logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/06/2021 lúc 11:26:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một nữ y tá của Malteser Hilfsdienst thăm khám cho người mẹ trẻ và đứa con mới sinh trong trại tị nạn hồi 1969 (hình minh họa)
"Malteser Hilfsdienst" - Tổ chức từ thiện Thiên Chúa giáo tại CHLB Đức được thành lập vào năm 1953 bởi Dòng Hiệp sĩ Malta và Hiệp hội Từ thiện Caritas Đức.
Là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận với các hoạt động chủ yếu cứu trợ nhân đạo cho thường dân, "Malteser Hilfsdienst" thu hút sự tham gia tự nguyện của hàng trăm nam nữ thanh niên Đức. Hoạt động của tổ chức này vượt ra cả ngoài biên giới Tây Đức.
Viết bài này tôi cũng muốn nhân đây tưởng nhớ tới bà W. Kallen, cũng là cựu nhân viên "Malteser Hilfsdienst", người đã dạy tiếng Đức và giúp gia đình tôi hội nhập vào những ngày tháng đầu tiên khi chúng tôi mới tới Tây Đức, 1991.
Chiến tranh Việt Nam - một thảm họa khủng khiếp cho thường dân và bởi vậy "Malteser Hilfsdienst" đã có mặt tại Việt Nam.
Trong thời gian gần 9 năm, 07/09/1966 tới 10/04/1975, "Malteser Hilfsdienst" với hơn 300 nhân viên gồm các bác sĩ, y tá và hộ lý đã xây dựng một số bệnh viện ở Đà Nẵng, An Hòa và Hội An, cứu giúp cho hàng trăm ngàn dân thường Việt Nam bị tổn thương bởi bom đạn.
Thomas Reuther, người từng lãnh đạo "Malteser Hilfsdienst" tại Việt Nam thời kỳ 1971-1973, nói "Malteser Hilfsdienst" là tổ chức độc lập với chính quyền, cứu giúp bất kể ai, thuộc bất kỳ phía nào, miễn là thường dân không trực tiếp tham dự vào chiến cuộc.
Bệnh nhân, các cộng tác viên của "Malteser Hilfsdienst" ở Việt Nam cũng rất có thể là người của phía Việt Cộng trà trộn vào. Không sao, miễn là họ không mang theo vũ khí vào bệnh viện.
Nữ thanh niên Đức 26 tuổi - cô Monika Schwinn ở Lebach thuộc bang Saarland, CHLB Đức đã tình nguyện sang Việt Nam vào năm 1968 theo chính con đường này và cô không thể ngờ cuộc đời cô về sau đã khiến hàng triệu trái tim phải rung động.
Vốn theo học nghề làm tóc nhưng Monika Schwinn đặc biệt thích làm y tá chăm sóc trẻ em và vì vậy sang Việt Nam, cô được phân công tới bệnh viện nhi Đà Nẵng.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Ngoài Malteser Hilfsdienst, còn có nhiều tổ chức thiện nguyện khác của Tây Đức tới Việt Nam làm công tác nhân đạo trong thời gian chiến tranh. Tàu Helgoland là bệnh viện nổi với 150 giường bệnh và ba phòng mổ cùng 10 bác sĩ và 30 y tá từ Hội Hồng Thập tự Đức, đã hoạt động tại nam Việt Nam từ 1967. Trong hình là tàu lúc neo đậu ở Đà Nẵng hồi 1/1972
Ngày 27/04/1969, một ngày định mệnh đối với Monika Schwinn khi cô cùng với 4 đồng nghiệp nam nữ khác tổ chức đi dã ngoại.
Với các nam nữ thanh niên phương Tây như Monika Schwinn ngày ấy chưa có nhiều điều kiện đi du lịch nước ngoài, phong cảnh Việt Nam quả có sức hút mãnh liệt và rốt cuộc không ngờ, họ đã rơi vào một ổ phục kích.
Trước hơn chục họng súng của "Việt Cộng" lăm lăm chĩa vào mình, Monika Schwinn cùng nữ y tá Marie-Louise Kerber (19 tuổi, từ Nohfelden-Türkismühle cũng thuộc bang Saarland), nam đồng nghiệp Bernhard Diehl (21 tuổi) và hai y tá khác là cô Hindrika Kortmann và anh Georg Bartsch đã hoàn toàn bất lực.
Mọi cố gắng giải thích rằng mình là nhân viên y tế Đức, không phải là người Mỹ, lính Mỹ đều vô vọng trước những ánh mắt đầy căm hờn của các tay súng phục kích. Nhóm 5 người của Monika Schwinn đã bị đưa vào rừng sâu để rồi phải bắt đầu một hành trình dài, gian nan cả năm trời, đi dọc theo con đường mòn Hồ Chí Minh, qua cả đất Lào để tới Hà Nội.
Ba trong số năm nam nữ nhân viên y tế Đức này đã phải bỏ mạng dọc đường bởi phải chịu đựng bệnh tật, trải qua những cực hình, "hết sức vô nhân đạo". Chỉ có Monika Schwinn và anh Bernhard Diehl tới được Hà Nội và sau này sống sót trở về Tây Đức, thuật lại mọi câu chuyện của họ với cả thế giới.
Monika Schwinn kể trên tờ tạp chí "Tấm gương" (Der Spiegel), cô cùng các bạn bị áp giải đi hết khu rừng này đến khu rừng khác.
"Nơi bị giam là một phòng nhỏ, rộng khoảng một mét rưỡi và dài hai mét rưỡi. Giường ngủ chỉ là một vài tấm ván đặt trên sàn bê tông ở độ cao 20-25 cm. Nửa mét vuông còn lại dành để cái xô vệ sinh".
Cả nhóm bị thẩm vấn, tra tấn, hầu như không được ăn gì, gặp bệnh tật và bị hạ nhục thường xuyên.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Nhóm nhân viên y tế Tây Đức đã bị đưa ra Hà Nội bằng đường rừng, mà người ta tin là theo Đường mòn Hồ Chí Minh, tuyến đường miền Bắc dùng để chuyển quân và vũ khí, đạn dược vào miền Nam
Cô Marie-Louise Kerber trong nhóm đã chết vào năm 1969, nhưng tới tận 1997 hài cốt của cô mới được đưa về bang Saarland chôn cất. Monika Schwinn kể, cô cũng thường cận kề với cái chết hơn là sự sống, nhưng cô đã đấu tranh kiên cường, không để bị sỉ nhục.
Trải qua gần 4 năm trời bị giam giữ, thời gian cuối ở nhà tù khét tiếng Hỏa Lò - Hà Nội và Monika Schwinn là "tù binh nữ duy nhất của phương Tây" ở đây, cuối cùng cô và Bernhard Diehl đã được trả tự do vào ngày 05/03/1973, chỉ sau khi Hiệp định Paris được ký kết, chấm dứt cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Ngày 07/03/1973, họ được nồng nhiệt chào đón tại sân bay quốc tế Frankfurt am Main của Tây Đức giữa vòng vây dày đặc của báo chí, truyền thông cùng nhiều biểu ngữ.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Monika Schwinn đã trải qua gần 4 năm bị giam tại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội, và được trả tự do ngày 05/03/1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết
Viết hồi ký trên tạp chí "Tấm gương" (Der Spiegel), Monika Schwinn đã kể về những gian khổ mà cô đã trải qua trong gần 4 năm bị giam cầm tại miền Bắc Việt Nam. Cùng với Bernhard Diehl cô còn cho ra một cuốn sách với tựa đề: "Eine Handvoll Menschlickeit" ("Một chút tình người").
Tại bang Saarland quê hương, cô được Thống đốc Franz-Josef Röder (thuộc đảng CDU) chào đón và được thành phố Lebach vinh danh là công dân danh dự.
Ồn ào qua đi, Monika Schwinn trở lại làm nghề y tá, chăm sóc trẻ sơ sinh trong bệnh viện Lebach. Cô cũng giúp đỡ những thuyền nhân tị nạn Việt Nam khi họ tới đây.
Bị giam cầm khắc nghiệt trong một thời gian dài đã để lại hậu quả trong cô, Monika Schwinn không thể hồi phục hoàn toàn như trước, cô không lập gia đình và phải nghỉ hưu ở tuổi 55.
Monika Schwinn đã qua đời ngày 11/03/2019 trong chính bệnh viện Lebach, nơi cô từng làm việc, thọ 76 tuổi. Ngày 21/03/2019, tang lễ cầu nguyện cho Monika Schwinn đã diễn ra tại nhà thờ giáo xứ ở Lebach.
Vụ việc Monika Schwinn đang đặt ra nhiều câu hỏi cần được trả lời:
Thực chất Bắc Việt Nam ngày đó có coi Tây Đức là kẻ thù không, cho dù chỉ là kẻ thù gián tiếp vì đứng về phe Mỹ?
Tháng 12/1965, tại Nhà Trắng ở Washington, Thủ tướng Tây Đức bấy giờ, ông Ludwig Erhard bất chấp sức ép và sự hăm dọa, với lý do Hiến pháp Tây Đức cấm không cho quân đội Đức hoạt động ở nước ngoài, sức chiến đấu của quân Đức khi ấy không đảm bảo, công luận Đức phản đối chiến tranh… đã từ chối đề nghị của Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson muốn Đức cùng tham chiến với Mỹ ở Việt Nam với số lượng chừng 2.000 quân.
Đổi lại, phía Đức hứa sẽ ủng hộ Mỹ về tài chính và các hoạt động cứu giúp nhân đạo.
Vì sao Hà Nội lại muốn giam giữ Monika Schwinn lâu như vậy?
Hà Nội khi đó hẳn rất dễ dàng để có thể biết "Malteser Hilfsdienst" và cô y tá Monika Schwinn là ai. Bắt và giam giữ nhóm của cô lâu như thế, Hà Nội muốn đạt mục đích gì?
Mặc cho mọi cố gắng vận động ngoại giao của Tây Đức ngày đó, tới tận tháng 03/1973 Monika Schwinn mới được thả tự do cùng với hàng trăm phi công Mỹ.
Trong khi số phận nhóm y tế Đức gặp nạn ở Việt Nam được đăng tải rộng rãi trên truyền thông Đức và phương Tây thì phía Việt Nam hoàn toàn im lặng.
Chiến tranh Việt Nam đi qua rất lâu, tới tận năm 2017-2018 mới thấy xuất hiện vài bài báo ở Việt Nam đăng lại ký ức của các cán bộ trại giam về "Nữ tù binh duy nhất tại trại giam Hỏa Lò" và Monika Schwinn dường như đã bị cố tình giới thiệu chệch đi thành "nguyên là sĩ quan quân y trong quân đội Mỹ, gốc Đức, có khuôn mặt trái xoan, tóc vàng, mắt xanh, da trắng, dáng người mảnh mai, xinh đẹp và thông minh, biết cả tiếng Anh và tiếng Đức..."
Đại tá Trần Trọng Duyệt, nguyên lãnh đạo trại giam phi công Mỹ ở Hỏa Lò ngày ấy được mô tả là đã cùng với các thuộc cấp của ông rất chiều chuộng nữ tù binh Đức xinh đẹp và có phần đỏng đảnh này, cho phép cô ở buồng giam lớn hơn cả phòng của trưởng trại, có cắm hoa, được dùng giường hộp dành cho sĩ quan cấp tá, được phép nuôi một con mèo.
"Có lần Monika còn được Trại trưởng đích thân đưa đi làm đầu ở một tiệm uốn tóc bên bờ hồ Hoàn Kiếm, rồi đi mua quần áo ở Hàng Đào... Sau chuyến đi nhiệt tình vì "người đẹp" ấy, ông Duyệt và Ban chỉ huy trại đã bị cấp trên nhắc nhở và phê bình vì thiếu tinh thần cảnh giác."
Trong khi đó, số phận bi thảm của ba nhân viên y tế Đức khác trên đường bị dẫn giải từ Nam ra Bắc đã hoàn toàn không được báo chí Việt Nam nhắc tới.
Nhiều nhân chứng cho vụ giam giữ Monika Schwinn chắc chắn vẫn còn sống, trong khi nhiều tình tiết của vụ việc này đến nay vẫn bị giữ kín.
Duy nhất có một điều rõ ràng là số phận đã không mỉm cười với nữ y tá Tây Đức Monika Schwinn và các đồng nghiệp y tế "Malteser Hilfsdienst" của cô.
Họ đã gặp nạn ở Việt Nam đơn giản chỉ vì họ mong muốn cứu giúp những thường dân Việt Nam đang gặp khó khăn.
Bài thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một nhà báo tự do hiện sống tại Berlin, Đức.


Lê Mạnh Hùng gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Berlin
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.139 giây.