logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 17/08/2013 lúc 09:26:36(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Vụ án Lý Hoài Lượng là vụ xử oan thứ 5 bị phanh phui trong 3 năm - AFP
Trong vòng ba năm gần đây, tại Trung Quốc xảy ra nhiều vụ xử oan người dân vô tội. Báo Libération ra ngày hôm nay 17/08/2013 đặc biệt quan tâm đến sự kiện này qua bài viết : « Trung Quốc : Dù vô tội, anh cũng là thủ phạm ». Thông tín viên của báo Libération tại Hà Nam, vừa phanh phui lại một vụ xử oan mới.
Đó là vụ xử anh Lý Hoài Lượng, 35 tuổi, bị tống giam trong vòng 12 năm với tội danh ám sát một cô bé 13 tuổi, mặc dù thiếu bằng chứng buộc tội anh. Anh Lý Hoài Lượng vừa mới được trắng án vào ngày 25/04/2013.

Thông tín viên thuật lại vào năm 2001,cô bé 13 tuổi, bị cưỡng hiếp bên bờ một cánh đồng ngô, sau đó bị giết chết và xác cô bé bị vứt xuống sông tại tỉnh Hà Nam. Cảnh sát đã tiến hành điều tra và hỏi cung khoảng hai chục người. Sau 48 tiếng, cảnh sát đã bỏ tù anh Lý Hoài Lượng, một người nông dân ít chữ, chỉ mới học hai năm bậc tiểu học. Vào lúc bấy giờ, anh ta đang sống cùng vợ và hai người con gái.

Điều tra của cảnh sát cho thấy bên cạnh cái quần của cô bé bị rách nát có những vết chân tương đương với cỡ giầy số 38 và có những vết máu. Anh Lý Hoài Lượng có số đo chân là 44, nhóm máu của anh ta cũng không trùng với kẻ sát nhân. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng, cảnh sát đã quyết định anh là thủ phạm.

Anh Lý Hoài Lượng thuật lại khi trong tù, anh bị trói vào ghế và bị đánh bằng dây xích. Cảnh sát nói với anh ta : « Thậm chí anh vô tội thì anh cũng là thủ phạm ».

Vụ án Lý Hoài Lượng là vụ kết án oan thứ 5 được đưa ra công chúng trong vòng ba năm nay. Tờ báo nhận định, đây là một làn sóng thực sự, trong một đất nước mà các quan chức thường không bao giờ nhìn nhận lỗi lầm của mình.

Bài báo cho biết, cực hình dưới mọi hình thức được sử dụng để buộc người bị tình nghi nhận tội. Lý Hoài Lượng cho biết : « Đau đớn giày vò tôi đến mức cuối cùng, tôi đã in dấu vân 10 đầu ngón tay lên biên bản được gọi là bảng thú tội. Do tôi không biết đọc, tôi đã không biết mình đã ký vì điều gì ». Anh đã may mắn thoát được án tử hình.

Phiên xử thứ nhất diễn ra vào năm 2003 trong vòng vài giờ, cảnh sát buộc anh học thuộc lòng những lời thú tội bằng cách giao cho một tên tù khác cùng phòng đánh anh Lý Hoài Lượng để cho anh Lý Hoài Lượng phải nhận tội. Anh Lượng kể lại : « Cảnh sát đảm bảo với tôi là sau đó mọi việc sẽ tốt đẹp » và anh bị kết án 15 năm tù.

Ông Vương Vĩnh Kiệt, một trong những luật sư bào chữa cho anh Lý Hoài Lượng nhận xét : « Do không có chứng cứ, tòa án còn nghi ngờ khả năng anh phạm tội, cho nên chưa phán trực tiếp án tử hình ». Luật sư Vương Vĩnh Kiệt còn nhận định rằng : « Trong những vụ án giết người, bằng mọi cách phải tìm ra thủ phạm để chứng tỏ cảnh sát làm việc có hiệu quả. Do đó, việc một số người đứng mũi chịu sào bị án oan, là cái giá phải trả cho phương pháp làm việc này của cảnh sát. Trên thực tế, gần 90% người bị buộc tội giết người bị kết tội theo cách thức này ».

Bài báo đặt câu hỏi : Tại sao chính quyền Bắc Kinh lại thay đổi cách hành xử, chịu thả anh Lý Hoài Lượng ? Một số thì nhận thấy có ít nhiều ảnh hưởng của tân Phó chủ tịch Tòa án Tối cao. Trong một bài diễn văn chính thức, ông đã thay đổi giọng điệu. Trước đây, ông từng giải thích rằng « thẩm phán nên bắt người vô tội còn hơn thả kẻ phạm tội ». Từ nay, ông chỉnh lại rằng : « nên nhận thấy rằng cần thả người phạm tội hơn là kết án một người vô tội ».

Việc thả anh Lý Hoài Lượng cho thấy kẻ sát nhân vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Tại ngôi làng, nơi xảy ra vụ án mạng, dân làng tiếp tục nghi ngờ lẫn nhau nhưng hơn phân nửa dân làng vẫn nghĩ rằng anh Lý Hoài Lượng là thủ phạm.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.048 giây.