế gian, sắc dục tràn trề, ẩm thực phủ phê có thừa điều kiện để hưởng thụ cả đời nhưng ngài buông bỏ như dép rách để đi tầm đạo. Ngài đã tu khổ hạnh cho đến khi chỉ còn da bọc xương. Ngài đã thực hành trung đạo và đã khai phá ra con đường tu tập chánh pháp. Ngài đã thành bậc chánh đẳng chánh giác dưới cội bồ đề. Con đường trung đạo là con đường giải thoát cho loài người. Ngài đã nhập niết bàn dưới hàng cây song thọ… Lần đầu chuyển pháp luân và nói tứ diệu đế làm chấn động cả trời người, ba luân mười hai chuyển làm chấn động cả tam thiên đại thiên:”… Pháp luân vi diệu! Những điều này chưa từng được giảng dạy bởi bất cứ ai dù là sa môn, Bà la môn, chư thiên, ma vương, phạm thiên nay được đức Thế Tôn tuyên thuyết tại Lộc Uyển...”- Kinh chuyển pháp luân

Công hạnh của đức bổn sư bao trùm cả tam thiên đại thiên thế giới, dù chúng ta có dùng miệng lưỡi trùng tuyên, xưng tán đến mãn kiếp cũng không thể nào nói đủ. Phương pháp tu hành, con đường giải thoát mà đức Phật khai sáng để lại cho chúng ta là một công trình vĩ đại, không có công rình nào của loài người có thể sánh được. Giáo pháp của Thế Tôn không chỉ giúp ta hiện đời mà còn nhiều đời, không chỉ có ích cho loài người mà còn lợi lạc cho cả chư thiên, phi nhơn và muôn loài, nói chung là cả cửu pháp giới chúng sanh!

Kính thưa chư liệt vị!

Năm nay lễ Phật đản được tổ chức vào lúc cơn dịch Corona Virus vẫn còn nên có những hạn chế nhất định, cơn dịch quả thật tai hại đầy nguy hiểm và chết chóc. Mặc khác cơn dịch cũng cho chúng ta thấy, biết thế nào là vô thường, khổ đau. Con người học được nhiều điều từ cơn dịch để điều chỉnh sự hành hoạt của mình. Dịch không phải bây giờ mới có, nó vẫn thường xảy ra trong quá khứ và tương lai chắc cũng không thể tránh khỏi, khi mà con người vẫn sống với sự tham lam vô độ, hận thù oán ghét tăng trưởng. Nghiệp sát khi đến cực độ thì dịch bệnh ắt xảy ra, dịch cũng là một trong tam tai mà đức Thế Tôn nói trong kinh điển. Dịch bệnh không thể tránh, nó là cộng nghiệp của loài người.

Kính lễ chư liệt vị!

Hôm nay mừng lễ đản sanh, chúng ta về đây dâng hương hoa cúng dường đức bổn sư cũng như chư Phật ba đời mười phương. Chúng ta tưởng nhớ và cảm niệm công đức trí huệ, từ bi của đấng Từ Tôn. Cách mà chúng ta tưởng nhớ và biết ơn thiết thực nhất chính là làm theo lời Phật dạy, mỗi người tùy theo vị trí và danh phận của mình mà hành hoạt. Hàng tứ chúng phải luôn hòa hợp thì mới xứng đáng là con Phật!

Sau đó hòa thượng Thanh Đồng Lạc đến từ chùa Tân Hưng, Pennsylvania ban đạo từ:

- Quý Phật tử thân mến, xin đừng nghĩ rằng mình làm lễ tắm Phật để được phước, được phù hộ.., Không có phước đức gì ở đây cả! Lễ tắm Phật mang ý nghĩa tượng trưng, hãy để dòng nước tắm Phật gột rửa đi những phiền não, sân hận, tham lam, si mê. Nước thơm tắm Phật tượng trưng cho tư tưởng, hành vi, lời nói trong sạch và hiền thiện, tam nghiệp mình thơm tho như nước thơm vậy! Người nào thật sự nhớ ơn Phật, tắm Phật là người giữ cho thân hành, khẩu ngữ và tâm ý trong sạch, hiền thiện.

Buổi lễ trang nghiêm, thanh tịnh và rất thiêng liêng. Những người con Phật cung kính ôn lại công hạnh của đức Phật, trong giờ phút này lòng người dường như chan hòa từ ái và tràn đầy tỉnh thức. Bầu trời trong xanh, hoa lá trường vườn chùa hoan hỷ theo làn sóng lan tỏa trong trời đất.

Sau khi buổi lễ kết thúc, Elite và Linda ra về mà lòng an lạc và thanh thản lạ thường, trên đường về Linda tỏ ý muốn đi shopping. Elite bèn đổi hướng ngược ra xa lộ, ngồi trong xe Linda thắc mắc:

- Em nhớ lúc còn nhỏ, ba em thường kỷ niệm ngày sanh đức Phật vào ngày tám tháng tư, sao giờ mấy chùa làm lễ vào ngày rằm tháng tư?

Elite giải thích:

- Lễ Phật đản ngày tám tháng tư là theo truyền thống bắc tông. Phật giáo nam tông thì tổ chức ngày rằm tháng tư, sở dĩ có sự khác biệt này là cách tính lịch pháp của hai trường phái có khác, lịch pháp và thời gian chỉ là tương đối, nhất là vào thời Phật đản sanh cũng chưa có sự ghi chép cụ thể như bây giờ. Lịch pháp mỗi nơi mỗi khác, thời gian mỗi quốc độ chênh lệch nhau… tuy nhiên sự lệch về thời gian chỉ là tiểu tiết không quan trọng, cái chính là sự tương đồng của giáo pháp, vị giải thoát của đạo.

Linda lại hỏi:

- Thế còn tam hợp nghĩa là gì?

Elite bảo

- Cũng vì sự khác biệt này mà các nước Phật giáo nhóm họp dưới sự bảo trợ của liên hiệp quốc, tất cả đồng thuận chọn ngày rằm tháng tư âm lịch làm ngày kỷ niệm đức Phật, không chỉ là ngày sinh mà còn là ngày thành đạo và ngày nhập niết bàn luôn, vì vậy mà có lễ tam hợp, tiếng Phạn là Vesak.

Thật sự thì lễ tam hợp ( vesak) có từ xa xưa, Phật giáo nam tông đã cử hành lễ tam hợp từ lâu rồi. Ngày nay hầu hết các nước đều cử hành lễ tam hợp vào rằm tháng tư và lễ tam hợp không chỉ cử hành ở cộng đồng Phật giáo mà còn là ngày lễ chính thức của liên hiệp quốc.

Linda lại hỏi:

- Phật Thích Ca là người khai sáng đạo Phật, vậy sao Phật tử xứ mình quanh năm chỉ niệm Phật A Di Đà, đến ngày đản sanh mới thấy niệm Phật Thích Ca?

Elite phì cười, câu hỏi tuy ngộ nhưng cũng rất có lý, quay qua nhìn Linda một cách trìu mến và nói:

- Sở dĩ chúng ta niệm Phật A Di Đà là căn cứ theo tam kinh tịnh độ: Kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ. Niệm Phật A Di Đà để nhiếp cái tâm mình, không để buông lung và cũng để tạo cái nhân sau khi chết vãng sanh về An Lạc Quốc hay là cảnh giới an lành hơn. Thật ra niệm Phật A Di Đà hay niệm Phật Thích Ca cũng như nhau, niệm một vị Phật là niệm tất cả chư Phật, vì chư Phật vốn đồng như nhau: Đồng đức, đồng năng, đồng giải, đồng hành, đồng nguyện, đồng thắng, đồng từ, đồng thể… Mình niệm Phật tức là nghĩ nhớ Phật, để cái tâm không dính bận vào chuyện thị phi, ngũ dục lục trần, thất tình lục dục… Cách Phật tử xứ mình niệm Phật phần lớn là theo phương pháp Phật giáo bắc truyền. Phật giáo nam truyền cũng niệm Phật nhưng có khác, tức là niệm mười đức hiệu của Như Lai, niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, niệm thí, niệm thiên, niệm tử...Thú thật anh cũng có nhiều lúc phân vân và hoang man giữa hai trường phái. Có đôi khi thấy người bên này khích bác bên kia. Nam truyền thì cho mình là con đường duy nhất, bên kia là pha tạp, hoa lá cành. Bắc truyền thì cho rằng, bên kia bảo thủ, nhỏ bé… Tuy nhiên nhìn kỹ thì cả hai trường phái đều có cùng chung cái cốt lõi: Tứ diệu đế, bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên, ba mươi bảy phẩm trợ đạo...Người con Phật, học Phật, tu Phật cứ bám theo cái cốt lõi này mà hành thì bảo đảm đúng đường lối, đúng chánh pháp. Đạo Phật dạy người sống tỉnh thức, dạy con đường thoát khổ, sống an lạc và giải thoát. Đạo Phật là đạo của từ bi, trí huệ, giáo pháp của Phật đà là kim chỉ nam cho người đi đường, là thuốc để trị bệnh, thuốc là quan trọng, còn cái vỏ hay nhãn mác không thành vấn đề.

Linda lại nói:

- Em lên youtube nghe giảng, có khi thầy này chê Phật giáo kia là:” Nhỏ bé, ích kỷ, tiêu nha bại chủng...”, rồi thầy kia lại bảo Phật giáo nọ là:” Hoa lá cành, pha tạp, không phải chánh pháp...” Em thật sự hoang mang.

Elite trầm ngâm bảo:

- Kể cũng đáng tiếc thật! Hàng Phật tử sơ cơ chẳng biết đâu mà lần, lẽ ra những vấn đề này chỉ nên nói trong những cuộc hội thảo hoặc trao đổi trong giới Phật học, nghiên cứu Phật… Việc ấy để cho các vị tôn túc và những học giả lo. Phần mình cứ tu học theo những gì thầy mình dạy, Phật giáo nào cũng được, miễn giúp mình sống an lạc, buông bỏ, giúp mình giảm thiểu tham, sân, si hay giúp mình nhìn việc, nhìn người một cách rõ ràng, tâm hiền thiện, trí huệ mình phát triển… thì Phật giáo ấy là hữu hiệu.

Linda lại thắc mắc:

Những năm gần đây, một số chùa, nhất là chùa ở trong nước phát triển rầm rộ việc dâng sớ, cúng sao, giải hạn, trừ tà, xin xăm, bói toán, cầu cơ, lên đồng… việc ấy có lợi chăng?

Elite cười to:

- Lợi thì có lợi mà hổng có răng, những việc ấy là tà, là sai quấy, hoàn toàn không có trong Phật pháp. Đó là việc của đạo giáo, là tín ngưỡng dân gian… và chỉ có ở Phật giáo bắc truyền. Mình không tin và cũng mạnh dạn nói không! Phước đức, phúc họa của một con người là do chính người ấy tạo nên, không có ai có quyền ban phát cả! Mỗi người tự tạo lấy, phước huệ họa phúc là do từ hành động của thân, lời nói của miệng, ý nghĩ của tâm trí mà thành.

Linda tiếp tục hỏi:

- Em nghe trong kinh Phật có tích:” Phật dạy một vị bà la môn: Dù cho có cầu nguyện hay nguyền rủa thế nào đi nữa thì dầu vẫn nổi đá vẫn chìm”, vậy thì cầu nguyện có ích gì?

- Đúng thế, đúng thế! Phật từng dạy vị Bà la môn như thế cũng tức là dạy chúng ta đấy! Cầu nguyện là để hướng cái tâm mình đến điều cao thượng tốt đẹp, khi cầu nguyện là dồn cả thân tâm, lời nói, hành động vào việc thanh tịnh, tạm dừng sự tham, sân, si. Khi cầu nguyện là đã tỏa ra một năng lượng tích cực, cầu nguyện là cái trợ duyên chứ không phải cái nhân để thay đổi hay đạt được một ước nguyện nào đó. Đức Dalai Lama đã từng phát biểu với truyền thông phương tây rằng:” Tôi là một tu sĩ Phật giáo, tôi tin tưởng ở cầu nguyện nhưng không thể cầu nguyện suông...” Rõ ràng là như thế, không thể cầu nguyện suông, phải hành động, phải thực hành bằng cả thân, khẩu và ý! Phật dạy tất cả do tâm tạo tác, Con người, vạn vật muônm loài cho đến sơn hà đại địa không ngoài một niệm tâm, tốt, xấu, thăng, đọa cũng tự mình thôi!

Xe đang chạy phom phom ngon trớn trên xa lộ, bất chợt một chiếc Mustang chuyển làn xe ấu, cắt ngang đầu xe Elite. Elite giật mình thắng gấp và bóp còi inh ỏi, cơn giận nổi lên nên định chửi tục và chỉa ngón giữa nhưng Elite kịp thời trấn tĩnh, khởi chánh niệm nên dừng lại, tuy vậy tim vẫn còn đập thình thịch.

Trung tâm thương mại chiều chủ nhật thật đông vui, người đi chơi, đi mua sắm dập dìu như trẩy hội. Linda ngắm nghía cái váy với vẻ thích thú. Elite nhận biết nên để mặc cho Linda lựa chọn, sau khi xem xét giá cả thì Linda quyết định mua, khi cầm đến quầy xếp hàng chờ tính tiền, không biết cô ấy nghĩ gì mà chợt nhiên bỏ cái váy lại và kéo tay Elite đi ra khỏi tiệm thời trang.

- Thôi, em có quá nhiều áo quần rồi, mặc dù em thích cái váy ấy nhưng em sẽ dùng tiền mua cái váy ấy để gởi về quê giúp đỡ những người bệnh tật nghèo khổ… coi như chút lễ mừng ngày đản sinh đức Phật.

Elite ôm Linda thật chặt và hôn lên má:

- Em đã gieo một hạt giống yêu thương cho tương lai.

Chủ nhật này tuy không phải là ngày rằm, nhưng ở quốc độ này thì ngày lễ đản sanh không chỉ có một ngày mà là cả một mùa. Các chùa luân phiên làm lễ mừng Phật. Cả một vùng đất mới hoa cỏ xanh tươi hòa với màu cờ ngũ sắc của tín, tấn, niệm, định, huệ càng trở nên rực rỡ và sáng lạn biết bao.

Ất Lăng thành, 05/2021
TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.135 giây.