logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/07/2021 lúc 09:39:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Người dân Cuba biểu tình chống chính phủ tại thủ đô La Habana, ngày Chủ Nhật 11/07/2021. YAMIL LAGE AFP

Nếu như ngòi nổ của các cuộc biểu tình chưa từng có làm rung chuyển Cuba hôm Chủ Nhật 11/07/2021 chính là đại dịch Covid-19, thì phong trào phản kháng của người dân hòn đảo này bùng phát còn là do khủng hoảng kinh tế và tác động của Internet di động.
Khủng hoảng kinh tế
Cuba đã lâm vào khủng hoảng kinh tế từ lâu trước khi virus corona lan đến nước này vào tháng 03/2020. Có hai lý do chính: sự sụp đổ kinh tế của Venezuela, nguồn hỗ trợ chủ yếu của Cuba, và việc chính quyền Donald Trump tăng cường lệnh cấm vận.
Người tiền nhiệm của tổng thống Joe Biden đã ban hành thêm 243 biện pháp trừng phạt Cuba, đặc biệt là đình chỉ dịch vụ chuyển tiền Western Union, dịch vụ được người dân Cuba sử dụng nhiều nhất để nhận tiền của người thân từ nước ngoài gửi về. Ngành du lịch Cuba thì bị thất thu khá nhiều do lệnh cấm các du thuyền của Mỹ ghé qua hòn đảo này. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư và ngân hàng của Hoa Kỳ không còn dám đầu tư vào Cuba, vì chính quyền Trump áp dụng trở lại điều 3 trong đạo luật Helms-Burton. Đó là điều luật cho phép các công dân Mỹ gốc Cuba kiện đòi bồi thường đối với các cá nhân hay tổ chức của Cuba và nước ngoài sử dụng các tài sản của họ trước đây.
Cho tới nay, tổng thống thuộc đảng Dân Chủ Joe Biden vẫn chưa hủy bỏ hay sửa đổi chính sách của người tiền nhiệm đối với Cuba. Vốn đã gặp khó khăn do nhịp độ cải tổ quá chậm chạp và bộ máy quan liêu nặng nề, kinh tế Cuba càng bị khủng hoảng trầm trọng do lệnh cấm vận của Mỹ, nên đã bị sụt giảm đến 10,9% trong năm 2020, mức tệ hại nhất kể từ năm 1993.   
Khủng hoảng dịch tễ
Sau một năm Cuba có số ca nhiễm và ca tử vong thấp hơn nhiều so với các nước khác ở châu Mỹ La tinh, tình hình dịch Covid-19 tại hòn đảo này trong những tháng gần đây lại diễn biến xấu, và đặc biệt từ mấy tuần nay, số ca nhiễm và ca tử vong đã tăng vọt. Hiện nay, Cuba đã có gần 250.000 ca nhiễm, trong đó có gần 1.600 ca tử vong, trên tổng số 11,2 triệu dân. Nhưng cái chính là đại dịch Covid-19 đã khiến đời sống thêm khó khăn, đặc biệt là do nạn khan hiếm lương thực và thuốc men, khiến dân chúng càng bất mãn. Ấy là chưa kể hiện nay, do khủng hoảng kinh tế, chính quyền buộc phải cúp điện mỗi ngày nhiều tiếng đồng hồ. 
Tác động của Internet di động
Nhưng những yếu tố nói trên sẽ chưa đủ để giải thích tầm mức của các cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật, mà còn phải tính đến tác động của Internet di động. Có thể nói là trong vòng chưa tới 3 năm, mạng Internet di động đã làm đảo lộn xã hội Cuba và đã trở thành một “đồng minh” tích cực của những người biểu tình hôm Chủ Nhật, cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi mạng thông tin này đã bị chính quyền nhanh chóng cắt đứt. 
Trong nhiều năm vẫn là một quốc gia ít kết nối mạng nhất thế giới, Cuba chỉ cho mở Internet di động kể từ tháng 12/2018. Số người sử dụng đã tăng nhanh đến chóng mặt. Tính đến cuối năm 2020, trên tổng dân số 11,2 triệu dân Cuba, đã có đến 4,4 triệu người sử dụng Internet trên điện thoại di động. Theo nhận định của nhà xã hội học người Mỹ Ted Henken, tác giả cuốn sách “Cách mạng số ở Cuba”, đây chính là cánh cửa mở ra thế giới bên ngoài cho người dân Cuba và góp phần vào việc hình thành một loạt các cuộc huy động, phản kháng và yêu sách trong những tháng gần đây. 
Cho đến tuần trước, hashtag #SOSCuba đã nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội để xin cứu trợ nhân đạo cho hòn đảo mà nay phải gánh chịu cả hai cuộc khủng hoảng kinh tế và dịch tễ. Đối với một số cư dân mạng, đây chính là ngòi nổ cho các cuộc biểu tình lịch sử hôm Chủ Nhật vừa qua.  
Hôm đó, khi người dân của thành phố nhỏ San Antonio de los Baños, cách La Habana khoảng 30 km, bắt đầu xuống đường với những tiếng hô “Đả đảo độc tài”, những hình ảnh của cuộc biểu tình đã được truyền trực tiếp trên mạng Facebook.  
Một nhà báo kể với hãng tin AFP: “Người dân bỗng nhìn thấy những hình ảnh đó và điều này đã thúc đẩy họ xuống đường ở các thành phố khác.” Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, khoảng 40 cuộc biểu tình đã nổ ra khắp Cuba và cũng được truyền trực tiếp trên mạng xã hội.   
Nhìn xa hơn, theo hãng tin AFP, ngày càng có nhiều người dân Cuba đòi chính quyền của chủ tịch Miguel Diaz-Canel phải cho phép hình thành một không gian để họ có thể tự do bày tỏ những ý kiến “trái chiều” mà không bị trừng phạt. Họ cũng đòi cải thiện đời sống và thêm một số quyền tự do về kinh tế tại một quốc gia đang dè dặt mở cửa cho khu vực tư nhân.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 15/07/2021 lúc 09:41:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Biểu tình ở Cuba: La Habana đổ lỗi cho Mỹ

UserPostedImage
Người Mỹ gốc Cuba tuần hành ở Little Havana, Miami, Hoa Kỳ, ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Cuba vào ngày 11/07/2021. Eva Marie UZCATEGUI AFP

Hôm qua, 12/07/2021, chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đã đổ trách nhiệm cho chính phủ Mỹ về các cuộc biểu tình chưa từng có tại hòn đảo này hôm Chủ Nhật 11/07. Đáp lại, tổng thống Biden tuyên bố Hoa Kỳ “sát cánh” với nhân dân Cuba

Trên đài truyền hình, lãnh đạo Cộng Sản Cuba khẳng định chính quyền của ông đang cố “đối đầu và vượt qua” những khó khăn do chính quyền Donald Trump Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm “bóp nghẹt nền kinh tế Cuba”. Ông Diaz-Canel tố cáo: “Họ muốn gì? Gây rối loạn xã hội cũng như làm thay đổi chế độ”.
Ngay lập tức, chính quyền của tổng thống Joe Biden đã có phản ứng.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet gởi về bài tường trình:
“Chủ tịch Cuba phạm sai lầm nghiêm trọng khi đổ trách nhiệm cho Hoa Kỳ về các cuộc biểu tình”, đó là tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Trong một thông cáo, Nhà Trắng cho rằng nhân dân Cuba đã tung ra “một lời kêu gọi mạnh mẽ vì tự do”, sau nhiều thập niên bị đàn áp. 

Bên lề một hội nghị về súng, ông Joe Biden đã cảnh cáo chính quyền La Habana: “Hoa Kỳ sát cánh vững chắc với nhân dân Cuba trong cuộc đấu tranh đòi các quyền phổ quát. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Cuba không nên có bất cứ hành động bạo lực nào hoặc mưu toan nào nhằm bịt miệng nhân dân Cuba”.
Cho tới nay, chính quyền Biden không đặc biệt quan tâm đến tình hình Cuba, không giảm nhẹ lệnh cấm vận của chính quyền tiền nhiệm, mà cũng không tìm cách nối lại lại tiến trình xích gần lại chính quyền La Habana, từng được chính quyền Obama khởi động.
Tuy vậy, các sự kiện đang diễn ra ở Cuba buộc tổng thống Mỹ phải hứa hẹn sẽ nhanh chóng nói rõ hơn về chính sách của Mỹ đối với hòn đảo Cộng Sản này. “
Về phần Liên Hiệp Châu Âu, lãnh đạo ngành ngoại giao, Josep Borrell, cũng đã yêu cầu chính quyền La Habana “cho phép các cuộc biểu tình này và lắng nghe nỗi bất bình của những người biểu tình”. 
Trong khi đó, Nga, nước vẫn hỗ trợ Cuba từ thời Liên Xô đến nay, cảnh báo là nước ngoài không nên can thiệp vào Cuba, vì sẽ “gây mất ổn định trên hòn đảo này”. Còn tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, đồng minh chủ yếu của chính quyền La Habana thì đã bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với đồng nhiệm Miguel Diaz-Canel, “nhân dân Cuba” và “chính quyền cách mạng Cuba”.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 15/07/2021 lúc 09:43:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người Cuba rời bỏ đất nước Cách mạng bằng mọi giá

UserPostedImage
Dân Cuba xếp hàng mua bánh mì tại La Habana. Ảnh chụp ngày 19/05/2021. REUTERS - ALEXANDRE MENEGHINI

Các báo Pháp tiếp tục tập trung chủ yếu vào đề tài chính trị trong nước liên quan đến cuộc bầu cử cấp vùng trong tháng này. Nhìn ra bên ngoài, nhật báo Le Figaro chú ý tới cuộc sống trên hòn đảo Cộng Sản nằm giữa vùng Caribe, với bài phóng sự điều tra mang tựa đề : « Cuba, lưu vong bằng mọi giá ».
Bài báo cho thấy cuộc sống của người Cuba đang gặp rất nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ, cộng thêm với đại dịch Covid-19, đến mức mà ở thủ đô La Habana, giờ đây những đứa con của cuộc Cách mạng chỉ còn có hai nỗi ám ảnh : nuôi sống mình và ra đi khỏi đất nước. Hàng nghìn người dân của hòn đảo Cộng sản này đã và đang tìm đường tị nạn kinh tế.
Người Cuba đã chứng kiến nhiều làn sóng rời bỏ quê hương. Đó là sau ngày Cách mạng của Fidel giành chiến thắng, hàng trăm nghìn người dân đã rời khỏi hòn đảo đi tị nạn chính trị. Họ là những người đối lập với chế độ, những chủ đồn điền không thể chung sống được với những người Cộng Sản. Đến năm 1980, Fidel Castro đã để cho 125 nghìn người dân rời khỏi đất nước để tránh phong trào nổi dậy của dân chúng lúc đó đang manh nha bùng lên. Đến năm 1994, một làn sóng chạy khỏi đất nước rộ lên khi phe Xã Hội Chủ Nghĩa sụp đổ ở Đông Âu, Cuba hết chỗ dựa vào những người anh em Cộng Sản.
Giờ đây, theo Le Figaro, sau một thời gian hy vọng về một cuộc sống khấm khá hơn với việc nới lỏng cấm vận Mỹ dưới nhiệm kỳ thứ 2 của tổng thống Obama, hàng trăm nghìn doanh nghiêp nhỏ Cuba vỡ mộng vì khủng hoảng kinh tế do Covid và lệnh cấm vận siết lại dưới thời Donald Trump. Một cô gái khoảng hai chục tuổi nói với phóng viên của Le Figaro:  « Ở đây không có tương lai, tôi sẽ rời khỏi La Habana đến Hoa Kỳ cùng với mẹ tôi. Tất cả đã được chuẩn bị kỹ lưỡng rồi ».
Ra đi bằng mọi giá
Le Figaro cho biết giờ đây người Cuba nung nấu ý định rời khỏi đất nước bằng mọi giá, bằng mọi con đường.

Một phát ngôn viên của đại sứ quán Mỹ tại La Habana khẳng định hồi đầu thángTư « những tháng qua số người nhập cư bất hợp pháp qua đường biển vào Mỹ tăng mạnh ». Trong khi đó, bộ Ngoại Giao Cuba giải thích « những yếu tố kích thích di dân bất hợp pháp là việc sứ quán Mỹ tại La Habana ngừng cấp visa ».
Để có visa vào Mỹ, người Cuba phải đến những nước thứ ba. Donald Trump đã cắt đường tị nạn hợp pháp của người Cuba và vì thế nhập cư lậu là cách duy nhất để đến Mỹ. Theo bài phóng sự, trong hai tháng đầu năm nay, hơn 2500 người Cuba từ Mêhico đã nộp đơn xin tị nạn tại Mỹ.
Tờ báo cho biết, với người vượt biển Cuba, từ năm 1995, Mỹ áp dụng chính sách « chân khô – chân ướt ». Nếu một người vượt biên đặt chân lên được đất Mỹ, tức thuộc diện « chân khô », họ sẽ được chấp nhận tị nạn, được cấp thẻ xanh. Nhưng nếu họ bị tuần duyên Mỹ bắt trên biển trước khi chạm đất liền, thì họ thuộc diện « chân ướt » và sẽ bị trả về Cuba. Chính quyền Obama năm 2017 đã hủy chính sách này.
Hành trình rời khỏi đất nước vì mưu sinh của người Cuba không hề dễ dàng. Đại đa số người Cuba đến Mỹ theo con đường nhập cư lậu, qua đường biển bằng những phương tiện tồi tàn. Và không phải ai cũng may mắn đặt được chân tới nước Mỹ, không xa là bao nhiêu về mặt địa lý. Theo Le Figaro, đã có hàng nghìn thuyền nhân chết đuối, bị cá mập tấn công hay bị tuần duyên Mỹ chặn bắt trả về nước.
Những điểm đến của người dân hòn đảo tự do là Mỹ, nơi có 1,3 triệu kiều dân Cuba sinh sống, tiếp đến là Tây Ban Nha, hiện có khoảng 140 nghìn dân Cuba. Hàng ngày, trước sứ quán Tây Ban Nha ở La Habana, hàng trăm người vẫn xếp hàng, hy vọng có được tấm visa. Điểm thứ ba có thể đón người Cuba tị nạn là Ý, được coi như cửa vào châu Âu.
Người Cuba giờ đây rời khỏi đất nước bằng mọi giá, mọi con đường. Họ thường đến các nước châu Mỹ Latinh, qua biên giới các nước Trung Mỹ để vào Hoa Kỳ và sẵn sàng trả giá cho chuyến đi vi mưu sinh của mình bằng tiền, bằng mạng sống của mình.
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 15/07/2021 lúc 09:45:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cuba : Biểu tình đông đảo chống chính phủ chưa từng thấy

UserPostedImage
Người dân Cuba biểu tình chống chính phủ tại thủ đô La Habana, ngày 11/07/2021. REUTERS - ALEXANDRE MENEGHINI

Chủ Nhật ngày 11/07/2021, Cuba trải qua một ngày lịch sử. Những cuộc biểu tình chưa từng thấy đã diễn ra trên khắp cả nước. Từ Đông sang Tây, người dân Cuba xuống đường trong tiếng hô vang kêu gọi « tự do » và « đả đảo độc tài ». 

Theo AFP, sự việc xảy ra khiến chính quyền La Habana bất ngờ. Chính phủ Cuba tuyên bố sẵn sàng bảo vệ cuộc cách mạng « bằng mọi giá » và kêu gọi các nhà cách mạng « xuống đường, đến những nơi nào có những hành động khiêu khích diễn ra, ngay từ bây giờ và trong những ngày sắp tới ». 
Vụ việc cũng được Washington theo dõi sát sao và đã có phản ứng, cảnh cáo chính quyền La Habana không nên dùng vũ lực chống lại « người biểu tình ôn hòa ».  
Nguyên nhân nào khiến người dân Cuba rầm rộ xuống đường phản đối chính phủ ?
Từ La Habana, thông tín viên đài RFI, Domitille Piron gởi về bài phóng sự : 

Đó là một làm sóng thủy triều người chợt xuất hiện trên đại lộ Malecon dọc bờ biển và trên các nẻo đường của La Habana hôm Chủ Nhật 11/07 với tiếng hô vang đòi « tự do » ! Những người dân Cuba phẫn nộ lần đầu tiên trong đời đã xuống đường biểu tình. Những cảnh tượng chưa bao giờ diễn ra tại đất nước Cuba cộng sản. Nhưng nỗi sợ hãi cũng còn đó, tất cả những người được hỏi đều muốn xin giấu tên. 
Một người phụ nữ nói : « Hầu hết tại tất cả các tỉnh và tại nhiều thành phố, người dân đều đổ ra đường bởi vì chúng tôi đã quá ngán ngẩm về mọi vấn đề và cả cuộc khủng hoảng mà chúng tôi đang trải qua ở đây ! Người dân Cuba không còn chịu đựng được nữa. Đây là lần đầu tiên chúng tôi biểu tình, nhưng đây sẽ không là lần cuối ! » 
Một người đàn ông cho biết : « Chúng tôi chỉ muốn phản đối một cách ôn hòa và biểu tình vì quyền tự do của chúng tôi nhưng cảnh sát trấn áp tất cả những ai dám phản đối ! » 
Khủng hoảng, đói khát, nhu cầu thiết yếu, Covid và khao khát tự do… những điều đó đã vượt quá sức chịu đựng, buộc người dân Cuba phải xuống đường. 
Người phụ nữ nói tiếp : « Tôi vừa xếp hàng xong, ở đây chúng tôi bị đói và có rất nhiều nhu cầu. Trấn áp và đói khát, đã quá đủ rồi ! Chúng tôi luôn giữ im lặng, chúng tôi chưa bao giờ ca thán điều gì cả nhưng giờ đã quá đủ, người dân không thể chịu đựng được nữa ! » 
Những người biểu tình cho biết là họ ghi hình lại tất cả và cảm thấy như được hậu thuẫn và đoàn kết nhờ vào mạng xã hội. Nhưng đối mặt họ, cảnh sát ra tay trấn áp người biểu tình, khoảng 40 người đã bị bắt trước sự chứng kiến của chúng tôi. 
Người đàn ông nói thêm : « Vấn đề ở đây là có cảnh sát mặc thường phục và trà trộn vào dòng người biểu tình. Nhìn, nhìn kìa, bạn thấy đấy, bọn họ đánh người biểu tình như thế nào ! » 
Cùng lúc này, chủ tịch Miguel Diaz-Canel trên đài truyền hình kêu gọi những người cách mạng xuống đường. Ông thừa nhận người dân có một số nhu thiết yếu nhưng đồng thời lại cáo buộc một số người đã bị nhầm lẫn.. 
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.091 giây.