Ảnh minh họa. Phát họa ý tưởng thiết kế Dự án Thác 9 tầng tại Nam Đàn. Courtesy of baonghean.vn
Xây dựng thác 9 tầng với trị giá hơn 1.600 tỷ đồngTại phiên họp thường kỳ tháng 7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An, diễn ra vào ngày 5/8, giới chức lãnh đạo tỉnh quyết định thông qua ý tưởng thiết kế Dự án Thác 9 tầng tại Nam Đàn.
Dự án này được cho biết thuộc Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Và dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi cuối tháng 11/2020.
Dự án Thác 9 tầng được xây dựng trên diện tích gần 436 ngàn m2, tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan, với tổng dự kiến đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng.
Chính quyền tỉnh Nghệ An, trong phiên họp ngày 5/8, quyết định lập dự án đầu tư xây dựng và phương án thi công để khởi công xây dựng công trình thác nước chín tầng mà được cho là một “công trình ý nghĩa”.
Đây là một quyết định không phải là phản cảm nữa mà gọi là vô đạo đức, bởi vì hiện nay không chỉ một đất nước Việt Nam mà cả thế giới đang gồng mình chống lại dịch COVID-19. Thời gian vừa qua, (Chính quyền tỉnh Nghệ An) đã xây tượng đài Lenin bị dân chúng phản đối mạnh mẽ, rồi đến bây giờ lại phê duyệt cụm di tích thác chín tầng như vậy thì quả thực ra là dư luận rất bức xúc chuyện này-Nhà báo Thái Văn ĐườngCông luận phản đốiĐài RFA ghi nhận ngay sau khi thông tin liên quan Chính quyền tỉnh Nghệ An thông qua ý tưởng thiết kế Dự án Thác 9 tầng, không ít ý kiến phản đối gay gắt xuất hiện trên mạng xã hội những ngày vừa qua.
Nhà báo tự do Thái Văn Đường, một cựu cán bộ thuộc Ủy ban Nhân dân huyện Đông Anh-TP. Hà Nội, vào tối ngày 9/8 lên tiếng với RFA rằng anh đã bày tỏ quan điểm trên trang facebook cá nhân của mình.
“Đây là một quyết định không phải là phản cảm nữa mà gọi là vô đạo đức, bởi vì hiện nay không chỉ một đất nước Việt Nam mà cả thế giới đang gồng mình chống lại dịch COVID-19. Thời gian vừa qua, (Chính quyền tỉnh Nghệ An) đã xây tượng đài Lenin bị dân chúng phản đối mạnh mẽ, rồi đến bây giờ lại phê duyệt cụm di tích thác chín tầng như vậy thì quả thực ra là dư luận rất bức xúc chuyện này. Bởi vì Nghệ An nằm trong tốp 10 tỉnh nghèo của Việt Nam. Cân đối thu chi ngân sách hàng năm là không đủ chi, toàn phải nhận trợ cấp của chính phủ.”
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hồi cuối năm 2019, thống kê tỉnh Nghệ An có tỷ lệ hộ nghèo ở mức 4%; huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất chiếm trên 44%.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam đăng tải thông tin Chính quyền Nghệ An liên tục xin gạo cứu đói khẩn cấp cho người dân trong tỉnh từ năm 2015 cho đến nay. Vào dịp Tết Nguyên đán Canh Tý-năm 2020, hơn 19 ngàn hộ dân trong tỉnh Nghệ An được cấp gạo cứu đói với hơn 1.200 tấn gạo.
Mặc dù vậy trong cùng thời điểm vào tháng 2/2020, Chính quyền tỉnh Nghê An lên kế hoạch xây quảng trường và dựng tượng đài Lenin, ở thành phố Vinh với kinh phí hơn tám tỷ đồng.
Giáo dân thuộc Giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh đi bộ vào Kỳ Anh để kiện Formosa hôm 14/2/2017.
Người dân đói khổ, tượng đài vẫn cứ xây!Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, qua trao đổi với RFA vào tối ngày 9/8, cho biết kể từ sau sự cố ô nhiễm môi trường biển do nhà máy Formosa gây ra hồi tháng 4/2016 thì đời sống của người dân, đặc biệt là các ngư dân ở Nghệ An lâm vào tình cảnh khốn khó.
“Sau vụ Formosa thì số tiền 500 triệu Mỹ kim mà Formosa đền bù cho Việt Nam thì nhà nước vẫn chưa chi trả hết số tiền đó. Phân nửa số tiền 250 triệu USD đã chi trả cũng không đến với người dân nghèo một cách chính xác. Báo chí cũng đã phanh phui những chuyện về tiền hỗ trợ cho ngư dân là nạn nhân thật sự của Formosa bị ‘lạc’ vào nhà quan chức và thân nhân của quan chức. Ngư dân ở Nghệ An có ngư trường bị ảnh hưởng cũng chẳng nhận được hỗ trợ gì cả mà xem ra còn bị gây sự, quấy nhiễu."
Không những thế, đời sống của người dân Nghệ An càng bi thảm hơn trong đại dịch COVID-19. Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam chia sẻ thêm:
“Trong khu vực miền Trung và những người là nạn nhân (của vụ Formosa) tại Nghệ An thì tôi luôn đồng hành cùng với họ, cho nên tôi nhận thấy đời sống của họ vô cùng vất vả. Vốn dĩ trước đây họ đã khó khăn và sau vụ Formosa thì đời sống của họ còn bi đát hơn nữa. Có những nơi như ở Song Ngọc, hay như ở Phú Yên, là nơi tôi đã từng đảm nhiệm quản xứ và từng giúp họ đi khởi kiện thì đều phá sản cho nên cuộc sống vô cùng bấp bênh và đau khổ. Dịch COVID-19 lại càng nguy hiểm hơn và đặc biệt có những vùng ngư dân đang thuộc trong phạm vi thực hiện Chỉ thị 16 thì chúng tôi cũng đang tìm mọi cách để hỗ trợ. Còn nhà nước thì tuyệt đối không có hỗ trợ nào, thậm chí (chính quyền) còn ngăn cản chúng tôi trong việc hỗ trợ cho người dân.”
Dịch COVID-19 lại càng nguy hiểm hơn và đặc biệt có những vùng ngư dân đang thuộc trong phạm vi thực hiện Chỉ thị 16 thì chúng tôi cũng đang tìm mọi cách để hỗ trợ. Còn nhà nước thì tuyệt đối không có hỗ trợ nào, thậm chí (chính quyền) còn ngăn cản chúng tôi trong việc hỗ trợ cho người dân-Linh mục Antôn Đặng Hữu NamAnh Chu Mạnh Sơn, một người dân Nghệ An tiếp lời với RFA rằng anh cảm thấy thật buồn và đau xót trước quyết định của giới chức lãnh đạo tỉnh nhà trong bối cảnh những người con Nghệ An dù ở tại địa phương hay vẫn còn đang xa xứ bị đói khổ trong đợt dịch COVID-19 lần thứ tư này.
“Tôi hy vọng rằng Chính quyền cũng như nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An cần phải suy xét lại điều này. Bởi vì riêng đối với tôi là người Nghệ An thì tôi thấy đã có không dưới một chục cái tượng đài; từ tượng đài Quảng trường Hồ Chí Minh ở Vinh đến quãng trường ở Diễn Châu, ở Cửa Lò, ở Nam Đàn…Tại Nam Đàn thì có hai, ba tượng đài và nhà tưởng niệm…Rất nhiều tượng đài xung quanh đó, mà bây giờ xây thêm một cái nữa thì không biết làm sao ngắm cho kịp trong khi người dân đang lầm than như vậy.”
Đồng quan điểm với anh Chu Mạnh Sơn, một số người dân ở trong nước Đài RFA tiếp xúc đều cho rằng Chính quyền tỉnh Nghệ An hãy dừng ngay những dự án xây dựng tượng đài và khẩn cấp thực hiện các chương trình cứu trợ cho người dân trong tình cảnh dịch COVID-19 đang hoành hành nghiêm trọng.
Theo RFA