logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 21/06/2021 lúc 10:35:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing đến Matxcơva tìm hậu thuẫn của Nga. Ảnh tư liệu chụp hôm 03/02/2021. - AFP/Archivos

Hai ngày sau khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi « cấm vận vũ khí » Miến Điện và yêu cầu chính quyền quân sự chấm dứt đàn áp phong trào đòi dân chủ, lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện hôm 20/06/2021, công du Nga, nguồn cung cấp vũ khí chủ yếu của Naypyidaw.
Truyền thông Nhà nước Miến Điện cho biết lãnh đạo tập đoàn quân sự, tướng Min Aung Hlaing đến Nga để dự Hội nghị về An ninh quốc tế Matxcơva. Hội nghị do bộ Quốc Phòng Nga tổ chức, diễn ra từ ngày 22 đến 24/06/2021. Chuyến đi được tổ chức long trọng : đại sứ Nga tại Miến Điện ra tận sân bay chào trước khi tướng Min Aung Hlaing lên đường. Theo đài truyền hình Nhật NHK, lãnh đạo tập đoàn quân sự có kế hoạch gặp một số lãnh đạo cao cấp của quân đội Nga và của chính phủ Nga, thăm một trường đại học và một nhà máy. Truyền thông Nhật Bản ghi nhận nguồn cung cấp vũ khí chính của tập đoàn quân sự Miến Điện là Nga và Trung Quốc.
Áp lực quốc tế đối với tập đoàn quân sự Miến Điện gia tăng, kể từ sau cuộc đảo chính quân sự ngày 01/02/2021 lật đổ chính quyền dân sự, tuy nhiên giới tướng lĩnh Miến Điện không có dấu hiệu nhân nhượng. Nga cùng Trung Quốc – với tư cách là thành viên thường trực có quyền phủ quyết - đã nhiều lần ngăn chặn các dự thảo nghị quyết tại Hội Đồng Bảo An lên án đảo chính tại Miến Điện. Quan hệ giữa Nga và giới tướng lãnh Miến Điện tiếp tục được siết chặt trước và sau đảo chính.
Trong một bài viết ít ngày trước chuyến công du Nga của tướng Min Aung Hlaing, Nikkei Asia hôm 17/06 cho biết, chỉ vài ngày trước cuộc đảo chính 01/02, tư lệnh quân đội Miến Điện đã tiếp bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergey Shoygu. Hai bên ký kết một thỏa thuận mua vũ khí mới, trong đó có các hệ thống tên lửa đất đối không Pantsir-S1 và các máy bay do thám không người lái Orlan-10 E, lần đầu tiên được Matxcơva bán ra nước ngoài.
Miến Điện hiện là khách hàng mua vũ khí thứ hai của Nga tại Đông Nam Á (với 1,5 tỉ đô la trong hai thập niên 1999 – 2018), sau Việt Nam. Vũ khí mua từ Nga chủ yếu là phi cơ chiến đấu. Chuyến đi lần này của tướng Min Aung Hlaing là chuyến công du thứ bảy sang Nga, theo báo Nhật Nikkei Asia. Trả lời truyền thông Nga hồi tháng 6/2020, tướng Min Aung Hlaing đã để ngỏ khả năng tham gia chính trị, sau bầu cử Quốc Hội Miến Điện.

Hơn 10.000 dân Miến Điện chạy sang Thái Lan và Ấn Độ
Vẫn về tình hình Miến Điện, hôm 18/06, đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Miến Điện, bà Christine Schraner Burgener, kêu gọi Hội Đồng Bảo An « khẩn cấp có biện pháp với cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Miến Điện, kể từ đảo chính ». Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Miến Điện báo động về tình trạng bạo lực đã khiến khoảng 10.000 người Miến Điện chạy sang Ấn Độ và Thái Lan, trong lúc các đụng độ trên toàn quốc khiến hàng trăm nghìn thường dân phải sơ tán.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.047 giây.