logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/07/2021 lúc 09:16:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Quốc kỳ bên ngoài tòa nhà ASEAN tại Indonesia. Hình minh họa.

Chính trị quốc gia và quốc tế: Phân hóa và phi dân chủ tại Đông Nam Á
Trước thái độ hung hăng, uy hiếp ngày càng lộ liễu của Trung Quốc về mặt chính trị, ngoại giao và kinh tế, đối với các quốc gia trong vùng và toàn thế giới, vai trò của các quốc gia tại Đông Nam Á càng trở nên quan trọng.
Chính sách đối ngoại thích hợp cho hoàn cảnh mỗi quốc gia là quan trọng, nhất là trước các hiểm họa bên ngoài. Nhưng để đối ngoại thì sức mạnh quốc gia phải có, và thế liên minh với các quốc gia trong vùng và quốc tế phải vững.
Chính trị quốc gia và quốc tế mang tính liền lạc như thế. Nó không thể tách rời trong mọi thời đại, nhất là toàn cầu hóa và công nghệ thông tin như hiện nay.
Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia thành viên: Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Mã Lai, Singapore, Nam Dương, Phi Luật Tân, Brunei và Đông Timor (Timor-Leste).
Freedom House phân tích và cho điểm các quốc gia này về tự do toàn cầu, và tự do Internet, trong bản báo cáo năm 2021, như sau:
UserPostedImage
Bản phân tích và cho điểm về tự do toàn cầu và tự do internet 2021 của các quốc gia Đông Nam Á, do Freedom House thực hiện.

Ngoại trừ Timor-Leste được đánh giá là tự do, và Mã Lai, Nam Dương, Phi và Singapore là phần nào tự do, tất cả các nước còn lại đều độc tài bằng hình thức này hay khác.
Trong 11 quốc gia này, Việt Nam đứng hạng 10, thấp nhất về tự do chính trị (3/40) và tự do dân sự (16/60), chỉ trên nước Lào. Tự do chính trị của Việt Nam là gần con số không to tướng. Năm 2020, Việt Nam được 20 điểm, cao hơn một điểm. Nghĩa là ngày càng tồi tệ hơn. Tự do mạng cũng không có.
Thể chế và văn hóa chính trị của một quốc gia mang tính quyết định đối với sự sống còn của quốc gia đó. Khả năng cạnh tranh, khả năng quản lý những thay đổi lớn lao và cấp bách trong thời đại nay, và khả năng đối phó với mối đe dọa bên ngoài, mang tính quyết định. Để có được khả năng này, nó đòi hỏi sức mạnh tập thể.
Sức mạnh của một tập thể, một tổ chức, hay một cộng đồng, không dựa vào một hay vài người quản lý, lãnh đạo. Nó phải là sức mạnh chung của từng cá nhân trong tập thể đó, và sự tương thuận, hòa hợp cho mục tiêu chung của tổng thể. Tóm lại, nhân hòa là chìa khóa. Lãnh đạo chỉ đóng vai trò điều hợp và lèo lái nỗ lực chung để đến mục đích vạch ra trong thời gian ngắn nhất có thể, và biết tránh thực hiện những điều gây tác hại cho mục tiêu lâu dài. Trên bình diện quốc gia, sức mạnh là sự tổng hợp nguồn lực về khả năng của quốc gia đó, từ vật chất đến tinh thần, không phải chỉ là một nhóm người hay một đảng cầm quyền nào đó, mà là của toàn dân. Những công dân có ý thức, hiểu biết, và tinh thần trách nhiệm là yếu tố cần cho nền thịnh vượng chung.
Trên nền tảng như thế, chỉ có thể chế chính trị dân chủ cấp tiến trong đó tôn trọng quyền con người, nhất là sự tự do của mỗi người, mới có được những công dân nói trên. Không có nhân quyền và nền tảng pháp quyền thì người dân không thể phát triển lành mạnh. Quốc gia cũng vậy.
Trong thời đại cạnh tranh chiến lược đang gia tăng cao mức như hiện nay, các nước như Trung Quốc, Nga và các thể chế độc tài vì quyền lợi mà bất chấp luật lệ, chuẩn mực và định chế (rules, norms and institutions). Trung Quốc luôn dùng các định chế quốc tế để làm bàn đạp cho mục tiêu của mình, như WTO, hay để vô hiệu hóa các nỗ lực nào đang cản trở bước tiến của mình, như khi làm một thành viên trong Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Vấn đề là, nếu các nước lớn không lên tiếng bảo vệ luật lệ, chuẩn mực và định chế, cũng như bảo vệ quyền lợi của các nước nhỏ, thì sau cùng những nước như Trung Quốc sẽ tự tung tự tác như chỗ không người, và các định chế quốc tế không còn giá trị nào nữa.
Tuy nhiên các nền dân chủ hàng đầu như Úc, Anh, Canada, New Zealand và Mỹ hiểu sâu sắc rằng Trung Quốc đã lợi dụng mọi luật lệ, chuẩn mục và định chế để trỗi dậy trong thời gian qua. Đứng trước thách thức này, các nền dân chủ hàng đầu có ba lựa chọn: một, rút ra khỏi các định chế mà họ đã dầy công xây dựng hơn 7 thập niên qua, để thành lập các định chế quốc tế khác phục vụ cho mục tiêu của mình hơn; hai, tiếp tục củng cố các định chế này để gia tăng trách nhiệm giải trình, bởi vì cho dù nó không hoàn hảo hiện nay, lợi vẫn nhiều hơn hại; ba, chọn phương án 2, nhưng đồng thời đẩy mạnh mặt trận ngoại giao, ủng hộ các định chế vùng/quốc tế, và nhất là hỗ trợ cho các quốc gia kiện toàn các cấu trúc quốc nội để ngày càng có khả năng và sự kiên trì trước áp lực địa chính trị vùng.
Xu hướng số ba đang có vẻ chiếm được sự ủng hộ ngày càng nhiều, thể hiện qua Hội nghị Thượng đỉnh G7 mới đây.
Vì hiểu được tầm quan trọng của luật lệ, chuẩn mực và định chế trong chính trị quốc tế, nhất là khi chính mình và các quốc gia trong vùng đang bị thách thức bởi mối hiểm họa to lớn Trung Quốc, chính quyền Úc đã vạch ra sách lược ngoại giao cho mình vào năm 2017. Chính sách Đối ngoại năm 2017 kêu gọi nước Úc hỗ trợ một “Đông Nam Á ngày càng thịnh vượng, hướng ngoại, ổn định và kiên trì”. Bộ Ngoại giao Úc DFAT đã tài trợ hơn 2 triệu đô la cho trường đại học ANU trong ba năm qua, từ năm 2018 đến 2020, để nghiên cứu chiến lược hỗ trợ một trật tự dựa trên luật lệ tại Đông Nam Á, có tên SEARBO (Supporting the Rules-Based Order in Southeast Asia).
Các học giả chuyên gia về chính trị học nhận định rằng, mặc dầu mục tiêu của dự án là để duy trì và phát huy một trật tự dựa trên luật lệ trong vùng, sự nghiên cứu cho thấy việc thúc đẩy xây dựng những cấu trúc trong nước phục vụ cho một trật tự như vậy là vô cùng quan trọng. Nói cách khác, để có thể đối phó một cách chiến lược với các xu hướng phi cấp tiến/tự do ở phần lớn khu vực, Úc có thể tập trung nhiều hơn vào việc hỗ trợ, nuôi dưỡng các cấu trúc dân chủ toàn diện hơn, với tiềm năng mạnh mẽ hơn, để duy trì nhân quyền và pháp quyền ngay trong các quốc gia này. Sự kiên trì của các quốc gia này đối với những cường quốc muốn chơi trò chính trị lên nước mình nằm ở sự năng động của nền chính trị nội địa, và ở xã hội đó. Tính cách dân chủ, hay phi dân chủ, của một quốc gia sẽ ảnh hưởng lên khả năng của họ trong việc phản ứng với các thách thức trong vùng, kể cả cung cách quản lý dịch bệnh Covid-19 như đang xảy ra hiện nay.
Đây là con đường mà Úc đã vạch ra từ năm 2017, và nỗ lực vận động các quốc gia khác chia sẻ mục tiêu chiến lược của mình. Úc nắm đến Năm Mắt (Five Eyes), G7, cũng như các quốc gia có cùng chí hướng (like-minded states). Đây có thể ví như một cuộc chiến tranh lạnh mới đang được hình thành, nhưng không phải giữa cộng sản và tư bản/tự do như xưa, mà là giữa dân chủ và độc tài/xét lại.
Hiểu được cốt lõi vấn đề là một chuyện. Hành động như thế nào để tác động lên sự thay đổi chính trị nội địa của quốc gia lại là chuyện khác. Đây là mặt trận ngoại giao khá phức tạp và tế nhị. Không khéo thì bị la toáng lên chủ trương “Không can thiệp vào chuyện nội bộ nước khác”. Khổ vậy. Nhưng thực tế thì luôn có một lực lượng cấp tiến trong nước muốn thay đổi. Còn giới cầm quyền cũng sẽ luôn tìm mọi cách để duy trì nguyên trạng. Họ muốn vô hiệu hóa các nỗ lực này để tiếp tục nắm quyền. Gây chia rẽ, phân hóa nội địa của xu hướng phi cấp tiến/tự do là chiến lược xưa nay, nhưng vẫn còn rất hữu hiệu.
Phạm Phú Khải (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.