logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/06/2021 lúc 12:25:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
AFP

Buổi hội thảo qua mạng được Trung Tâm East-West của Hoa Kỳ tổ chức hôm 23 tháng 6 với chủ đề “Bắc Triều Tiên và Việt Nam, hai đồng chí ở xa nhau”. Đây là buổi hội đàm thứ ba trong chuỗi sinh hoạt của trung tâm này cùng với Ủy ban Quốc gia về Bắc Triều Tiên tại Washington nhằm tìm hiểu về vai trò của Bắc Hàn trên trường thế giới.
Ông Vũ Xuân Khang là ứng cử viên tiến sĩ chính trị học tại Boston College ở tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, chuyên về chính trị Đông Á và vũ khí hạt nhân. Ông cũng là tác giả một chương trong quyển sách “Mối quan hệ Đông Nam Á-Bắc Triều Tiên: Động lực, Mối liên kết và Môi trường chiến lược” của các tác giả Chiew-Ping Hoo, Shine Choi và Brian Bridges biên tập. Sách sẽ xuất bản vào năm 2021.
UserPostedImage
Nhà lãnh đạo đầu tiên của Bắc Triều Tiên, Kim Nhật Thành

Ông nói, để hiểu được quan hệ giữa hai nước Cộng hòa Dân Chủ Nhân dân Triều Tiên và Công hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, cần phải nhìn vào trải nghiệm chống chế độ thực dân chung của hai chủ tịch nước lúc ấy, là Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành.
“Hai nhà lãnh đạo này mặc dù họ cách xa nhau về mặt địa lý nhưng họ đã áp dụng những nguyên tắc tương tự. Ông Kim Nhật Thành và ông Hồ Chí Minh đều cho rằng độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa xã hội. Họ cũng tin rằng đất nước của họ phải thoát khỏi vòng tay đế quốc để xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa trên đất nước mình. Hai quốc gia này vào thời điểm thành lập đều có một số mối ràng buộc chung, không phải với chính họ mà với Trung Quốc và Liên Xô”.
Vào năm 1954 khi Việt Nam bị chia đôi ở vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Genève, thì Bắc Việt và Bắc Hàn đều thấy số phận của mình gắn liền với nhau khi cả hai phải đối mặt với một chế độ thù địch tương ứng ở nửa phía nam của nước mình. Từ cuối thập niên 50 quan hệ hai nước đã có một số cải thiện. Sự việc Bắc Triều Tiên ủng hộ phía Bắc Việt cũng là một quyết định chiến lược đối với Kim Nhật Thành.
Ông Vũ Xuân Khang nói:
“Họ đều muốn Mỹ rút quân. Việc này đưa họ vào chung nhóm chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Như vậy, chúng ta thấy có một ý thức hệ tương đồng giữa cả hai đất nước và bây giờ có một kẻ thù chung. Hai chính phủ Bắc Việt và Bắc Triều Tiên đã ký rất nhiều văn kiện quan trọng, đặc biệt là Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác năm 1961”.
Nội dung không được công bố, nhưng ông Khang ghi nhận sau đó Bình Nhưỡng đã tăng cường hỗ trợ tài chính cho Hà Nội.
Ông Khang phân tích thêm về ý thức hệ hai bên chia sẻ và khái niệm về thành phần mà ông gọi là “giới tinh hoa kép” trong Đảng Lao Động Triều Tiên và Đảng Cộng Sản Việt Nam:
“Trong trường hợp của Bắc Triều Tiên, Đảng Lao động cầm quyền cai trị nhà nước. Tại Việt Nam cũng vậy, Đảng Lao động cầm quyền cai trị đất nước. Và chúng tôi thấy vai trò của giới tinh hoa kép, nghĩa là những người nắm giữ các vị trí cao cấp trong chính phủ cũng là đảng viên cấp cao. Vì vậy, khi họ hoạch định chính sách đối ngoại, họ cũng cần cân nhắc mối quan hệ tư tưởng của họ. Vì vậy, họ thường cho rằng đảm bảo an ninh của nhà nước không đủ mà cần đảm bảo an ninh của đảng cầm quyền nửa".
“Trong trường hợp của Bắc Triều Tiên, Đảng Lao động cầm quyền cai trị nhà nước. Tại Việt Nam cũng vậy, Đảng Lao động cầm quyền cai trị đất nước. Và chúng tôi thấy vai trò của giới tinh hoa kép, nghĩa là những người nắm giữ các vị trí cao cấp trong chính phủ cũng là đảng viên cấp cao. Vì vậy, khi họ hoạch định chính sách đối ngoại, họ cũng cần cân nhắc mối quan hệ tư tưởng của họ. Vì vậy, họ thường cho rằng đảm bảo an ninh của nhà nước không đủ mà cần đảm bảo an ninh của đảng cầm quyền nửa". -Ông Vũ Xuân Khang
Tuy nhiên mối quan hệ Triều Tiên và Việt Nam không phải lúc nào cũng đầm ấm tình hữu nghị. Quan hệ giữa hai nước xấu đi khi Bắc Việt vào năm 1968 theo Liên Xô trong khi Bắc Hàn đồng minh với Trung Quốc.
Ngày hôm nay chúng ta thấy một sự tách biệt tương tự. Ông Khang nhận định:
“Chúng ta đã thấy sự chia tách Trung Hoa-Liên Xô. Năm 1968, Bắc Việt quyết định theo Liên Xô, vì Liên Xô ủng hộ Việt Nam đàm phán với Hoa Kỳ trong khi Trung Quốc và Bắc Triều Tiên thì không. (Hiện nay) Bắc Triều Tiên và Bắc Việt vẫn có chung ý thức hệ cộng sản ở một mức độ nào đó mặc dù họ bất đồng về kinh tế tư nhân và phân quyền, nhưng hầu như họ vẫn duy trì cùng một cấu trúc chính phủ và vai trò của giới tinh hoa kép vẫn tác động đến chính sách đối ngoại. Nhưng Triều Tiên chia sẻ chính sách chiến lược với Trung Quốc phản đối sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Á, trong khi Việt Nam hoan nghênh sự hiện diện của Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Đồng thời Việt Nam đang có những xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông.”
Nhà chính trị học Vũ Xuân Khang nhận định ông chưa thấy phản ứng chính thức từ phía Bắc Triều Tiên về những xung đột ở Biển Đông, nhưng ông cho rằng Bình Nhưỡng sẽ ưu tiên mối quan hệ với Trung Quốc. Năm nay, dự kiến Bắc Hàn và Trung Quốc sẽ gia hạn các hiệp ước đồng minh mà hai quốc gia này đã ký vào năm 1961. Trường hợp đó, ông lập luận, sẽ chỉ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ giữa Bắc Triều Tiên và Việt Nam khi hai nước này không chia sẻ tầm nhìn địa chính trị như nhau.
Theo RFA

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.