logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/08/2021 lúc 02:44:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh hoạ: Đoàn người rời khỏi TPHCM hồi cuối tháng 7/2021 để tránh dịch COVID-19 được cô giáo Trần Thị Thơ nói đến trong bài giảng với sinh viên trường Đại họ Duy Tân, TPHCM. Facebook

Ngày 9 tháng 8, đại học Duy Tân ở thành phố Đà Nẵng ra thông báo về quyết định sa thải đối với một giảng viên bộ môn tiếng Anh, với lý do đã “có phát ngôn phiến diện, sai lệch về cách chống dịch tại Việt Nam”.
Trước đó, trên mạng xã hội Facebook lan truyền một video được quay lại bởi một nam sinh viên của trường đại học Duy Tân, trong đó chủ nhân của video trên tranh luận với giảng viên của mình về chính sách hỗ trợ người dân trong lúc dịch bệnh ở Việt Nam.
Trong video, nữ giảng viên tên Trần Thị Thơ chỉ trích Nhà nước Việt Nam vì để cho người dân phải tự lo liệu trong lúc dịch bệnh mà không có sự hỗ trợ đáng kể nào, bà cũng đưa ra ví dụ về việc người dân phải chạy xe máy hàng ngàn cây số để về quê và nói rằng bà cảm thấy “nhục nhã” vì điều đó.
Ở chiều ngược lại, người sinh viên vừa quay video vừa quy kết giảng viên của mình là “không thích Việt Nam” và có thành kiến với người châu Á.
Ngoài việc ra quyết định sa thải, trường đại học Duy Tân còn báo cáo vụ việc lên công an. Sau đó, phía công an thông báo là đã vào cuộc điều tra.
Bình luận về sự kiện này, ông Phạm Minh Hoàng, cựu giảng viên toán của trường đại học Bách khoa Tp. HCM cho RFA biết quan điểm của ông:
“Cái việc một người đứng lên nói lên tiếng nói phản biện của mình, đặc biệt là ở môi trường đại học, là việc cần thiết. Nhà trường, đặc biệt là đại học, đào tạo cho một người trở thành một con người biết suy nghĩ, biết nhận thức, chứ không phải là một cái máy chỉ biết hành động theo một cái lệnh nào đó mà thôi.
Nếu chúng ta tiếp tục cái kiểu dạy một cách máy móc, tất cả đi theo dập khuôn, và một người phát biểu những câu không đồng ý, không đi trong ở trong khuôn khổ của Nhà nước thì họ sẽ lãnh hậu quả, nếu mà chúng ta vẫn tiếp tục như vậy thì có lẽ muôn đời chúng ta sẽ không khá lên được.”
Ông Phạm Minh Hoàng cũng cho rằng vụ việc này cho thấy vấn đề lớn nhất ở nền giáo dục đại học Việt Nam là sự nghèo nàn về nhận thức.
Bình luận về vụ việc này, bà Nguyễn Vi Yên, một người có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam và hiện đang du học ở Châu Âu, viết trên Facebook cá nhân rằng lối hành xử của đại học Duy Tân “đáng hổ thẹn đến mức không xứng với hai chứ đại học, lại càng không xứng với hai chữ duy tân”.
Trước đó, khi trả lời phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nói “hệ thống quản lý giáo dục từ trên xuống dưới cần quan tâm gia tăng vai trò, tiếng nói phản biện của đội ngũ với cả các vấn đề xã hội nói chung và chính sách đang thực thi trong giáo dục nói riêng”.
RFA đã liên hệ với bà Trần Thị Thơ để xin ý kiến bình luận tuy nhiên bà đã từ chối trả lời phỏng vấn.



Theo RFA
UserPostedImage
Anonymous says:
Một hệ thống chỉ nói mà không làm, một hệ thống mà bất cứ tiếng nói đóng góp dù là tích cực hay chỉ trích chính quyền đều bị triệt hạ hoặc là bị đuổi việc hoặc bị bắt tù, chắc chắn là sẽ đi vào ngõ cụt, và sẽ dẫn đến sự sụp đổ chóng vánh vì hoàn toàn mất hệ thống cảnh báo.
Chính says:
Cộng sản Việt Nam là vậy. Không có tự do ngôn ngữ và tư tưởng. Ở nước ngoài, người dân có thể tự do phê bình chính phủ mà không sợ bị bắt bớ giam cầm.
Người Quan Sát says:
Tranh luận là gì ?
Dùng ngôn ngữ để diễn tả kiến thức và nhận xét về một hay nhiều đề tài được bàn cãi , mổ xẻ cho rõ trắng đen . Diễn giả nói , mọi người nghe và đánh giá . Vậy thì công an , nhà nước không có quyền nhảy bổ vào can thiệp , điều tra ! không thể lạm quyền xía vào cuộc tranh luận giữa giảng viên và sinh viên ; nếu không muốn nói rằng dùng quyền lực ức chế tranh luận ; lại càng không thể điều tra đòi hù dọa kết tội một người qua tranh luận.
Khán thính giả , tức là người nghe sẽ là trọng tài , tự họ biết đánh giá ai đúng ai sai .
Đại học Duy Tân hay là học đại Duy Cổ ? Phải có tự do tranh luận , phải dẹp sự can thiệp của chính quyền , phải không còn sợ hãi , run sợ trước bất công ... đất nước mới khá được .

song  
#2 Đã gửi : 11/08/2021 lúc 11:14:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID-19 của chính phủ VN

UserPostedImage
Một công an đứng gác tại một chốt kiểm soát ở Hà Nội vào ngày 29 tháng 7 năm 2021. AFP

Hôm 9 tháng 8 năm 2021, lãnh đạo trường Đại học Duy Tân ở thành phố Đà Nẵng ra quyết định sa thải giảng viên Trần Thị Thơ với lý do đã “có phát ngôn phiến diện, sai lệch về cách chống dịch tại Việt Nam”.
Trước đó, trên mạng xã hội Facebook lan truyền một video được quay lại bởi một nam sinh viên của trường đại học Duy Tân tranh luận với giảng viên của mình về chính sách hỗ trợ người dân trong lúc dịch bệnh ở Việt Nam. Giảng viên tên Trần Thị Thơ chỉ trích Nhà nước Việt Nam vì để cho người dân phải tự lo liệu trong lúc dịch bệnh mà không có sự hỗ trợ đáng kể nào, bà cũng đưa ra ví dụ về việc người dân phải chạy xe máy hàng ngàn cây số để về quê và nói rằng bà cảm thấy “nhục nhã” vì điều đó.
Đừng tưởng các đại học Việt Nam là được tự do tranh luận, được tự do phát biểu, tự do phát triển sự sáng tạo. Hay nói một các khác là cái nghĩa vụ, thiên chức của giảng viên đại học là nói ra sự thật còn lâu mới có trong đại học Việt Nam. Bản thân tôi trước đây từng bị Đại học mở TP.HCM đình chỉ giảng dạy vì hay trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài, hoặc lên tiếng về các luận văn tốt nghiệp hay vấn đề Nhã Thuyên.- Nhà giáo Đinh Kim Phúc

Nhà giáo Đinh Kim Phúc, người từng bị Đại học mở TP.HCM đình chỉ giảng dạy, bình luận về việc này:
“Tôi thấy những phát biểu, tranh luận của cô giáo này là việc hết sức bình thường, đặt ra những vấn đề thực tế đã xảy ra trong thời gian vừa qua mà các địa phương bước đầu còn lúng túng, bất lực khi giải quyết thì vấn đề phản biện xã hội rất là bình thường, nhưng lại đặt nó vào vấn đề chính trị. Chúng ta thấy rõ rằng, trong lịch sử 91 năm của ĐCSVN không phải không có những chuyện làm sai. Có những chuyện sai động trời phải trả bằng máu, bằng nước mắt của dân như cải cách ruộng đất, giá-lương-tiền…
Đó là một vấn đề hiện nay mà tôi rất tiếc rằng nó lại xuất hiện một lần nữa trong một trường đại học. Đừng tưởng các đại học Việt Nam là được tự do tranh luận, được tự do phát biểu, tự do phát triển sự sáng tạo. Hay nói một các khác là cái nghĩa vụ, thiên chức của giảng viên đại học là nói ra sự thật còn lâu mới có trong đại học Việt Nam. Bản thân tôi trước đây từng bị Đại học mở TP.HCM đình chỉ giảng dạy vì hay trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài, hoặc lên tiếng về các luận văn tốt nghiệp hay vấn đề Nhã Thuyên.
Rõ ràng, đai học Việt Nam chỉ là nền giáo dục cấp bốn. Chưa bao giờ trở thành đại học thực thụ đúng nghĩa từ bản gốc của chữ ‘the university’.”
Ông Phạm Minh Hoàng, cựu giảng viên toán của trường đại học Bách khoa TP. HCM cho RFA biết quan điểm của ông: 
“Cái việc một người đứng lên nói lên tiếng nói phản biện của mình, đặc biệt là ở môi trường đại học, là việc cần thiết. Nhà trường, đặc biệt là đại học, đào tạo cho một người trở thành một con người biết suy nghĩ, biết nhận thức, chứ không phải là một cái máy chỉ biết hành động theo một cái lệnh nào đó mà thôi. 
Nếu chúng ta tiếp tục cái kiểu dạy một cách máy móc, tất cả đi theo dập khuôn, và một người phát biểu những câu không đồng ý, không đi trong ở trong khuôn khổ của Nhà nước thì họ sẽ lãnh hậu quả, nếu mà chúng ta vẫn tiếp tục như vậy thì có lẽ muôn đời chúng ta sẽ không khá lên được.” 
Việc giảng viên Trần Thị Thơ bị sa thải một lần nữa cho thấy vấn đề mất dân chủ trong trường học. Đây cũng là rào cản trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam. 
UserPostedImage
Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng

Cách đây ba tháng, nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Sóng Hiền, thông qua truyền thông Nhà nước, đề xuất Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quan tâm vấn đề dân chủ trong trường học hiện nay. Theo ông Hiền, hầu hết các hiệu trưởng lạm quyền, thích chứng tỏ quyền uy và thích quản lý theo mệnh lệnh. 
Dân chủ là một sự tiến bộ của xã hội. Ở đó, mọi người dân đều được tôn trọng, có quyền tự do bình đẳng, mọi thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định và được luật pháp bảo vệ. Để có dân chủ trong nhà trường thì lãnh đạo nhà trường phải nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và giá trị của dân chủ, phải lắng nghe những ý kiến đúng, những nguyện vọng chính đáng của giáo viên và học sinh. 
Ngoài việc ra quyết định sa thải giảng viên Trần Thị Thơ, trường Đại học Duy Tân còn báo cáo vụ việc với Công an để điều tra. Đại diện Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an TP Đà Nẵng hôm 7 tháng 8 cho truyền thông Nhà nước biết, lực lượng nghiệp vụ đang xác minh nội dung trong video tranh luận giữa sinh viên và giảng viên Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng về cuộc chiến chống dịch COVID-19 của Việt Nam. 
Nếu chúng ta tiếp tục cái kiểu dạy một cách máy móc, tất cả đi theo dập khuôn, và một người phát biểu những câu không đồng ý, không đi trong ở trong khuôn khổ của Nhà nước thì họ sẽ lãnh hậu quả, nếu mà chúng ta vẫn tiếp tục như vậy thì có lẽ muôn đời chúng ta sẽ không khá lên được. - Cựu giảng viên toán Phạm Minh Hoàng
Hôm 8 tháng 4 năm 2021, sau khi Quốc hội khóa 14 thông qua Nghị quyết bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Kim Sơn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thay ông Phùng Xuân Nhạ, ông nói với báo chí trong nước rằng, ông xem đây là cơ hội để có thêm điều kiện làm một số việc ở lĩnh vực mà ông tâm huyết và đã có thời gian gắn bó lâu dài. Theo vị bộ trưởng này, đây là thời điểm có nhiều thách thức và khó khăn cho nền giáo dục và ông không có lựa chọn nào khác là chủ động đối mặt để vượt qua các khó khăn đó. 
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng, cần quan tâm đến tiếng nói phản biện của đội ngũ giáo viên với các vấn đề xã hội cũng như các chính sách trong giáo dục. 
Với việc sa thải một giảng viên tranh luận với sinh viên về những vấn đề được cho là cấp bách trong xã hội, một tài khoản facebook có tên Hoàng Nhơn viết rằng, “đây là một sự trừng phạt hèn hạ và hèn nhát bởi những con người “có chữ” mang danh “giáo sư, tiến sĩ” - những con người mà hàng ngày vẫn đứng trên bục rao giảng về “đạo đức, làm người tử tế, có ích cho xã hội...”.
Tất nhiên đó không chỉ là sự trừng phạt đơn thuần, mà còn là sự nắn gân, răn đe với những người còn lại - trảm 1 người để thị uy 100 người. Những kẻ có chữ trong não đó có phân biệt được thế nào là “phản ánh phiến diện” và “phản ánh đúng thực tại” mà không phải là ngụy tạo ra bối cảnh? Đó không đơn thuần là một sự mất việc của một người, mà quan trọng hơn nó dập tắt luôn những tiếng nói của những ai muốn nói đúng với cái thấy bên trong mình. Một phường giả dối dưới cái tên “Duy Tân”.” 
Trường Đại học Duy Tân là một trường đại học tư thục đầu tiên tại miền Trung Việt Nam. Trường được thành lập năm 1994. Tên trường hướng theo phong trào Duy Tân của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.081 giây.