Con người và những niềm tin thông thường:
Con người là một sinh vật sống có trí khôn, nhờ trí khôn mà chúng ta xây dựng được nền văn minh. Tuy
nhiên không hiểu vì đâu, trong não con người lại có những vết lõm của tư duy. Nếu chịu khó quan sát,
chúng ta sẽ thấy rất nhiều điều con người mặc nhiên cho là nó đúng, ít ai chịu đặt câu hỏi để đi tìm hiểu
ngọn nguồn đúng sai.
Đây chính là những niềm tin thông thường, rất nhiều niềm tin thông thường lại là sai lầm. Những niềm tin
thông thường sai lầm như những sợi dây vô hình trói buộc loài người vào bể khổ của trần gian.
Cách mạng suy tưởng và văn minh:
Cách mạng suy tưởng là tiền đề của cách mạng tư tưởng. Cách mạng tư tưởng là bệ phóng cho cách
mạng thực ở ngoài xã hội. Có cách mạng tư tưởng đúng mới có cách mạng xã hội đúng.
Con người cần có cách mạng tư tưởng, cần cãi vã, thậm chí “giết nhau” trong tư tưởng để ngoài đời
không phải giết nhau.
Châu Âu đi vào con đường văn minh như ngày nay cũng bắt đầu bằng cuộc cách mạng suy tưởng. Lịch
sử Châu Âu cho ta thấy, suốt hơn 1000 năm, Châu Âu chìm đắm trong đêm trường trung cổ với niềm tin
rằng Chúa sáng tạo ra thế giới, trái đất là trung tâm của vũ trụ, mặt trời phải quay quanh nó. Đó là một
niềm tin bất biến, một điều tuyệt đối đúng, không cần phải tranh cãi. Niềm tin đó là tiền đề để các vị Vua
dựa vào Chúa mà cai trị, nô dịch dân chúng.
Châu Âu bắt đầu cuộc cách mạng suy tưởng với một con người nhỏ bé nhưng có trí tuệ suy nghĩ độc
lập: Nicolaus Copernicus. Ông đã suy tưởng với câu hỏi “tại sao trái đất quay quanh mặt trời mà không là
ngược lại”? Sự suy tưởng của ông dẫn đến nhận thức đúng về vụ trụ là trái đất phải quay quanh mặt trời,
điều mà ngày nay đã trở thành kiến thức khoa học hiển nhiên. Cuộc cách mạng suy tưởng này đã đưa
đến sự đánh đổ thần quyền, mở ra kỷ nguyên khai sáng, đưa Châu Âu tiến vào thời đại văn minh rực rỡ
như ngày nay.
Phương Uyên và cuộc cách mạng suy tưởng ở Việt Nam:
Câu nói của Phương Uyên tại phiên tòa hôm qua có thể sẽ đi vào lịch sử: “Tôi không cần giảm án. Tôi
chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống ĐCS không phải chống phá đất nước, dân tộc.
Các ông đừng đánh đồng”.
Lý luận gãy gọn, sắc bén, có sức mạnh ngàn cân, không gì lay chuyển nổi! Trong tòa án bưng bít, em
đứng cô độc giữa một rừng cường quyền nhưng em đã không sợ, tiếng nói em là chân lý; không ai,
không thế lực nào cãi được. Có chăng là ngụy biện lòng vòng hòng né tránh. Theo tôi, chỉ những ai thiểu
năng trí tuệ hay không biết nhục vì miếng ăn mới dám nói.
Em đã đánh đổ niềm tin “thần quyền” mang tên ĐCS ở Việt Nam!!!
Mối quan hệ giữa Đảng và tổ quốc không chỉ đến lúc này mới đặt ra. Vấn đề này từ lâu đã được nhiều
chuyên gia pháp lý, nhiều nhà đấu tranh, nhiều luật sư đặt ra. Tuy nhiên, với Phương Uyên nó đã thành
quả bom nổ tung, thổi bay vỏ bọc giả dối, ngụy biện mà ĐCS uy quyền tuyệt đối lâu nay cố tình lập lờ
đánh lận con đen, bôi trát đủ thứ “vôi vữa” rẻ tiền dựng lên.
Câu cuối “Các ông đừng đánh đồng” như một lời mắng từ sự hào sảng của tuổi trẻ, của trí tuệ đối với sự
mê muội, sự ngụy biện và lợi ích thấp hèn.
Kể từ đây, những ngụy biện kiểu: “yêu nước là yêu CNXH”; “Đảng là tổ quốc; đảng là đất nước”; “chống
Đảng là chống nhân dân, chống đảng là có tội”;…. sẽ không còn đất dung thân.
Hãy tiếp bước Phương Uyên:
Chúng ta hãy nối tiếp tiếng nói Phương Uyên, hãy chung ta thúc đẩy một cuộc cách mạng suy tưởng.
Hãy làm cho người dân, càng nhiều càng tốt bắt đầu băn khoăn với những điều lâu nay họ luôn cho là
đúng hay thờ ơ: Đảng và Tổ quốc có là một? Để Đảng và nhà nước lo liệu có đúng? Tại sao ông TBT
dân không bầu mà lại có nhiều quyền đến thế? Nước ta có phải là một nước độc tài không?….
Từ những câu hỏi như vậy sẽ làm bật dậy cuộc cách mạng suy tưởng, người dân sẽ biết đâu là chân lý,
đâu là sự thật; đâu là ngụy tạo dối trá. Đây chính là quá trình khai dân trí.
Nhớ Trần Huỳnh Duy Thức:
Trong cuốn sách “Trần Huỳnh Duy Thức & con đường nào cho Việt Nam”, ông Trần Huỳnh Duy Thức,
sau khi phân tích những bế tắc của đất nước, cũng đã đề xuất một cuộc cách mạng suy tưởng với nội
dung lấy quyền con người làm trọng tâm. Ông cho rằng hãy dẫn dắt dân chúng suy tưởng về chủ đề
“quyền con người” với những câu hỏi “quyền con người là gì? Tại sao quyền con người cần được bảo
vệ trên hết và bình đẳng? Tại sao quyền con người có trước nhà nước? Tại sao chính quyền được lập
ra là nhằm bảo vệ quyền con người? Tại sao bảo vệ quyền con người sẽ dẫn đến sự thịnh vượng cho
dân tộc?…
Từ những câu hỏi trên sẽ dẫn đến cuộc cách mạng suy tưởng về quyền con người và chính nó sẽ là bệ
phóng cho cuộc cách mạng dân chủ. Thật đáng tiếc là điều đó chưa kịp diễn ra thì ông đã bị chính
quyền bắt giam với án 16 năm tù. Không phải tự nhiên ông bị án nặng đến thế? Chính quyền biết ông là
người có trí tuệ, có chiến lược nên án dành cho ông rất nặng là điều dễ hiểu.
Và cũng thật đáng tiếc, ông Lê Thăng Long cùng PT CĐVN với sứ mệnh tiếp nối cuộc cách mạng suy
tưởng này nhưng cho đến nay vẫn chưa được dân chúng nhận ra cái thâm ý mà ủng hộ, cổ võ để PT lớn
mạnh như kỳ vọng.
© Nguyễn Văn Thạnh (Danchimviet)