logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/06/2021 lúc 02:16:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage


“Lần nào cũng vậy, về lại Sài-Gòn, tôi hay lang thang tìm về những nơi chốn cũ. Tìm tuổi thơ, tuổi trẻ một thời. Tìm những thứ không hình tượng rõ nét trong một ký ức bùi ngùi tiếc nhớ. Tôi tìm những mảnh trời thất lạc, và chỉ thấy mình lạc vào một vùng đất xa lạ. Bây giờ kỷ niệm là đây.” ( tr 11)
Đó là nỗi ngậm ngùi của nhân vật Mỹ Linh trong Sương Ký Ức mà nhà văn Đặng Mai Lan vừa mới viết xong sau khi tập truyện ngắn Người Lạ Người Quen ra mắt độc giả khắp nơi cách đây không lâu.
Đặng Mai Lan là một nhà văn không cần dài dòng giới thiệu. Bởi vì, không ai có thể nói về một nhà văn xác thực hơn bằng tác phẩm mà họ đã viết ra. Chính thế, tác phẩm làm nên dấu ấn và làm nên một nhà văn, không ai khác.
Đặng Mai Lan đã tạo ra dấu ấn của mình qua các tập truyện ngắn: Phòng 111 (2000), Tập Sống (2009) Người Lạ Người Quen (2018). Và mới nhất là truyện dàì Sương Ký Ức (2020).
Sương Ký Ức là cuộc hội ngộ của đôi bạn thân trong bối cảnh của Đà Lạt sương mù. Mỹ Linh và Ly là đôi bạn bé thơ hồn nhiên với những lần bịn rịn chia tay nhau bên cây cầu bắc ngang qua xóm nhỏ. Như hai đoá hoa cúc vàng chớm nở, cô bé ở nơi đầu cầu và cô bé ở cuối chân cầu cùng lớn lên, trở thành hai cô nữ sinh xinh đẹp của tỉnh thành; ngày ngày bay lượn vui chơi trên những con đường Sài-gòn sau giờ tan học. Và với sự hồn nhiên ấy, họ mơ hồ học bài học chiến tranh đầu tiên qua những bài ca phản chiến. Để rồi, định mệnh của họ cũng giống như định mệnh của biết bao người con gái lớn lên trong một đất nước tàn khốc chiến tranh, yêu những người con trai ra chiến trường. Những người đi, và không bao giờ trở lại…
Chiến tranh đã đem đến những cái chết tức tưởi cách chia. Và chiến tranh cũng đã làm cho đôi bạn lưu lạc mỗi người mỗi hướng. Một Mỹ Linh tha hương tận mãi trời Âu, hành trang mang theo là một ký ức chắt chiu; là bóng hình người thương đã không còn rõ nét nhưng nỗi đau trong cô vẫn còn rất mới. Và vì thế, vạt sương ký ức mang theo của Mỹ Linh mãi mãi là mảnh khăn tang trên mái tóc xanh mà cô không thể nào bỏ xuống được. Dù người chết đã hồn tan xác mục. Và đất. Đất đã khô loáng máu…
Từ nửa vòng trái đất xa xôi, Mỹ Linh băn khoăn tìm về quá khứ. Về, như đi tìm chính mình. Về, để nhìn lại nỗi buồn thanh xuân. Về, để xót xa tìm câu trả lời.
Bạn của Mỹ Linh, Ly; một đứa bé bị bỏ rơi và lớn lên một mình, chẳng ai biết, chẳng ai hay. Mẹ và cha là hai viên kẹo đường mà Ly không bao giờ có được trong đời, vì:
“Cái nghèo nàn cơ cực, sự khốn cùng đã giữ chân mẹ theo lòng bội phản và bạo lực của cha tôi. Một người chồng tính khí lang bạt, suốt đời mê mệt đuổi bắt theo những xa hoa phù phiếm…
… Hạnh phúc nhất của mẹ, của người thôn nữ hiền lành ấy là ngày cô rời bỏ cái khung dệt chiếu. Rời bỏ những bó cói nêm chặt, những cuộn cói đã se, cuộn tròn lăn lóc trong góc nhà. Rời bỏ gian bếp tối ám để bước vào ngôi nhà khang trang hơn, gia đình của người thanh niên tuấn tú mà cô từng thầm lặng ngắm nhìn qua song cửa…. .” (tr 23)
Tình yêu dành cho người chồng bội bạc, vũ phu đã khiến cho mẹ của Ly chấp nhận tất cả mọi đắng cay. Theo chồng, bà cam tâm sống ngoài vòng pháp luật, hòa mình với cuộc sống tối đen. Tương lai là chuỗi ngày tháng vô định, là những cuộc truy lùng bắt bớ.
Dưới mái nhà chung của chồng và nàng thiếp non trẻ, người vợ cả chỉ là một kẻ tôi đòi không hơn không kém, bỏ mặc đứa con gái nhỏ của mình ngày qua ngày, lăn lóc sống bên ông bà nội trong lẻ loi hờn tủi.
Không chỉ có sự ruồng rẫy từ gia đình, cha mẹ. Những người đàn ông trong đời cũng bỏ Ly đi, như chú Thịnh:
“Chú Thịnh nằm trong chiếc bọc nhựa dầy, khuôn mặt phồng lên đầy những lỗ đen sâu hoắm do những mảnh đạn cắm vào” …(tr 84 )
Và cái chết đau buồn của ông nội, với sợi dây thòng lọng oan nghiệt mãi mãi còn lơ lửng trong Ly:
“…khi tôi được phép bước vào nhà thì ông đã được đặt nằm ngay ngắn ở nhà trên, nơi tấm phản. Bà nội phủ lên người ông một tấm mền mỏng, trước khi chạy ra chợ mua vội vàng một tấm khăn trải giường màu trắng…
…Tôi không được phép nhìn ông. Nhưng tôi nhìn thấy những sợi giây thừng mà ông bác gần nhà đã quấn lại và niêm kỹ vào một chiếc túi”. (tr 84)
Không riêng gì những người thân đã lần lượt bỏ Ly đi, hai cuộc tình yêu dấu với Thiện và người con trai cũng tên Thịnh, rốt cuộc cũng đi vào ngõ cụt vì những định kiến mơ hồ về sự nghèo hèn và môn đăng hộ đối:
“Thế mà Thiện đã rời bỏ tôi không một nguyên nhân. Một lúc nào rồi Thịnh cũng thế thôi…
Tôi nghĩ, đến một lúc nào đó, cái bức tường gia giáo sẽ hiện ra, chắn lối. Và thương tôi cỡ nào Thịnh cũng không cách chi phá vỡ để vượt qua….
…Thịnh sẽ ra đi ngày mai, coi như đã ra đi. Tôi ở lại với mẹ tôi, tôi phải gần bà suốt đời dù cả hai không ai có thể mang lại hạnh phúc cho ai. Nhưng hai mẹ con tôi phải dính liền nhau ở cái chái bếp này, mỗi buổi tối bên thúng lá, rổ đậu và những giọt nước mắt riêng tư thầm lặng…”(tr 129)
Đêm cuối cùng chia tay Thịnh, Ly dứt khoát quay lưng với cơ hội theo người yêu đến một nơi không còn sự ghẻ lạnh. Đi với Thịnh, một chân trời mới sẽ mở ra. Tương lai sẽ mở ra. Đi với Thịnh, biết đâu cô sẽ có một mái ấm gia đình của chính mình nơi xứ người. Nhưng không, cô không muốn bỏ mẹ như mẹ đã từng bỏ cô. Sự hy sinh của người con bị ruồng rẫy thật là quá lớn…Vì thương mẹ, Ly đã chọn ở lại. Ở lại, để từng ngày, từng ngày chìm trôi trong những vạt sương buồn không lối thoát. Sương quá khứ bủa vây, cùng với một hiện tại khốn khổ đã khiến cho người bạn của Mỹ Linh từ bao giờ đã trở nên chai lì, dửng dưng với một tương lai mà có lẽ cô không bao giờ nắm bắt và hình dung được.
Qua Sương Ký Ức, nhà văn đã đưa người đọc trở về không gian “Sài Gòn xưa” của hơn bốn mươi lăm năm về trước với các nơi chốn như Đa Kao, công trường Kennedy, bánh cuốn Tây Hồ, v..v.. Với ngôn ngữ thời thượng của lớp choai choai như ” bum”, “ban” và “xét giấy”. Và các vật dụng hàng ngày nhỏ nhoi, tầm thường nhất nhưng vô cùng yêu dấu như công tắc điện bằng sứ, đôi guốc, tà áo dài lụa, xe Yamaha, chiếc dây thắt lưng có khoen vàng to bự, vòng đeo tay rất mode của mấy cô. Và dễ thương nhất là hình ảnh quen thuộc của các cô nàng hippie cuống cuồng khi làm rớt chiếc giày Sa-bô xuống đường trong lúc đèo nhau trên Honda lượn lờ rong chơi.
Trong suốt mười sáu chương, Đặng Mai Lan đã lật lại từng trang ký ức của mỗi nhân vật. Mỗi chương là một nỗi buồn không tan. Mỗi chương là một vạt sương ký ức mênh mang…
Ai ai cũng có ký ức. Ký ức. Mong manh như sương khói. Từng vạt. Trôi tản mản trong tiềm thức của mỗi người. Có khi tưởng chừng như đã biến tan theo thời gian, theo cuộc sống.
Vậy mà…, đôi khi trong phút không ngờ nhất và ở một chỗ không ngờ nhất…, lại trùng trùng từ trong tận cùng nỗi nhớ lồng lộng hiện về vây bủa…
Ký ức. Chỉ là sương. Chỉ là huyễn mây. Nhưng khi hiển hiện, có thể khiến cho người ngậm ngùi hạnh phúc hoặc có khi đem về lại những niềm đau quắn quíu…Và có mấy ai trong chúng ta cũng như Ly, như Mỹ Linh; không từng một lần trong đời, loanh quanh trong rừng ký ức mù sương của mình…
Và vì thế; mời bạn, hãy cùng đi vào vùng “Sương Ký Ức” của Đặng Mai Lan để bước xuyên thủng qua lớp sương mù ký ức dày đặc của chính mình. Chiêm nghiệm lại nỗi buồn hay hạnh phúc quẩn quanh cất dấu. Và, một lần. Cất bước đi tìm lại chính bạn…


10/2020
Hoàng Thị Bích Ti

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.