logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/07/2021 lúc 09:13:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trung Quốc xem việc họ khống chế được đại dịch như là sự ưu việt so với các nước dân chủ.

Trong khi thế giới phải để tâm tới virus corona, một số chuyện như thế này đã xảy ra: Hungary cấm nói công khai về đồng tính; Trung Quốc đóng cửa tờ báo ủng hộ dân chủ cuối cùng của Hong Kong; chính phủ Brazil ca ngợi chế độ độc tài; và Belarus đã “cướp” máy bay chở khách để bắt giữ một nhà báo.
Một số nhà nghiên cứu và nhà hoạt động tin rằng COVID-19 đã làm thế giới mất quá nhiều công sức và các quốc gia bị cô lập với nhau, điều này có thể đã khiến cho chủ nghĩa chuyên chế và chủ nghĩa cực đoan lớn mạnh nhanh chóng trên toàn cầu.
Theary Seng, một luật sư nhân quyền người Mỹ gốc Campuchia, cho rằng: “COVID là cơ hội trong mơ của một kẻ độc tài”. Luật sư này từng bị truy tố về tội phản quốc tại quốc gia mang danh dân chủ ở Đông Nam Á, nơi Thủ tướng Hunsen đã nắm quyền hơn 3 thập kỷ.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cáo buộc rằng chính phủ Campuchia sử dụng đại dịch này làm vỏ bọc để bỏ tù các đối thủ chính trị mà không cần tuân theo quy trình pháp lý.
Về việc chống đối chính phủ, luật sư Seng cho rằng "Nỗi sợ hãi COVID, cả về mặt bệnh dịch cũng như là một vũ khí chính trị, về cơ bản đã hạn chế đáng kể khả năng đi lại, thành ra không thể hình thành một cuộc tụ tập hoặc một phong trào".
Nền y tế công toàn cầu rơi vào tình trạng khẩn cấp có quy mô lớn nhất trong vòng một thế kỷ trở lại đây, điều này đã trao quyền lực cho chính quyền và hạn chế đời sống của hàng tỷ người.
Luke Cooper, một nhà nghiên cứu thuộc Trường Kinh tế London (LSE) và là tác giả cuốn sách “Nền chuyên chế lây lan”, nói rằng những nguồn lực kinh tế, y tế và xã hội khổng lồ được đổ vào để chống lại đại dịch cũng đồng nghĩa là “nhà nước quay trở lại với tư cách là lực lượng quản lý xã hội và cung cấp hàng hóa công”.
Người ta đã đẩy mạnh các hạn chế đối với quyền tự do dân sự hoặc các đối thủ chính trị trong thời kỳ đại dịch ở một số châu lục.
Trong một thập kỷ ở Hungary, Thủ tướng theo chủ nghĩa dân tộc bảo thủ Viktor Orban đã hạn chế truyền thông và tự do tư pháp, chỉ trích chủ nghĩa đa văn hóa và công kích những di dân Hồi giáo, xem họ như một mối đe dọa đối với bản sắc Cơ đốc của châu Âu.
Trong thời đại dịch, chính phủ của Orban đã đưa ra một dự luật về quyền hạn khẩn cấp cho phép chính phủ thực thi các nghị quyết mà không cần quốc hội phê duyệt – trên thực tế là cho phép cai trị bằng sắc lệnh. Vào tháng 6, họ đã thông qua luật cấm chia sẻ nội dung mô tả đồng tính luyến ái hoặc chuyển đổi giới tính với người dưới 18 tuổi. Chính phủ tuyên bố mục đích là để bảo vệ trẻ em khỏi những kẻ ấu dâm, nhưng thực tế là cũng cấm thảo luận về khuynh hướng tình dục và bản dạng giới trong trường học và các phương tiện truyền thông.
UserPostedImage
Người dân biểu tình ở Budapest để phản đối luật chống LGBTQ.

Chính phủ bảo thủ của Ba Lan đã cắt xén các quyền của phụ nữ và người đồng tính. Hồi năm ngoái, một tòa án do chính phủ kiểm soát ra phán quyết gần như hoàn toàn cấm phá thai, gây ra một làn sóng phản đối bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người trong thời kỳ bùng phát virus.
Tại Ấn Độ, nền dân chủ lớn nhất thế giới, Thủ tướng Narendra Modi theo chủ nghĩa dân túy bị cáo buộc là cố gắng bịt miệng những tiếng nói chỉ trích việc chính quyền của ông ứng phó với làn sóng đại dịch tàn bạo đã xé toang đất nước trong tháng 4 và tháng 5. Chính phủ của ông đã bắt bớ các nhà báo và ra lệnh cho Twitter gỡ bỏ các bài đăng chỉ trích việc xử lý dịch sau khi chính phủ ban hành các quy định bao trùm giúp họ có nhiều quyền lực hơn để giám sát các nội dung trên mạng.
Thậm chí kể cả trước khi xảy ra đại dịch, Đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc Hindu của Modi đã bị những người chống đối cáo buộc là trấn áp bất đồng chính kiến và đưa ra các chính sách nhằm cải tạo nền dân chủ đa tín ngưỡng thành một quốc gia theo Ấn Độ giáo, phân biệt đối xử với người Hồi giáo và các nhóm thiểu số khác.
Tại Nga, chính phủ của Tổng thống Vladimir Putin sử dụng đại dịch này làm cái cớ mới nhất để bắt giữ các nhân vật đối lập. Nhân vật đối lập Alexei Navalny bị bỏ tù, các cộng sự của Navalny bị quản thúc tại gia. Chính quyền cáo buộc rằng các cuộc biểu tình đông đảo phản đối vụ bắt giữ ông Navalny đã vi phạm các quy định về tụ tập đông người.
Ở nước láng giềng Belarus, dù đã giữ chức vụ trong 1/4 thế kỷ, Tổng thống chuyên chế Alexander Lukashenko đã kéo dài thêm thời gian nắm quyền sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 8/2020 mà phe đối lập - và nhiều nước phương Tây - cho là đã có gian lận. Các cuộc biểu tình lớn nổ ra đã bị đáp trả bằng hơi cay, đạn cao su và nhiều vụ bắt giữ hàng loạt.
Sau đó, vào tháng 5, một máy bay của hãng Ryanair bay từ Athens đến Vilnius đã buộc phải hạ cánh xuống thủ đô Minsk của Belarus sau khi phi hành đoàn được thông báo là có một mối nguy trên máy bay. Một hành khách là nhà báo đối lập Raman Pratasevic đã bị đưa xuống máy bay cùng với bạn gái và bị bắt giữ.
Các quốc gia phương Tây gọi việc bắt máy bay phải chuyển hướng là hành động không tặc trắng trợn và họ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Belarus, nhưng những điều đó dường như không thể khiến Lukashenko thay đổi cung cách và càng làm rõ thêm điểm yếu của các nền dân chủ trong việc đối đầu với các chế độ cứng rắn. Các hành động của Hungary đã thu hút nhiều lời lẽ phê phán từ các nhà lãnh đạo đồng cấp của Liên hiệp châu Âu, nhưng khối 27 quốc gia này không có phản ứng thống nhất đối với các chế độ cấm đoán như ở Hungary hoặc Ba Lan.
UserPostedImage
Belarus bị chỉ trích vì buộc một máy bay của Ryanair hạ cánh để bắt giữ một nhân vật đối lập.

Ngay cả trước khi COVID-19 xuất hiện, chủ nghĩa cực đoan vẫn tiến tới.
Cooper thuộc trường LSE nói: “Trong 15 năm qua, nền chính trị chuyên chế đã nhân rộng ra khắp thế giới. Có cảm giác là nền dân chủ rất mong manh. Nền dân chủ không có tầm nhìn rõ ràng về những gì nó đang cố thực hiện trong thế kỷ 21".
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 chứng kiến việc các chính phủ bơm hàng tỷ đô la vào các ngân hàng liêu xiêu, cuộc khủng hoảng đó đã làm lung lay niềm tin vào trật tự thế giới phương Tây. Và sau đó là những năm suy thoái và chính phủ thắt lưng buộc bụng, điều đó đã thúc đẩy chủ nghĩa dân túy ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Ở Trung Quốc, nhà cầm quyền coi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 là bằng chứng cho thấy họ mới là người đang đi đúng hướng, chứ không phải các nền dân chủ trên thế giới.
Nhà sử học Rana Mitter, giám đốc Trung tâm Trung Quốc thuộc Đại học Oxford, cho rằng cuộc khủng hoảng đã thuyết phục chính phủ cộng sản Trung Quốc rằng “phương Tây không còn có thể dạy dỗ họ được nữa”. Kể từ đó, Bắc Kinh ngày càng gia tăng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài đồng thời trấn áp phe đối lập bên trong biên giới của họ.
Trong những năm gần đây, hàng trăm nghìn người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo bị giam giữ trong các trại cải tạo ở vùng Tân Cương, miền tây Trung Quốc. Các nhà hoạt động và những người từng bị giam giữ cáo buộc rằng ở đó, chính quyền thực thi lao động cưỡng bức, kiểm soát sinh sản cưỡng bức và tra tấn có hệ thống. Ngược lại, phía Bắc Kinh mô tả các trại này là trung tâm dạy nghề.
Bắc Kinh cũng đã thắt chặt kiểm soát đối với Hong Kong, ngăn chặn bất đồng chính kiến ở thuộc địa cũ của Anh. Những người biểu tình, các nhà phát hành và nhà báo chỉ trích Bắc Kinh bị bỏ tù và tờ báo ủng hộ dân chủ cuối cùng còn lại, Apple Daily, ngừng xuất bản hồi tháng 6 sau vụ bắt giữ các biên tập viên và giám đốc điều hành hàng đầu của báo.
Khi virus corona lần đầu xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, nhà chức trách phản ứng kiên quyết - song không minh bạch - bằng các biện pháp phong tỏa chặt chẽ để không chế virus.
Nhà sử học Mitter nói rằng đại dịch đã củng cố một quan điểm - trong số nhiều dân thường Trung Quốc, cũng như các nhà lãnh đạo của đất nước - đó là “cách thức thế giới dân chủ đối phó với virus có gì đó rất sai, rất kém, trong khi Trung Quốc đã làm đúng”.
Ông nói thêm: “Điều đó hiện đang được sử dụng rất nhiều như một bài học, không chỉ về đại dịch mà còn về phẩm chất của chế độ Trung Quốc đối lập lại với các hệ thống của các nước theo chủ nghĩa tự do”.
Năm ngoái, lệnh giới nghiêm và hạn chế đi lại cũng trở nên phổ biến trên khắp châu Âu. Những người ở Pháp cần xuất trình một tờ khai đã ký để đi hơn 1 km tính từ nhà. Và người Anh bị pháp luật cấm đi nghỉ ở nước ngoài, cùng lúc, một số người tham dự lễ cầu nguyện ở London cho một phụ nữ bị sát hại đã bị bắt vì tụ tập bất hợp pháp.
Các nhà lập pháp Anh đã bày tỏ quan ngại về phạm vi quyền hạn khẩn cấp của chính phủ thuộc đảng Bảo thủ, nhiều thẩm quyền được thông qua mà không có tranh luận tại Quốc hội.
Ann Taylor, một chính trị gia thuộc Công đảng đối lập, và là chủ tịch Ủy ban Hiến pháp Thượng viện, nói: “Kể từ tháng 3/2020, chính phủ đã ban hành rất nhiều luật mới, phần lớn số đó làm thay đổi cuộc sống thường nhật và đưa ra những hạn chế chưa từng có đối với các hoạt động thông thường. Thế nhưng sự giám sát của quốc hội còn rất hạn chế đối với những quyết định chính sách quan trọng này".
Các chính trị gia và các cơ quan tình báo ở phương Tây cũng đã cảnh báo về mối đe dọa từ các thuyết âm mưu về virus corona gắn với các lời lẽ cực đoan hiện thời. Nhiều quốc gia đã chứng kiến các cuộc biểu tình quy mô lớn chống phong tỏa, chống khẩu trang, chống vắc-xin với sự tham gia hỗn độn của những người cực hữu, cực tả và các thể loại người theo thuyết âm mưu.
UserPostedImage
Một cuộc biểu tình chống vắc-xin ở Anh trở nên hỗn loạn.

Chính phủ Anh đã cảnh báo về “những kẻ cực đoan lợi dụng cuộc khủng hoảng để gieo rắc sự chia rẽ và phá hoại kết cấu xã hội của đất nước chúng ta”, bên cạnh đó là các nhóm thù hận khác nhau đổ lỗi cho người Hồi giáo, người Do Thái và công nghệ điện thoại 5G gây ra đại dịch.
Nhưng đang có dấu hiệu về cuộc phản công. Đại dịch cũng đã thúc đẩy niềm tin vào các nhà khoa học và đẩy mạnh đòi hỏi về vai trò lãnh đạo chính trị có trách nhiệm giải trình nhiều hơn.
Ở Hungary, một trong những nước có tỷ lệ tử vong do virus corona tính theo đầu người cao nhất thế giới, ngày càng nhiều người phản đối các chính sách về đại dịch của chính phủ và việc chính phủ đẩy mạnh nền chuyên chế, và hàng nghìn người đã xuống đường ủng hộ quyền tự do học thuật và quyền LGBT. Tiến tới cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào năm 2022, một liên minh đối lập gồm 6 chính đảng đã đoàn kết để cố lật đổ đảng Fidesz của Orban.
Người ta có thể thấy cả chủ nghĩa cực đoan lẫn sự phản kháng ở Brazil, nơi mà Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro tỏ ra nhớ nhung chế độ độc tài quân sự kéo dài hai thập kỷ ở đất nước này và năm ngoái đã tham dự các cuộc biểu tình chống lại ngành tòa án và Quốc hội. Ông ta nói rằng virus corona chỉ là “bệnh cúm vớ vẩn”, tỏ ý nghi ngờ về hiệu quả của vắc-xin và phản đối các hạn chế về kinh tế và xã hội.
Renato Meirelles, giám đốc công ty khảo sát dư luận Locomotive Institute của Brazil, nói rằng chủ nghĩa chuyên chế đã phát triển thông qua “chiến lược tin giả và tấn công vào sự thật khách quan. Bước tiếp theo sẽ là nghi ngờ về bỏ phiếu điện tử, và từ đó nghi ngờ về kết quả của cuộc bầu cử tiếp theo”.
Cho đến nay, Bolsonaro bị các định chế của Brazil, đặc biệt là Tòa án tối cao, kiềm chế. Tòa tối cao đã chặn đứng việc ông ta ngăn cản các tiểu bang và thành phố thực thi các quy định hạn chế để kiềm chế COVID-19, và tòa đã ra lệnh điều tra về việc chính phủ ứng phó với đại dịch. Và rốt cuộc các cuộc biểu tình đã tràn ra đường phố. Hai lần trong tháng qua, người biểu tình đã tuần hành ở hàng chục thành phố trên khắp đất nước.
Claudia Maria, một người biểu tình ở Rio de Janeiro, cho biết: “Tôi có mặt ở đây để đấu tranh cho quyền của những người khó khăn, quyền của con tôi, quyền được sống của tôi, để có vắc-xin cho tất cả mọi người”.
Tại Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden đã đi xa khỏi chủ nghĩa dân túy của ông Donald Trump, nhưng một Đảng Cộng hòa trở nên cực đoan hóa bởi những người ủng hộ cựu tổng thống vẫn có đủ mọi cơ hội để giành lại quyền lực.
Cooper, thuộc trường LSE, cho rằng làn sóng của chủ nghĩa chuyên chế sẽ không thoái trào sớm.
Ông nói: “Đây là cuộc đấu tranh giữa nền dân chủ và chủ nghĩa chuyên chế và cuộc đấu này sẽ kéo dài hàng thập kỷ”.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.