logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/08/2021 lúc 11:35:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Taliban vừa đánh, vừa đàm. Trong ảnh, các đại diện Taliban trong đoàn đàm phán với Hoa Kỳ tại Qatar ngày 12/08/2021. KARIM JAAFAR AFP/File

Nắm cơ hội khi Mỹ và liên quân quốc tế thông báo rút quân khỏi Afghanistan hồi đầu tháng 5/2021, lực lượng nổi dậy Taliban dù không được trang bị vũ khí hiện đại, đã mở nhiều cuộc tấn công vào quân đội chính phủ. Chỉ sau hơn ba tháng, Taliban trở lại Kabul nắm quyền.
Phong trào Taliban ra đời sau khi Liên Xô đưa quân xâm chiếm Afghanistan 1980, lập lên chế độ thân Cộng sản tại Afghanistan. Sau khi quân đội Liên Xô buộc phải rút khỏi Afghanistan (1989), đến năm 1994, Taliban tổ chức thành một lực lượng nổi dậy tại các tỉnh miền đông và đông nam Afghanistan. Chỉ 2 năm sau, 1996, Taliban chiếm Kabul lập lên tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan và nắm quyền đến năm 2001 dưới sự lãnh đạo của giáo sĩ Mohammad Omar.

Trên phương diện kinh tế, để tồn tại, Taliban ở trong nước dựa chủ yếu vào nguồn thu thuế, buôn bán thuốc phiện và nguồn tài trợ từ bên ngoài.

Sau các vụ tấn công khủng bố vào nước Mỹ 11/09/2001, Hoa Kỳ cùng các đồng minh NATO mở các cuộc tấn công ồ ạt vào Afghnistan để truy tìm trùm khủng bố Oussama Bin Laden bị tình nghi đang được chính quyền Taliban che chở.

Từ năm 2001, Taliban đã bị Mỹ tấn công đánh đuổi, chấm dứt 5 năm cai trị Afghanistan bằng những đạo luật Hồi Giáo hà khắc nhất.

Năm 2003, lợi dụng quân đội đồng minh phương Tây cắt giảm quân số chia sẻ cho cuộc chiến tranh Irak, lực lượng Taliban đã nhanh chóng tổ chức chiến tranh du kích tại Afghanistan.

Năm 2020, sau nhiều lần đàm phán không thành công, cuối cùng Taliban và Mỹ đã ký thỏa thuận Doha, ấn định các điều kiện rút quân đội nước ngoài ra khỏi Afghanistan. Lịch trình rút quân bắt đầu từ ngày 08/07/2021. Ngay lập tức 75 nghìn quân nổi dậy Taliban đã chớp thời cơ trở lại chiếm quyền lãnh đạo.

Ngay từ ngày 01/05 năm nay, khi có thông tin rút dần 9500 quân của NATO trong đó có 2500 lính Mỹ, lực lượng nổi dậy đã bắt đầu triển khai phản công và nhanh chóng kiểm soát được nhiều vùng miền nam, cũng như một số tỉnh quan trọng ở phía bắc Afghanistan.

Ngày 02/07 mở ra thời cơ mới cho các cuộc tấn công của Taliban khi quân Mỹ và NATO trao lại cho quân đội Afghanistan quyền quản lý căn cứ không quân Bagram, cách phía bắc Kabul 50km, một trung tâm đầu não của các chiến dịch quân sự của liên quân quốc tế trong suốt 20 năm hiện diện ở nước này. Trong tháng 7, quân nổi dậy liên tiếp đánh chiếm thủ phủ của hầu hết các tỉnh trọng yếu. Đến cuối tháng, Taliban đã kiểm soát được 65% lãnh thổ đất nước.

Tháng 8 đánh dấu sự đột phá của quân Taliban. Trong vòng 10 ngày, lực lượng nổi dậy đã tiến vào kiểm soát hầu hết thủ phủ các tỉnh của Afghanistan, rồi cuối cùng đến sáng ngày 15/08 tiến vào Kabul mà không gặp sự kháng cự nào của quân chính phủ, buộc tổng thống Ashral Ghani chạy khỏi Afghanistan.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 16/08/2021 lúc 11:38:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Afghanistan: Phương Tây khẩn cấp sơ tán kiều dân, kêu gọi Taliban không ngăn cản

UserPostedImage
Một góc sân bay quốc tế Kabul, ngày 16/08/2021, một ngày sau khi quân Taliban tràn vào thủ đô Afghanistan. © AFP

Chiến thắng thần tốc của lực lượng Taliban tại Afghanistan, nhanh chóng chiếm được Kabul vào hôm qua, 15/08/2021, đã buộc nhiều nước phương Tây, trong đó có Pháp, khẩn cấp di tản các nhân viên ngoại giao và công dân của họ. Trong một tuyên bố chung, hơn 60 nước đã kêu gọi Taliban để yên cho thường dân Afghanistan nào muốn rời khỏi đất nước.

Về trường hợp nước Pháp, tổng thống Emmanuel Macron đã cho tổ chức một cuộc họp Hội Đồng Quốc Phòng về vấn đề Afghanistan ngay vào hôm nay, và sẽ phát biểu với toàn dân vào tối nay.

Trong bối cảnh đó, quân đội đã khởi động Chiến Dịch Apagan, nhằm sơ tán những người Pháp cuối cùng khỏi Kabul. Pháp là một trong những nước hiếm hoi mà cách đây vài tuần đã yêu cầu người Pháp rời khỏi Afghanistan, nhưng vẫn còn một số ít còn ở lại.

Chiến dịch Apagan, do Không Quân thực hiện, nhắm vào số người này, sử dụng hai máy bay vận tải quân sự. Chiếc đầu tiên, một chiếc C-130, cất cánh từ căn cứ Evreux vào khuya hôm qua, và chiếc thứ hai, một chiếc A400M, chở theo bốn mươi binh sĩ đã khởi hành vào sáng nay từ Orleans.

Pháp đã thiết lập tại Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất một hệ thống phụ trách các chuyến bay nối liền với thủ đô Afghanistan.

Pháp và Mỹ không phải là những nước duy nhất cho sơ tán công dân. Canada, Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan cũng có những kế hoạch tương tự.
Hơn 60 quốc gia kêu gọi không ngăn cản

Trong tình hình dầu sôi lửa bỏng hiện nay, hơn 60 quốc gia vào hôm qua đã ra một tuyên bố chung, cho rằng người Afghanistan và công dân các nước khác, nếu muốn rời khỏi Afghanistan, thì cần phải được quyền ra đi. Tuyên bố nhấn mạnh rằng các sân bay và các cửa khẩu biên giới của Afghanistan phải được mở.

Trong tuyên bố được bộ Ngoại Giao Mỹ loan báo, Hoa Kỳ và các quốc gia trong đó có Úc, Pháp, Canada, Đức, Anh và Nhật Bản cũng cho rằng “những người nắm vị trí quyền lực và thẩm quyền trên khắp Afghanistan phải chịu trách nhiệm đối với việc bảo vệ tính mạng, tài sản và mạng sống con người đồng thời ngay lập tức khôi phục an ninh, trật tự”.

Vào lúc nhiều đại sứ quán phương Tây rút khỏi Afghanistan, Nga và Trung Quốc vẫn ở lại Kabul. Trong một tuyên bố, Nga cho rằng “không có gì phải sợ chế độ Taliban”.

Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post cho biết là đại sứ quán Nga và Trung Quốc không có ý định rời Afghanistan, và hai nước có kế hoạch giữ nguyên nhân viên đại sứ quán của họ. Riêng Bắc Kinh thì đã kêu gọi Taliban bảo đảm sự an toàn của công dân Trung Quốc tại Afghanistan.
Hội Đồng Bảo An họp hôm nay

Về phía các định chế quốc tế, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm qua đã kêu gọi Taliban và tất cả các bên khác tại Afghanistan là nên “kềm chế tối đa” trong hành động của mình. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đặc biệt quan tâm đến tương lai của phụ nữ tại Afghanistan, “những người mà các quyền giành được một cách gian nan phải được bảo vệ".

Thông cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết thêm là Hội Đồng Bảo An sẽ họp ngày vào hôm nay để thảo luận về tình hình ở Afghanistan.

Về phần mình, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO vào hôm qua cũng cho rằng việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Afghanistan là "cấp bách hơn bao giờ hết".
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 16/08/2021 lúc 11:40:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Afghanistan: Taliban chiếm phủ tổng thống, tuyên bố chiến tranh kết thúc

UserPostedImage
Quân Taliban tại phủ tổng thống Afghanistan, Kabul, ngày 15/08/2021. AP - Zabi Karimi

Lực lượng Taliban hôm qua, 15/08/2021, chính thức tuyên bố cuộc chiến Afghanistan đã kết thúc, sau khi chiến binh của họ tràn ngập thủ đô Kabul, tiến vào dinh tổng thống một cách dễ dàng. Trước làn sóng Taliban, quân đội hầu như không kháng cự.

Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, các chiến binh Taliban được trang bị các loại vũ khí hạng nặng đã tỏa ra khắp thủ đô Kabul, chiếm đóng tất cả các vị trí mà lực lượng an ninh của chính quyền Kabul bỏ trống.

Một nhóm đã tiến vào dinh tổng thống cũng đã bị bỏ trống. Trước đó, tổng thống Afghanistan đã bỏ chạy khỏi Afghanistan, và sau đó đã giải thích trên Facebook là ông ra đi để tránh cho đất nước "khỏi rơi vào tình trạng đổ máu".

Theo hãng Reuters, sau khi giành quyền kiểm soát cơ sở biểu tượng của quyền lực tại Afghanistan, Taliban tuyên bố là cuộc chiến đã chấm dứt. Phát biểu với đài truyền hình Ả Rập Al Jazeera, Mohammad Naeem, phát ngôn viên của văn phòng chính trị Taliban, đã cho rằng “các chiến binh Hồi Giáo đang chứng kiến ​​thành quả của những nỗ lực và sự hy sinh trong suốt 20 năm qua”.

Phát biểu với AP, ông Suhail Shaheen, phát ngôn viên đồng thời là nhà đàm phán của lực lượng Taliban, tiết lộ là trong thời gian tới đây, họ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán nhằm mục đích thành lập một “chính phủ Hồi Giáo cởi mở và hòa nhập”.

Về phần mình, ông Mohammad Naeem cho biết là thể chế của chính phủ mới ở Afghanistan sẽ sớm được làm rõ, nhưng trấn an rằng Taliban không muốn sống cô lập và kêu gọi xây dựng các mối quan hệ quốc tế trong hòa bình.

Lời tuyên bố trấn an được đưa ra trong bối cảnh hàng ngàn người dân đổ về sân bay quốc tế ở Kabul với hy vọng tìm được chỗ trên các máy bay được Mỹ và phương Tây huy động để di tản kiều dân của họ. Hình ảnh và video chia sẻ trên mạng cho thấy đường phố Kabul chật cứng các loại xe của những người đang tìm cách đến phi trường.
Sân bay Kabul lâm vào cảnh hỗn loạn

AFP nói tới « một làn sóng người » đổ đến sân bay Kabul, nay được coi là « ngả đường duy nhất » để rời khỏi Aghanistan, chạy trốn chế độ Taliban. Nhiều video được đăng trên các mạng xã hội cho thấy sân bay Kabul « hoàn toàn hỗn loạn », hàng ngàn người tụ tập chờ đợi ngay trên đường băng, nhiều người, nhất là thanh niên, đu bám vào lan can các lối đi, cầu thang để tìm đường trèo lên máy bay. Tình trạng chen lấn xô đẩy tại sân bay hỗn loạn đến mức quân đội Mỹ, hiện đang duy trì an ninh ở sân bay Kabul, hôm nay 16/08 đã phải nổ súng chỉ thiên cảnh cáo.

Mọi chuyến bay thương mại khởi hành từ hoặc đến thủ đô Aghanistan đều bị hủy, để lực lượng an ninh Mỹ tiến hành công cuộc di tản hàng chục ngàn người Mỹ và các thường dân Afghanistan đã hợp tác với Washington.

Từ New York, phóng viên Radio France Loig Loury cho đài RFI biết thêm chi tiết :

« Theo Lầu Năm Góc, có khoảng 30.000 người cần được di tản gồm các nhà ngoại giao, những người Mỹ hoặc thường dân Aghanistan. Đây là một nhiệm vụ vô cùng lớn đang chờ Mỹ. Lực lượng của Mỹ nay đang dồn đóng ở sân bay Kabul, nằm ở ngoại ô của thành phố bị Taliban kiểm soát từ hôm qua.

Để hỗ trợ các chiến dịch di tản, tổng thống Mỹ đã cho phép điều thêm 1.000 binh lính đến sân bay Kabul. Như vậy là trong vòng 48 giờ tới, sẽ có 6.000 quân nhân Mỹ được triển khai đến sân bay Kabul. Nhiệm vụ của họ, theo bộ Ngoại Giao Mỹ, là tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ hàng ngàn chuyến di tản trong những ngày tới và làm nhiệm vụ kiểm soát các chuyến bay trong bối cảnh hỗn loạn.

Washington khẳng định toàn thể nhân viên ngoại giao của Mỹ đã đến được sân bay Kabul và hàng loạt biện pháp đã được thực hiện để bảo đảm an ninh cho sân bay. Thế nhưng, vẫn còn đó cảm giác về một sự thất bại vô vùng lớn và điều sỉ nhục cho người Mỹ khi bị đẩy ra ngoài vài lúc chỉ cách thời hạn ấn định rút quân khoảng 2 tuần.

Báo New York Times tóm tắt : « Sau 20 năm chiến tranh, mọi chuyện kết thúc cũng không khác gì khi bắt đầu : vẫn là lực lượng Taliban nắm quyền ».
Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 16/08/2021 lúc 11:46:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Afghanistan: Chiến thắng của Taliban làm sứt mẻ uy tín của Mỹ

UserPostedImage
Ảnh minh họa : Các binh sĩ lữ đoàn không vận thuộc Sư đoàn 173 chờ sơ tán một đồng đội thiệt mạng trong một cuộc phục kích của Taliban, tỉnh Kunar, thung lũng Korengal, tháng 10 năm 2007. Lynsey Addario/VII Network

Sau hai thập kỷ can thiệp quân sự của Mỹ, Afghanistan trở lại điểm khởi đầu. Lực lượng phiến quân Taliban mà Washngington đã từng đánh đuổi, trừng phạt sau loạt khủng bố nhắm vào nước Mỹ 11/09/2001, giờ trở lại nắm quyền ở Kabul trong tư thế người chiến thắng. Cuộc chiến tranh dài và tốn kém nhất của nước Mỹ, khép lại bằng thắng lợi dễ dàng của quân nổi dậy Taliban, sẽ còn để lại nhiều hệ lụy cho uy tín cho cường quốc quân sự số một thế giới.
Không phải đợi đến ngày 31/08, hạn chót quân Mỹ và đồng minh hoàn tất rút quân, ngày Chủ Nhật 15/08, chính phủ Afghanistan cùng quân đội do Washington trang bị và cung cấp tài chính đã sụp đổ hoàn toàn trước đà tiến quân như chẻ tre của quân nổi dậy. Tổng thống Ashraf Ghani chạy khỏi đất nước. Trên bầu trời Kabul từ hôm qua, trực thăng của quân đội Mỹ quần thảo để di tản nhân viên sứ quán của mình.

Cho dù những ngày qua chính quyền Biden cố giải thích rằng sứ mệnh của Mỹ đã hoàn thành và phần còn lại là công việc của người Afghanistan, sự kiện và những hình ảnh Kabul thất thủ vẫn đánh dấu một thất bại toàn diện về cả quân sự lẫn chính trị của nước Mỹ.

Ngay từ sau khi chính quyền Donald Trump đạt thỏa thuận với Taliban về việc rút quân đội ra khỏi Afghanistan hôm 29/2/2020, giới quan sát đã mường tượng ra số phận của chính quyền Afghanistan hôm nay. Sự kiện lực lượng nổi dậy Taliban trở lại nắm quyền vào thời điểm chưa đầy một tháng là tới ngày kỷ niệm 20 năm nổ ra loạt vụ khủng bố 11/09/2001, khiến chính giới phải đặt ra những câu hỏi như : tại sao nước Mỹ lại lâm vào cuộc chiến tranh kéo dài tiêu tốn tới 2000 tỷ đô la và 2500 người Mỹ phải bỏ mạng, để rồi kết quả là con số không?

Một số người, như dân biểu đảng Cộng Hòa Liz Cheney, lo ngại thất bại này sẽ có những hệ lụy tiêu cực đến những hành động của Hoa Kỳ ở những mặt trận khác ở nước ngoài. Ngay hôm qua, bà Liz Cheney đã nhận định một cách gay gắt : « Không thể thứ lỗi được, thật tai họa. Việc này gây hậu quả không chỉ cho Afghanistan, không chỉ cho cuộc chiến chống khủng bố, mà về tổng thể còn cho vai trò của Mỹ trên thế giới ».

Thất bại của Mỹ có nghĩa là « các đối thủ của nước Mỹ biết được là giờ họ có thể đe dọa chúng ta và các đồng minh của chúng ta sẽ thắc mắc liệu họ có còn tin cậy được vào chúng ta nữa hay không », bà dân biểu Mỹ nhấn mạnh. Suy nghĩ đó cũng được chia sẻ ở nước ngoài. Ông Husain Haqqani, cựu đại sứ Pakistan tại Hoa Kỳ, khẳng định « sự tin cậy của nước Mỹ trên tư cách một đồng minh đã bị sứt mẻ, khi mà chính phủ Afghanistan bị bỏ rơi trong các cuộc đàm phán ở Doha » với Taliban.

Để biện minh, chính quyền Biden có thể đưa ra giải thích rằng thỏa thuận Doha với Taliban về rút quân Mỹ khỏi Afghanistan là do chính quyền Donald Trump thực hiện và đại đa số người Mỹ đều không muốn có một « cuộc chiến không hồi kết ».

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cố gắng giải thích: « Chúng ta đã tới Afghanistan cách đây 20 năm với một sứ mệnh là thanh toán những kẻ đã tấn công chúng ta ngày 11/09. Chúng ta đã hoàn thành sứ mệnh » và ở lại Afghanistan mãi không có lợi cho nước Mỹ. Ông Blinken cũng gắn sự kiện Afghanistan với thách thức mới mà nước Mỹ đang phải đối mặt là ngăn chặn chính sách hung hăng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh không ai khác ngoài « các đối thủ cạnh tranh chiến lược của chúng ta mới thích thú nhìn thấy chúng ta sa lầy ở Afghanistan trong 5, 10 hay 20 năm nữa ».

Một lập luận dường như có lý, theo Richard Fontaine, chuyên gia thuộc Center for a New Amerian Security, vì có thể sau thất bại này, Mỹ sẽ tập trung nhiều hơn vào mặt trận Thái Bình Dương. Nhưng Trung Quốc cũng không phải không biết khai thác sự kiện Afghanistan để phục vụ cuộc đối đầu với Mỹ. Tờ Hoàn cầu Thời báo, cơ quan ngôn luận đối ngoại của Bắc Kinh, hôm qua đã phân tích rằng Afghanistan là minh chứng cho thấy Hoa Kỳ sẽ là « một nhân tố không đáng tin cậy, luôn bỏ rơi đối tác và đồng minh trong cuộc săn tìm lợi ích riêng cho mình ».

Chưa thể nói chắc, Taliban trở lại Kabul là đồng nghĩa với bạo lực hỗn loạn hay thánh địa khủng bố sẽ hồi sinh. Nhưng chiến thắng dễ dàng của lực lượng được gọi là phiến quân, từng bị phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, truy đuổi suốt hai chục năm, mang hơi hướng của những tính toán thực dụng, mà trong đó khái niệm đồng minh chỉ là tương đối.
Theo RFI

Sửa bởi người viết 16/08/2021 lúc 11:47:17(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#5 Đã gửi : 16/08/2021 lúc 11:50:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Láng giềng Afghanistan đa số ủng hộ Taliban: Thất bại của Mỹ không tránh khỏi

UserPostedImage
Quốc gia Afghanistan nằm ở vị trí chiến lược tại Trung Á. © Wikipedia

Ngày 15/08/2021, quân Taliban tiến vào Kabul, thủ đô Afghanistan, sau chiến dịch tấn công chớp nhoáng chiếm hơn một nửa số thủ phủ các tỉnh chỉ trong vòng một tuần lễ. Nhiều tiếng nói chỉ trích việc chính quyền Kabul đầu hàng nhanh chóng, và đặc biệt là thất bại của nước Mỹ trong việc hậu thuẫn chính quyền dân cử chống lại phong trào Hồi giáo cực đoan.

Tuy nhiên, một số chuyên gia và nhà quan sát cho rằng thất bại của Hoa Kỳ tại Afghanistan là điều không thể tránh khỏi do bối cảnh địa - chính trị bất lợi tại khu vực. Hầu hết các láng giềng của Afghanistan, ngoại trừ Ấn Độ, đều ủng hộ phe Taliban, ở các mức độ khác nhau.
1/ Vì sao thất bại của Hoa Kỳ tại Afghanistan là không thể tránh khỏi ?

Đáng chú ý có bài phân tích của giáo sư Natasha Lindstaedt, Đại học Essex, Anh quốc, trên trang mạng The Conversation, cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về cục diện địa – chính trị, dẫn đến thất bại không tránh khỏi của Hoa Kỳ. Bài viết nhan đề « Afghanistan : Thắng lợi của Taliban bất chấp hàng tỉ đô la của nước Mỹ » nhấn mạnh đến vị trí chiến lược của vùng đất Afghanistan tại khu vực Trung Á và Nam Á, với những xung đột nội bộ kéo dài nhiều thế kỷ, cùng các can thiệp thường xuyên của các thế lực bên ngoài trong suốt thế kỷ 20, từ Anh, Liên Xô, rồi tiếp đó là Nga, Mỹ, Iran, Ả Rập Xê Út, Ấn Độ và tất nhiên không thể không kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của Pakistan.

Afghanistan là một quốc gia đa sắc tộc, nơi không có một sắc tộc nào chiếm đa số áp đảo. Hai nhóm sắc tộc lớn nhất, là Pachtoun và Dari (tức ngôn ngữ cùng họ với tiếng Iran), chiếm lần lượt khoảng 40% và 25% dân số nước này. Trong suốt chiều dài lịch sử, nỗ lực độc lập của nhiều sắc tộc, trong đó có người Pachtoun, đều không thành công.

Theo nhà chính trị học Anh, các can thiệp sâu sắc của nhiều thế lực láng giềng khiến cán cân lực lượng nghiêng hẳn về phía phong trào Hồi giáo Taliban. Hầu hết các láng giềng của Afghanistan, « ngoại trừ Ấn Độ », đều ủng hộ phe Taliban ở các mức độ khác nhau.

Pakistan ủng hộ phong trào Hồi giáo cực đoan Taliban, bởi một mặt họ lo ngại các phong trào ly khai của sắc tộc thiểu số Pachtoun, với 30 triệu dân (chiếm khoảng 15% dân số Pakistan), được người Pachtoun tại Afghanistan ủng hộ, mặt khác Islamabad muốn có thêm « quốc gia chư hầu », để đối trọng lại với Ấn Độ.

Pakistan đã góp phần quan trọng cho việc Taliban lên nắm quyền lần đầu tiên vào năm 1996. Thông qua vai trò của cơ quan tình báo quốc gia (ISI), chính quyền Pakistan đã tài trợ cho nhiều hoạt động của Taliban, tuyển mộ binh sĩ, cung cấp vũ khí, và hỗ trợ trong các chiến dịch quân sự. Người Pakistan thậm chí đôi khi còn chiến đấu trong hàng ngũ Taliban.

Chính quyền Hồi giáo Iran, cường quốc khu vực, vốn có quan hệ không dễ dàng với Taliban, bởi mâu thuẫn về ý thức hệ tôn giáo. Iran và Hoa Kỳ từng có các hợp tác để ngăn cản các đe dọa từ Taliban trong những năm 1990. Tuy nhiên, quan hệ Teheran và Washington xấu đi nghiêm trọng hai thập niên sau đó đã « trực tiếp » thay đổi thái độ của chính quyền Iran với Taliban. Iran dần dần thừa nhận Taliban, cùng lúc ủng hộ chính quyền Kabul và Taliban, và tìm cách lợi dụng các mâu thuẫn giữa hai thế lực này.

Quan hệ giữa Nga với Taliban cũng bất lợi cho Mỹ. Ngay từ những năm 1990, chính quyền Nga đã tìm cách củng cố khu vực biên giới phía nam, gần với Afghanistan, để ngăn ngừa các ảnh hưởng của Mỹ. Matxcơva thiết lập quan hệ với nhiều nhóm tại Afghanistan, kể cả với Taliban, bất chấp khả năng Taliban ủng hộ các nhóm khủng bố. Quan hệ Nga – Taliban cải thiện rõ rệt sau khi xuất hiện tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech) vào năm 2015. Trong cuộc chiến chống Daech tại Afghanistan, Nga coi Taliban như đồng minh.

Trung Quốc cũng luôn có quan hệ hữu hảo với phong trào Hồi giáo này. Quan tâm chủ yếu của Bắc Kinh là mở rộng ảnh hưởng sang phía tây, để giành lợi thế về chiến lược với Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Chuyên gia Natasha Lindstaedt nhấn mạnh là, nếu như nhiều người lên án tổng thống Joe Biden rút quân, và không làm gì để ngăn cản lực lượng Taliban chiếm quyền, thì căn cứ trên cục diện tương quan lực lượng tại khu vực, rất ít có khả năng Hoa Kỳ có thể làm gì hơn để duy trì được ổn định tại khu vực.
2 / Hậu thuẫn của Pakistan với Taliban: Yếu tố quan trọng hàng đầu ?

Theo nhà chính trị học Anh Natasha Lindstaedt, Pakistan đã can dự vào Afghanistan « hơn bất cứ quốc gia láng giềng nào khác ». Afghanistan là một vùng đất có ý nghĩa quan trọng đặc biệt với Pakistan. Quan hệ giữa Pakistan và nước láng giềng ngay từ đầu đã xung khắc. Pakistan tuyên bố độc lập năm 1947, Afghanistan là quốc gia duy nhất tại Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu không công nhận quốc gia này. Một trong các lý do chủ yếu là vấn đề biên giới : Kabul từ chối công nhận đường phân định Durand, dài 2.400 km. Đường ranh giới Durand vốn được phân chia vội vã vào năm 1893 (theo thỏa thuận giữa đại diện của đế quốc Anh với một thủ lĩnh tại Afghanistan), đã chia tách một cách võ đoán các khu vực định cư lâu đời của hàng triệu dân thuộc cùng sắc tộc Pachtoun, cùng ngôn ngữ.

Lo ngại sự trỗi dậy của các phong trào đòi độc lập của người Pachtoun, chính quyền Pakistan chủ trương hậu thuẫn sự trỗi dậy của « bản sắc Hồi giáo » tại quốc gia láng giềng, để làm đối trọng. Về vấn đề này, giáo sư Olivier Roy, Viện đại học châu Âu ở Florence (Ý), một chuyên gia về Afghanistan, trong một bài viết trên La Croix (« Các thế lực nào hậu thuẫn Taliban ? ») cho biết cụ thể là, sau bước ngoặt 2001 (khi Hoa Kỳ lật đổ chính quyền Taliban để trả đũa vụ tấn công 11/09) lực lượng Taliban đã có được chỗ trú ẩn an toàn trên lãnh thổ Pakistan.
3 / Quan hệ Trung Quốc với Taliban: Có ý nghĩa đáng kể trong thắng lợi của phe này ?

Theo phóng viên kỳ cựu Richard Arzt, kênh truyền hình Quốc Hội Pháp, làm việc lâu năm tại Trung Quốc, về mặt chính thức, cho đến những tuần trước khi Kabul thất thủ, chính quyền Bắc Kinh vẫn tuyên bố ủng hộ chính quyền hợp pháp tại Kabul, nhưng Trung Quốc cũng song song có các đối thoại cấp cao với Taliban. Bắc Kinh ủng hộ bất kể chính quyền nào tại Kabul vì hai mối quan tâm chính: bảo đảm các hoạt động thương mại và kinh tế tại cửa ngõ của con đường giao thương sang phía tây (Trung Quốc và Afghanistan có chung 75 km biên giới), và không để Afghanistan trở thành hậu phương cho các hoạt động của những người Duy Ngô Nhĩ chống đàn áp của Bắc Kinh tại khu tự trị Tân Cương miền viễn tây.

Mối quan hệ tay ba Taliban – Trung Quốc và Pakistan có ý nghĩa đặc biệt. Pakistan vừa là « đồng minh » từ lâu của Bắc Kinh, vừa là thế lực hậu thuẫn cho Taliban. Theo Richard Artz, Islamabad đã gây áp lực để Taliban duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, để bảo đảm rằng các chủ nhân tương lai ở Kaboul không can thiệp vào số phận của hơn 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi tại Tân Cương, mà giới bảo vệ nhân quyền cáo buộc đang bị đàn áp khốc liệt.

Tuy nhiên, vẫn theo nhà báo Richard Artz, chính bản thân Taliban cũng đã có quan hệ lâu dài với Trung Quốc. Ngay từ những năm 1980, Bắc Kinh đã « ngầm thể hiện thiện cảm » với các lực lượng chống Liên Xô tại Afghanistan. Trong thời gian Taliban cầm quyền tại Afghanistan (1996-2001), Bắc Kinh cũng ủng hộ Taliban một cách kín đáo, đổi lại Taliban không can thiệp vào các cộng đồng người theo đạo Hồi tại Trung Quốc. Bắc Kinh đã hoàn toàn nhắm mắt trước các đạo luật Hồi giáo khắc nghiệt, các xâm phạm nhân quyền của chính quyền Taliban. Trung Quốc tiếp tục hậu thuẫn các thủ lĩnh Taliban ẩn náu tại Pakistan, sau can thiệp của Mỹ năm 2001.

Giờ đây, với chiến thắng của Taliban, Bắc Kinh hy vọng sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ truyền thống hai bên cùng có lợi khá lâu đời này. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cũng chỉ ra rằng : chơi dao có ngày đứt tay. Nhà chính trị học Natasha Lindstaedt ghi nhận : Một vài tuần lễ trước khi sụp đổ, chính quyền dân cử Afghanistan liên tục cảnh báo các quốc gia láng giềng đừng nên « tin tưởng ngây thơ » là Taliban sẽ cải tổ, sẽ giúp cho Afghanistan được ổn định. Với sự thắng thế của Taliban, nhiều thông tin cho thấy, các xâm phạm nhân quyền đang trở nên trầm trọng, và lãnh thổ Afghanistan có nhiều nguy cơ trở thành căn cứ địa cho các băng nhóm khủng bố mới.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.301 giây.