logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/07/2021 lúc 12:20:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trằn trọc trở mình mãi mà không ngủ được, mắt nhắm nghiền, các bộ phận khác như tim. gan, phổi, dạ dày… đều lắng yên, duy chỉ có bộ óc thì không nghỉ, thậm chí nó còn tăng cường mạnh hơn. Bao nhiêu ý tưởng ùn ùn trồi lên như mối ùn ổ. Những cảnh tượng huyễn hoặc hay thực tế cứ loang loáng xuất hiện rồi tan biến tựa như hoạt cảnh trên màn ảnh truyền hình. Y cố định tâm như cách các tu sĩ, nào là niệm Phật, trì chú, quán hơi thở… nhưng chẳng ăn thua gì. Y bèn ngồi dậy đi uống ly nước, dường như sự mát lạnh làm cho nhiệt độ trong người y hạ hỏa đôi chút, cảm giác dễ chịu lan tỏa. Y trở lại giường, kéo chăn lên tận cổ, cảnh vật chung quanh im lìm đến độ nghe cả nhịp tim thì thụp, không gian vắng lặng như thể nhường chỗ trình diễn trong tâm ý y, cảnh nhốn nháo lọan động lại tiếp diễn. Y không tài nào dẹp được những cảnh tuồng đang xuất hiện trên sân khấu tâm, miệng lẩm bẩm: “Cứ như thế này thì ta điên mất thôi!”

Cái tuồng tâm đang diễn lại cảnh tượng y giận dữ và thất vọng khi bị một văn sĩ đàn anh miệt thị:” Chú mày chỉ là hạng cò con tép riu, chưa xứng đáng ngồi chung chiếu đâu! Văn chú mày chỉ là thứ văn rẻ tiền, thô kệch. Chú mày đừng hòng kiếm ăn được bằng cái thứ văn đó, càng không có cửa để ghi danh chốn văn đàn.”. Y tức tối muốn khóc, đầu óc quay cuồng khi nghe được những lời này. Y đâu có ý định làm văn sĩ, cũng chưa hề có hy vọng kiếm sống bằng ngòi bút. Y cũng chẳng dự mưu hay toan tính ghi danh chốn văn đàn… Y viết chỉ là để giết thời gian rảnh rỗi, chỉ là để xả bớt những ý tưởng đang loạn động trong đầu. Thú thật y cũng có chút đam mê viết lách, những lúc cảm hứng trào dâng mà không viết thì thấy đầu óc rần rật, tay chân ngứa ngáy ngọ ngoạy lắm. Những lúc mà thấy cảnh nhiễu nhương của xã hội, tình đời tráo tráo trở, quốc gia hoạn nạn… thì y lại càng bị thôi thúc cầm bút lên. Y hiểu rõ ràng, viết văn không phải là cái nghề, thế gian này chẳng ai cho viết là cái nghề cả! Mặc dù thực tế thì cũng có một số người sống được bằng ngòi bút. Y tâm niệm, viết là cái nghiệp, những kẻ mang nghiệp chữ. Nghiệp nó hình thành và tích lũy từ những kiếp xa xưa, giờ nó bộc phát và khi viết thì lại gieo cái nghiệp chữ cho những kiếp mai sau. Cái nghiệp nó đeo đẳng như hình với bóng, đừng hòng mà tách rời, đã mang lấy nghiệp thì chỉ có hai cách, một là làm cho nó vơi nhẹ đi hai là làm cho nó sâu nặng hơn, hai cách này cũng là cách đổi nghiệp, chuyển nghiệp, hóa nghiệp. Người thế gian bị cái nghiệp sai sử, có ai được tự do hoàn toàn không bị nghiệp xui khiến?

Y không biết mình đã đọc được ở đâu đó câu nói: “lập thân tối hạ thị văn chương”, hình như là của nhà chí sĩ Phan Bội châu?. Y chẳng có lập thân bằng văn chương vì y có biết gì văn chương đâu mà lập, thân y còn chưa nên hình thì lấy gì mà lập? Y chỉ là gã cà lơ phất phơ, tâm trí nhiều đa đoan nên viết nhăng viết cuội những lúc chẳng biết làm gì cho hết thời gian. Không biết y phịa ra hay nghe lóm ở đâu mà bày đặc phán: “Nhất văn sĩ nhì đâm heo”. Điều nay xem ra cực đoan và thô quá! Văn sĩ mà ví với đâm heo thì tàn tệ hết sức, không chừng bị ném đá đến chết chứ chẳng phải chuyện chơi. Khi xưa cụ Nguyễn Văn Vĩnh, một nhà văn thời Pháp thuộc cảm thán: “Nhà văn An Nam khổ như chó”. Ấy là y nhớ mài mại chứ hổng dám đoan chắc đúng nguyên văn. Giả sử cụ Vĩnh có nói thế thì cũng không sao, vì cụ là nhà văn tiền chiến có tài, có tên tuổi, có số má trên văn đàn lẫn trường đời. Thời cụ Vĩnh sống, con người còn hiền lương, thật thà và chất phác; xã hội còn trọng văn trân chữ, người trong thiên hạ còn say mê đọc và yêu sách. Thời đại hôm nay khác xa rồi, mười người thì hết chín đã không còn đọc sách, xã hội có vô số phương tiện vui chơi giải trí, có bao nhiêu trò phục vụ thị hiếu nghe, nhìn của con người, nào là: Internet, mạng xã hội, ca nhạc trời trang, trò chơi điện tử, phim ảnh và bao nhiêu thứ hằm bà bằng khác. Thời đại hôm nay ai cũng chúi mũi chúi mắt vào cái điện thoại thông minh mà quẹt quẹt, hai người ngồi kề bên nhau chẳng ai biết ai, cả nhà quây quần bên bàn ăn cũng chẳng nói gì với nhau vì ai cũng cắm mắt vào màn hình điện thoại vừa nhìn vừa hý hoáy gởi tin nhắn hay trả lời. Internet và điện thoại thông minh là một thứ bùa mê thuốc lú, một sợi dây vô hình ràng buộc mọi người, không có ai thoát khỏi sự chi phối của nó. Hoàn cảnh như thế, thử hỏi còn ai đọc sách? Con người chẳng có thời giờ đâu mà đọc sách, giờ chỉ cần những dòng tin nhắn càng ngắn càng tốt, thậm chí càng ít ký tự càng hay, thậm chí đơn giản hóa ký tự, giờ những dòng tin nhắn của bọn trẻ cứ như chữ tượng hình của thời kỳ đồ đá, đồ đồng xa xưa. lớp trung niên hay già cả mà hiểu được chết liền!

Đâu chỉ có cụ Phan, cụ Vĩnh nói như thế, cụ Tản Đà cũng từng than thở và bất mãn:” Văn chương hạ giới rẻ như bèo”, thời của cụ là thời của chữ nghĩa sách vở, thời của văn chương thơ phú mà còn than thế huống chi là thời đại công nghệ kỹ thuật số hôm nay.

Y lại trở mình, ngồi dậy, lại lẩm bẩm: “Rõ vớ vẩn, khéo lo bò trắng răng! Việc của thiên hạ, của các văn sĩ, cứ để bọn họ lo” nói xong y nằm úp sấp xuống giường, y cảm thấy hai vai ê ẩm vì cả ngày hôm qua quần quật làm. Trong đầu y nảy ra ý nghĩ: “Giá giờ mà có em chân dài đấm bóp hay tẩm quất cho thì sướng nhỉ!”. Y thấy bạn bè ăn chơi tới bến, rượu bia, gái gú quanh năm mút mùa Lệ Thủy, còn y thì cứ quần quật cày rồi rị mọ viết nên cảm thấy tủi thân dễ sợ. Y đọc đâu đó: “Thân dơ, thọ khổ”, ừ thì dơ thật đấy! Mắt có ghèn, tai có ráy, mũi có nhờn, răng lưỡi có bựa, lỗ chân lông có mồ hôi, hạ thân có phẩn niếu… tóm lại là dơ dáy hôi hám lắm, cả ngày mà không tắm táp là biết liền. Nhiều kẻ trông bảnh bao là thế nhưng khi cởi giày vớ ra thì đến chuột cũng bịt mũi mà chạy. Biết thì biết vậy, nhưng mắt thấy mắt biếc má đào là mê ngay, thế mới biết từ chữ nghĩa đến thực hành nó có một khoảng cách xa lắm!. Y cũng hiểu lơ mơ thọ là khổ, thọ cái khổ thì khổ đã đành, ngay cả thọ cái sướng cũng là đi đến khổ, tỷ như thọ hưởng cái sắc ấy, sướng thật nhưng để được hưởng cái sướng ấy thì rất khổ và sau khi hưởng cái sướng rồi thì bao nhiêu phiền phức phát sanh, thế là khổ! Ừ thì khổ thật! Nhưng ở đời này mà không khổ mới lạ. Hôm nọ y nghe loáng thoáng: “Tâm vô thường”, giờ thì y thấm thía lắm, cả đêm nay cứ trằn trọc hoài, bao nhiêu ý nghĩ thay đổi trong đầu, bao nhiêu cảnh tượng diễn ra cứ như cái đèn kéo quân. Y nằm sấp, mắt vẫn nhắm nghiền nhưng không có ngủ, tâm ý thì thầm: “Tâm vô thường là đây nè! Tâm chủ tể tạo tác là đây chứ đâu! Ruột, gan, bao tử, phèo phổi… đã nghỉ ngơi mà cái tâm ý cứ loạn động như thế này.”

Y nằm nhớ lại chuyện gã văn sĩ đàn anh miệt thị nên cơn giận bùng phát và những chuyện đối đáp ùa về, cơ thể đã nghỉ ngơi nhưng tâm ý và não bộ chẳng nghỉ. Ngoài chuyện bị miệt thị ra, đầu óc y còn lo lắng chuyện đất nước nhiều hiểm nguy, xã hội nhiều nhiễu nhương. Y so sánh chuyện chữ nghĩa của các cụ ngày xưa với hiện thực bây giờ. Y tiếc rẻ: “Mình sanh nhầm thời đại và lộn quốc độ”, y lại dằn vặt mình hậu đậu, lạc hậu, mê lầm… Y thấy bạn bè thành đạt trong xã hội, ăn chơi suốt bốn mùa mát trời ông địa nên không khỏi ghen tị:” Chúng nó sướng thế! Sao mình bó thân chi cho khổ thế này?” thôi thì cứ thọ sướng đi rồi khổ , chứ cứ mãi thọ khổ thì khổ chồng khổ. Đời luôn biến dạng, thay đổi nên khổ lắm, rốt cuộc thì mọi người cũng đều đi đến cái khổ chung cuộc!

Y đập đập hai tay xuống nệm, ngồi dậy lần nữa, cái đầu tăng tăng như thế này thì sao ngủ được? Y tính uống viên thuốc an thần nhưng lại sợ: “Cứ lạm dụng thuốc hoài, e có ngày lệ thuộc thuốc, liều lượng cứ tăng đô dần lên thì có mà khổ chết!’ . Nghĩ thế nên thôi, không dùng thuốc, chỉ ngồi dậy uống cốc nước lọc. Y nghĩ: “Mình phải điều phục cái tâm, nếu để nó lọan động như ngựa chứng bất kham thì sẽ bị bệnh thần kinh chứ chẳng phải chơi”. Quả thật vậy! Cái thân thể y đã nghỉ ngơi rồi, duy chỉ có cái óc là không chịu nghỉ mà thôi, đêm nay cũng chẳng phải là lần đầu, đã vô số đêm như thế rồi. Não bộ hoạt động bất kể ngày đêm, ngày làm việc thì nó còn tạm yên, đêm về vừa nằm xuống là nó khởi dậy, nó xuất ra bao nhiêu ý tưởng, rồi hồi tưởng lại chuyện yêu chuyện ghét, chuyện buồn chuyện vui, mơ chuyện đông chuyện tây, tưởng chuyện cũ chuyện mới… Y biết điều phục tâm khó lắm, khó vô cùng, cái thân làm mệt thì nghỉ nhưng cái tâm nó chẳng chịu yên, nếu cái thân bệnh thì dễ chữa và sẽ hết chứ cái tâm bệnh thì khó chữa thậm chí vô phương. Y lăn qua lăn lại rồi nằm ngửa nhìn lên trần nhà, những lá cây lưỡi hổ hắt bóng trông nhọn hoắt như những lưỡi kiếm. Những lưỡi kiếm vô hình cắt đứt dòng tư tưởng đang loạn động tuôn trào trong đầu. Y chuyển ý nghĩ. Y khẳng định y không phải là văn sĩ cũng chả là thi sĩ nhưng y có quyền thưởng thức và nhận xét văn chương. Y thấy văn sĩ khổ công và lao tâm khổ tứ quá trời để sáng tác. Văn sĩ cần một lượng từ ngữ khổng lồ để viết nên tác phẩm, rồi cần phải nắm vững những quy tắc ngữ pháp, câu cú, phải biết sử dụng nhuần nhuyễn những biện pháp nghệ thuật ngôn từ như: Giả tá, tu từ, thậm xưng, ẩn ý, miêu tả, khái quát, trừu tượng… tóm lại là văn sĩ cực và cống hiến nhiều hơn thi sĩ. Thi sĩ chỉ cần một lượng từ ngữ tối thiểu là có thể viết được, vả lại thi sĩ cũng không phải đắn đo về câu cú, ngữ pháp từ đó không bị sợ lòi cái dốt về ngữ pháp. Làm thơ đôi khi càng khó hiểu, không thể hiểu càng tốt vì: “thưởng thức thơ là cảm chứ không phải hiểu cơ mà!”. Thời đại hôm nay nhà nhà làm thơ, người người làm thơ, ai cũng là thi sĩ cả. Người có năm ba loại thì thi sĩ cũng có năn bảy đường. Thơ xuất sắc cũng có, thơ hay cũng có nhưng thơ dở, thơ nhảm, thơ tầm phào thì nhan nhản đầy dẫy khắp nơi. Nếu họa sĩ vẽ tranh trừu tượng, siêu tưởng mà không ký tên thì thiên hạ chẳng biết treo dọc hay ngang cũng như không biết đâu là đầu đuôi xuôi ngược. Các thi sĩ làm thơ siêu tưởng, siêu thực, trừu tượng, hậu hiện đại, tân hình thức, cách tân… thì thiên hạ hiểu được chết liền! Y cũng có lần mom men đua đòi làm thơ tân hình thức:

“ … Con chim đen trùi

trũi đậu hàng rào dây kẽm

gai nhọn hoắt đâm nát trời

chiều chiếc quần lót đỏ

khé kế bên thủng một

lỗ

con chim hót ríu

rít hạnh phúc...”

Đại khái là như thế! Nhiều lúc đọc lại thơ của chính mình y không khỏi tủm tỉm cười: “Bố khỉ! Thơ với thẩn hiện đại với tân hình, vớ vẩn đến thế là cùng”. Ấy thế mà trên mạng xã hội bàn tán xôm tụ, nào là:” Tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực siêu tưởng, hình thái hậu hiện đại cấp tiến, tiêu biểu cho trào lưu cách tân giải phóng, phá vỡ mọi rào cản ngữ pháp để nghệ thuật thăng hoa...”. Đọc phải những lời khen và bàn tán này, y đâm hoang mang: “Có lẽ nào ta là thi sĩ? Có lẽ nào ta đã khai phóng nghệ thuật hiện đại? Có lẽ nào ta đã cách tân thơ?” vô số những “Có lẽ nào” nhảy múa trong đầu y. Y kiểm thảo lại thì thấy mình có biết quái gì thơ đâu, chẳng qua là quơ quào viết trong lúc táo bón, có biết khỉ mốc gì nghệ thuật đâu mà cách tân với tân hình thức! Y hoang mang thật sự, y đã nhập vào trào lưu tân hình thức, hậu hiện đại rồi chăng? Những trào lưu này đang phăng phăng cuốn trôi hết những thể loại thơ khác, đang rầm rộ cổ xúy tăng trọng và ca tụng hết lời. Y hoang mang quá, cực độ hoang mang, đầu óc dường như tỉnh như ngủ hẳn khi đụng chạm chuyện thơ.

Y vẫn quan niệm thơ là nghệ thuật ngôn từ, dùng chữ nghĩa để diễn tả cảm xúc nội tâm. Thơ là một hình thái sinh hoạt nghệ thuật thanh cao. Thơ được người phương tây xếp vào một trong bảy môn nghệ thuật. Thơ có từ rất sớm trong nền văn minh của nhân loại, những Kinh Thi của người trung Hoa, trường ca Iliad and Odyssey của Homer, một nhà thơ vĩ đại người Hy Lạp. Trường ca Marayana bằng tiếng Sanskrit của người Ấn Độ. Trường ca Đam San của người Gia Rai – Ê Đê ở Tây Nguyên nước Việt… Một số kinh kệ của Phật giáo cũng là một dạng thơ ca, nhất là những kinh kệ Phật giáo sơ kỳ. Bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh có đến bốn mươi vạn bài kệ mà mỗi bài kệ có bốn câu, một khối lượng khổng lồ, dù chỉ đọc lướt qua cũng khó có lòng đọc hết. Còn trong văn học dân gian thì có cả một kho tàng ca dao, dân ca… Thật chẳng có ai có thể thống kê từ xưa đến nay có bao nhiêu bài thơ được viết ra, bao nhiêu nhà thơ trong lịch sử loài người. Tộc Việt là một trong những tộc thích thơ, khoái thơ, nhiều người làm thơ, thậm chí có người còn xem nước Việt là một cường quốc thơ, một nền thơ hoành tráng, một gia tài thơ rừng rực sức chiến đấu, một sự nghiệp thơ được sự lãnh đạo kiên định và chỉ đạo sáng suốt nhất nhân loạị. Có thể xem việc làm thơ, thưởng thức thơ là một hoạt động văn hóa của những kẻ có tâm hồn, tiếc thay thơ nước Việt thời đại bây giờ rực rỡ quá, chói lòa quá nên y thấy mình không đủ khả năng để thấy .

Nghĩ đến đây y chợt giật mình khi nhớ lại lịch sử loài người có những bạo chúa cũng làm thơ, những hạng cường sơn thảo khấu cũng viết thơ và thời đại hôm nay có những tay độc tài tàn bạo, nổi tiếng khát máu cũng làm thơ, thậm chí sính thơ. Kẻ đầu tiên và tiêu biểu nhất có lẽ là bạo chúa Nero, y là tay khát máu và ái kỷ, y hạ lệnh đốt cháy và xả nước ngập thành Rome. Dân chúng chết trong kinh hoàng hoảng loạn thì y ngồi trên đài cao gảy đàn lute ca hát và làm thơ: “Lửa, lửa cháy đẹp rực rỡ”. Bên Tàu cũng có những bạo chúa như Minh Thái Tổ, Hán Cao Tổ… rất ghét tầng lớp nho sĩ trí thức, từng làm nhục họ, đốt sách nhưng cũng rất sinh làm thơ. Bạo chúa Tần Thủy Hoàng cũng đốt sách chôn nho nhưng không thấy sử sách nói y làm thơ. Thời hiện đại thì có những tay độc tài khét tiếng như: Mussolini ( Italy) cũng sính thơ, y chủ trương kiểu tổ tiên y là Nero: “hãy để nghệ thuật thăng hoa dù cho thế giới có bị hủy diệt”. Stalin cũng sính thơ và màu mè, y chính trị hóa thơ một cách thô bạo: “Sẽ là chuyện hiển nhiên/một khi bị vùi xuống đất đen/ Người bị áp bức/ cố vươn đến đỉnh núi thiêng...”, Mao Trạch Đông rất ghét trí thức và người có học, từng tuyên bố:” Trí thức không bằng một cục phân” nhưng cũng làm thơ: “Với ngòi bút và thanh gươm/ với lòng dạ sắt son nhất/ được muôn người kính sợ/ tiếng đồng thanh tung hô và ca tụng...”, học trò của y là Polpot cũng làm thơ, Polpot rất thích thơ Verlaine, mặc dù vậy, khi cướp được quyền hành thì y giết sạch những người có học. Xứ mình cũng có những tay độc tài thích làm thơ, đòi nhét dao găm, mã tấu, dép râu, lựu đạn vào thơ, đòi thơ phải có sắt thép, máu lửa...Thật tội cho thơ! Ấy là chưa nói đến một loại thơ nâng bi, tâng bốc nó bốc mùi không chịu nổi! Thơ vốn hay, đẹp, cao quý bị biến thành những thứ bầy nhầy để phục vụ chính trị và để kiếm cơm. Y đọc thử một đoạn thơ tâng bốc xem sao:

“… Lãnh tụ anh minh sáng suốt

triều đình tài ba làm được việc tuốt tuồn tuột

quốc gia có bao giờ được thế này chăng?

lãnh tụ sống vĩnh hằng

mình có thế nào thì người ta mới mời mình

đông phương hồng bất bại

anh em ta vô địch thiên hạ...”

Sau những vần thơ ấy là những lời bình đại loại như: “Thơ không được phép ủy mị, sướt mướt tình cảm kiểu tiểu tư sản. Thơ phải quyết liệt xông lên tiêu diệt kẻ thù, phải cứng rắn như thép, không được thỏa hiệp. Thơ phải là đòn gánh, đòn bẩy, đòn xeo, đòn xóc, trục quay để đập tan thế lực phản động, thế lực thù địch...”

Y thấy tim se sắt, không dám đọc tiếp, nếu mà đọc nữa thì e tẩu hỏa nhập ma, đơn giản hơn nữa thì Tào Tháo rượt chạy có cờ. Nghĩ đến đây thì mắt ráo hoảnh, y biết mình may mắn vì không phải là văn sĩ, thi sĩ cũng chẳng phải là chí sĩ, nhân sĩ hay bất cứ sĩ gì nên không ngửa cổ lên trời mà cười khàn ba tiếng rồi khóc tu tu ba tiếng. Y biết mình là một gã mất ngủ vì cái đầu óc hoạt động không nghỉ, cái tậm đang xôn xao trạo cử, chỉ thế thôi, đơn giản thế thôi, đơn giản tưởng chừng như đang giỡn. Đồng hồ trên tường ngoài phòng khách thong thả đính đon gõ chuông. Trời! hai giờ sáng rồi mà chưa ngủ được. Y cảm thấy bụng cồn cào đói bèn mò xuống bếp kiếm cái gì đó ăn dặm, cũng may cho y, mai là ngày nghỉ cuối tuần.

07/2021
TIỂU LỤC THẦN PHONG
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.127 giây.