logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/09/2021 lúc 07:27:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Việt Nam,nơi đang bị cả hai thứ nạn dịch, dịch cộng sản và dịch cúm “lạ”. Đêm nhớ về Sài Gòn, là niềm nhớ thương cùng ước mong đời sống dân lành trên quê hương mình,vốn đã khốn khổ với nhà cầm quyền, sớm được thoát cảnh lầm than hiện nay!
. . .
Trời bây giờ có lúc mưa, lúc nắng.
Cho lòng người cũnglắm lúc buồn, vui.
Mưa tháng Bảy, mưa Ngâu giăng ngập lối
Thành phố mất tên, đêm vắng đìu hiu.
Mới từ mấy ngày đầu tháng Bảy dương lịch, Sài Gònđã chợt nắng, chợt mưa; có lắm cơn mưa lớn, dầm dề, dai dẳng. Giọt mưa tuôn rơi ào ạt rồi kéo dài không tạnh dứt. Gió rì rào xô đùa bọt nước,hối hả đuổi theo nhau trên mặt đường. Có khi mưa rải rác, từng cơn, từng ngày.Có ngày mưa nhiều, có ngày mưa ít.Hơn cả tuần nay, lắm lúc mưa dầm dề, mù mịt.Trời mưa sụt sùi như thế người ta gọi là mưa Ngâu;nước mắtbiệt ly, nhớ thương của Ngưu Lang và Chức Nữ.
Chưa đến mồng 7 tháng Bảy âm lịch; mưa Ngâu năm nay đến sớm quá!
Sài Gòn bây giờ, hễ mưa nhiều thì đường phố thường bị ngập nước sì sụp.Lắm nơi, nước lênh láng trên mặt đường và ngập tràn lan vào bên trong nhà phố.Đường lộ trông như những dòng sông; có những dòng sông đục ngầu nước cống và đầy rác rưởi.Hồi sáng này cũng có cơn mưa rào.Bây giờ có chút nắng và nóng.Tháng Bảy thì vậy; Sài Gònmình thường nónghầm hập.Mặc dù nhiệt độ khá cao, nhưng đây cũng là tháng mưa thường xuyên.Chưa hết tháng Bảy đã có hơn cả chục ngày mưa to, gió lớn rồi đó.Nghe nói, chiều nay và ngày mai cũng sẽ có mây và mưa dông…
Mùa này, chợ có nhiều loại trái cây của vùng nhiệt đới như sầu riêng, thanh long, chôm chôm, măng cụt…Nhiều loại trái cây tươi ngon còn được bày bán dọc theocác đường phố. Nhưng khi số người bị lây nhiễm dịch cúm “lạ”,đột ngột tăng đến con số hàng trăm ngàn, chỉ trong vài tuần ngắn; thì Nhà Nước cấm chợ, cấm nhóm họp mua bán. Bánh mì còn bị nhà cầm quyền cho là “không phải thực phẩm”.Công nhân ở tỉnh Khánh Hòa,có giấy phép đi làm, ghé mua ổ bánh mì và chai nước cho buổi ăn trưa đã bị bắt giam xe, mất việc…
Số người nhiễm bệnh còn đang tăng nhanh mỗi ngày.Mới hôm cuốitháng Sáu, Nhà Nước cho biết chỉ có545 người, đến ngày 27 tháng Bảyđã có hơn 10 ngàn người.Ai cũng biết, các con số của Nhà Nước đưa ra không bao giờ trung thực.Điều này càng làm cho người dân bối rối, lo sợ hơn.Nhưng Nhà Nước thì lúc nào cũng tự hào với “đỉnh cao trí tuệ của loài người”. Tại hội nghị với các cấp tỉnh và thành phố,hôm 16 tháng Bảy này, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam,tên Trương Quốc Cường đã tuyên bố rằng: Việt Nam đã có thuốc Xuyên Tâm Liên, đãsẵn sàng “chống dịch như chống giặc”!
Cô Ngọc Thúy từ Sài Gòn cho hay:“… nghe Nhà Nước nói làthuốc Xuyên Tâm Liên đang được sử dụng để trị COVID-19. Bây giờ làm sao mà có?!…mà mua?!… Em nói thiệt, không ai mua được Xuyên Tâm Liên đâu!… Em chưa thấy hình dạng nó ra làm sao nữa!…”
Bà Kim, Trưởng ban Thông tin “Tổ COVID Cộng đồng”, tại một chung cư ở Sài Gòn cũng cho biết tương tự:“… hiện giờ loại thuốc này mua không có đâu!… do ông Nhà Nước bảo rằng nó chữa được COVID-19, thế làdân ùn ùn đi mua…thì nó trở thành khan hiếm!…”
Tưởng thứ chi, chứ Xuyên Tâm Liên thì có xa lạgì với dân chúng sống trong chế độ hiện nay.Xuyên Tâm Liên là “thần dược” của Nhà Nước đấy! Dùngđể trị mọi thứ bệnh; cho dân và nhất là cho tùnhân trong các trại giam gọi là “cải tạo”.Xuyên Tâm Liên mà trị không hết thì người tù cứ nằm chờ chết!
Nhưng, nghĩ lại…thật tội nghiệp cho người dân Việt Nam, đến bây giờ mà họ vẫn tin vào Nhà Nước; họ phải tin rằng: Xuyên Tâm Liên của Đảng sẽ trừ diệt dịch cúm “lạ” và sẽ “thắng dịch như thắng giặc”!
Khi cơn dịch cúm “lạ” xuất hiệntừ phương Bắc và tràn lan khắp thế giới, thì tại Việt Nam, các quan chức cùng cơ quan truyền thông đều kiêu căng mà…“tựhào quá Việt Nam ơi!”, “ta đã thắng dịch như ta từng thắng giặc Mỹ!”.Và mới hôm 8 tháng Sáu năm 2020, chủ tịch nướccòntuyên bố rằng: “…Nếu cột điện biết đi ở Mỹ, thì nó sẽ về Việt Nam!”.
Thế nhưng, từ ngày 4 tháng Sáu này,cơn dịch cúmấyđã bùng phát!
Nhân dịp đó, Nhà Nước bèncho tung hô các khẩu hiệu “chống dịch…” và ban hành đủ thứ lệnh,thông báo, chỉ thị…làm khủng hoảng tinh thần người dân. Chỉ mỗi cái chỉ thịsố 16, nó đãđẻ ra lắm chỉ thị,quyết định, thông báo khác; làm cho đời sống người dân vốn đã khốn khổ với nhà cầm quyền, lại phải gánh thêm vô số lầm than!
Để được phép đi ra đường kiếm miếng ăn, người dântốn 300 ngàn đồng cho một lần khám nhanh, để cómiếng giấy chứng nhận không bệnh; nhưng nóchỉ có giá trị 3 ngày mà thôi. Nếu chịu trả đến 734 ngàn đồng, thì mua được chứng nhận có giá trị đến 7 ngày.Cũng tờ chứng nhận hợp lệ trong7 ngày, nhưngđược cấp cho nhanh hơn, có giáđến1 triệu 5 trăm ngàn đồng. Ai bị đưa vào khu cô lập, bây giờ người ta dùng chữ “cách ly tập trung”, thì phải tự trả các chi phí ăn, ở, trị liệu v.v…theo giá quy định cùa từng nơi. Họ phải trả 5 trăm ngàn đồng cho mỗi bộ đồgọi là “bảo hộ y tế”….Quả thực, nhà cầm quyền đã biến “cơ nguy” thành “cơ hội”; những cơ hội để thu lợi, kiếm tiền từ trong nước ra khắp thế giới.Cơn dịch cúm “lạ” còn phát sinh ra các thứ chữ mới,như “cách ly” và “cách ly tập trung”. Đã “cách ly” mà còn “cách ly tập trung” thì chữ nghĩa bây giờ thật khó hiểu!Nhưng… điều nguy khốn nhất, đó là: người chưa bệnh sẽdễ dàng bị lây nhiễm bệnh, sau khi bị bắt buộc vào sống trong các khu “cách ly tập trung”.Người ta đã phải xót xa mà than rằng: “bị cách ly là nửa đường của… biệt ly!”
. . .
Từ tờ mờ sáng, đã nghengười ta gọi nhau thức dậy. Tiếng ồn àođánh thức anhchị Xồng Bá Xò, cùngmọi người sửa soạn hành lý, vàlên đường.Vợanh bồng đứa con mới sinh được 11 ngày, ngồi lên yên xe sau lưng anh. Đoàn người chạy xe gắn máy tiếp tục cuộc hành trình chạy trốn khỏi Sài Gòn. Như mọi người trong đoàn, anh chị Xò mong sẽ chạy về tới quê làng của mình.Quê anh chịở miền núi Nghệ An.
Cuộc hành trình sống còn!
Trên các quốc lộ, khung cảnh cây rừng xanh ngát bên đường,từng làm mát lòng du khách; bây giờ không còn chút gì lôi cuốn, hấp dẫn,vớingười đang chạy trốn về quê nhà.Tất cả đều là người nghèo khó. Họ ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định, Đắc Lắc, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An… Từ nhiều năm qua, có người mới từ một vài tháng trước;họ đã phải rời quê nhà tìm đến Sài Gòn,kiếm các thứ việc: làm công, bán vé số, bán hàng rong, buôn bán lặt vặt, thợ hồ, thợ sơn…, bất cứ thứ gì làm ra tiền để sống,để có tiền gởi về quê nhà nuôi cha mẹ già, nuôi con, cho con đi học…
Đọc thêm
Chuyện .. Trăm Năm!!

Hoàn cảnh nào giúp nhạc sĩ Vũ Thành An sáng tác ” Bài Không…

Chuyện Trăm Năm… 1 Một Ngày!

Làm Thế Nào Để Nhận Diện Sư Quốc Doanh?

Mối tình “tình chị duyên em” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn



Bây giờ, hàng chục ngàn người nghèo khó ấy phải bỏ lại Sài Gòn; họ chạy xe, đạp xe hay phải lội bộ về quê nhà, ở tận miền Trung haycác tỉnh ở miền Nam;để tìm sự sống. Họ ngủ bên lề đường, tránh né các trạm chận bắt của công an trên quốc lộ. Có người chở vợ đang mang thai. Có gia đình chở 3 hay 4 người trên một chiếc xegắn máy. Có người mẹ tự mìnhlái xe, phía sau là đứa con chỉ mới hơn 10 tuổi, ngồi ôm giữ em nhỏ của mình.
Người ta phơi mình trong mưa nắng, gió sương;kinh hoàng chạy tung ra khắp nơi. Ban ngày mỏi mệt cũng không được phép dừng nơi thị tứ; bởi nhà cầm quyền địa phương nào cũng xua đuổi, vì sợ họ mang theo bệnh dịch.Họ cố gắng chạy xa khỏi vùng có dân cư, để dừng lại khi đêm đến. Mọi người chỉ cần một chỗ nào đó vừa tấm lưng, để nằm xuống ngủ lấy sức và mờ sáng lại tiếp tục hành trình. Có người vượt đến 800 cây số để về miền Trung, và gần gấp đôi như vậy để đến Nghệ An. Cả ngàn cây số đường đầy gian nan và lắm nguy hiểm. Người ta lo sợ mình có thể bị tai nạn, hoặc vướng bệnh hoạn mà chết dọc đường.Nhưng ở lại Sài Gòn thì…cái chết là cái chắc.Họ phải tìm sự sống trong cái chết.Có bài thơ không tác giả, cùng hình ảnh đoàn người khốn khổ cố tìm về quê nhà, ghi lại ước mong trên từng cây số đường:
“Cố lên con, sắp đến quê rồi.
Ôm thật chặt,theo bố đi con nhé.
Chỉ hơn ngàn cây số nữa thôi,
Cố lên, qua cầu là đất mẹ!
Máy không hư, mình không gặp nạn…
Chỉ ba ngày nữa thôi, con ạ!”
. . .
Từ khi quân cộng sản cưỡng chiếm được miền Nam, Quốc lộ 1 không còn tiếng súng. Nhưng tiếng nổ của hàng ngàn động cơ xe gắn máy, cùng cảnh tượng ồ ạt chạy trốn hôm nay,khiến lòng người phải xao xuyến;nó gợi nhắc đến mùa hè năm 72 với cuộcdi tảncủa người dân miền Trung, chạy về Sài Gòn để trốn tránh giặc cộng, trên quốc lộ này. Quốc lộ 1 còn được biết đến với tên gọi là Đại Lộ Kinh Hoàng.Đài phát thanh Á Châu Tự Do có tường thuật về cảnh tượng thương tâm trên Đại Lộ Kinh Hoàng như sau:
“… bộ đội cộng sản đã bắn trực diện vào dòng người chạy loạn trên quốc lộ 1, đoạn từ thị xã Quảng Trịqua Hải Lăng tới Huyện Phong Điền, hàng chục ngàn thường dân đã bị bắn chết trên đoạn đường này, và cái tên Đại Lộ Kinh Hoàng được biết đến và nhắc tới từ ngày này…”
Qua hồi ký “Những oan hồn trên Đại Lộ Kinh Hoàng” của Trần Đức, tác giả có kể lại:
“Đó đây, giữa đám xác người, người ta còn nhìn thấy rải rác những đuôi đạn súng cối 61 ly và B40, là những vũ khí có tầm xa không quá 1 cây số nằm ngổn ngang. Thì ra cộng quân đã đứng rất gần để tác xạ vào đám dân Quảng Trị chạy loạn. Họ đã bắn vào dân chúng như bắn bia. Bắn cho chết đến người cuối cùng.Bất kể đàn ông, đàn bà. Bất kể người già hay trẻ thơ. Thật là rùng rợn… ”
Trong một quyển sách có tên là “Mùa Hè Cháy”, xuất bản năm 2005, tác giả là Đại tá Nguyễn Việt Hải, chỉ huy trung đoàn pháo Bông Lau của quân cộng sản. Tác giả đã cho biết là đơn vị pháo binh của ông đã “khai hỏa tập trung các thứ pháo 122, pháo 130, pháo 155” mà ông ta gọi là “trận địa pháo cường tập” trên quốc lộ số 1. Ông đại tá pháo binh, tác giả của “Mùa Hè Cháy”,còn tự hào xác nhận:đích thân mình đã quan sát, trong vai trò tiền sát viên, để trực tiếp chỉ huy bắn vào đoàn người chạy về Sài Gòn.

Cuộc chiến nào cũng có cảnh tang thương, chết chóc!
Nhưng hình ảnh trẻ thơ ngồi khóc bên thi hài mẹ cha, trên mặt đường đầy xác thường dân, như trên “Đại Lộ Kinh hoàng”, vẫn là hình ảnh đau xót, mà người Việt mình không thể nào quên được tội ác của quân cộng sản.
Bây giờ, những mộ chôn tập thểcủa dân oan chết vì trận mưa pháo của trung đoàn pháo binh cộng sản,do Đại tá Hải chỉ huy, trong “Mùa Hè Cháy” của ông ta, chắc đã trôi mònbia mộ, mất hếtdấu vết. Không ai biết được bao nhiêutrẻ thơ đói khát trườn bò bên xác mẹ, đã may mắnsống sót. Một trong những cảnh tượng thương tâm trên Đại Lộ Kinh Hoàng còn lưu truyền;đó là hình ảnh bé gái nằmngậm bầuvú của người mẹ đã chết từ bao giờ. Em bé ấy được cứu sống vàđã trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ, Trung Tá Kimberly M. Mitchell.
. . .
Mùa hè năm 1972, người dân từ miền Trung đã liều chết,vượt Đại Lộ Kinh Hoàng trốn tránh quân cộng sản và chạy vào Sài Gòn; họ tìm về nơi còn tình người và tự do. Hình ảnh dòng người tất tả, với đủ loại phương tiện: đeo xe đò, chạy xe, đi bộ, gồng gánh nhau, … đến giờ vẫn xót đau lòng người!
Và rồi, mùa hè này, năm 2021, người dânlại ồ ạt chạy lánh nạn trên quốc lộ 1 đầy kinh hoàng ngày xưa.Họ cũngchạy trốn.Nhưng lần này chạy ngược lại, họ kinh hoàng chạy cho thoát khỏi thành phố đã mất tên Sài Gòn.Cuộc di tản lần này là cuộc tháo chạy,trốn tránh nơi đe dọa chết chóc vì đói và vì dịch bệnh.Nhà Nước xua đẩy họ về quê nhà, cho nhẹ gánh nặng tại thành phố. Nhưng để mặc tình cho công anvà nhà cầm quyền địa phương ngăn chận đường đi, lối vào; có nơi buộc họ phải quay về thành phố, nhưng họ lại không có giấy phépđể trở vào thành phố. Họ như một bầy kiến bị phá cho vỡ tổ, phải chạy tán loạn.Những con kiến bất hạnh đó cứ phải chạy loanh quanh, chạy tới, chạy lui; chạy mệt nhoài trong nỗi kinh hoàng giữa các lệnh lạc của nhà cầm quyền!
. . .
Hôm đầu tháng Bảy, Họa sĩ Lê Sa Long có vẽ một số tranh về thành phố mang tên Sài Gòn ngày trước, đang trong cơn dịch cúmbùng phát. Qua bức tranhtựa đề là “Đêm Nhớ Về Sài Gòn”, anhđã khéo léo dùng màu sắc và nét vẽthật nghệ thuật,để ghi lạihình ảnh thành phố vềđêm với ánh đènvàng u ám, con đường thưa vắng;cảnh tượng buồn thảm.Một thành phố bệnh hoạn, trong lệnh cấmrời nhà từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau, nếu không có giấy phép. Nó làlệnh giới nghiêm; nhưng nhà cầm quyền Việt Nam lại tránh né và cấm mọi người gọi là “giới nghiêm”!
“Đêm nhớ về Sài Gòn” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng có nhiều khác biệt hơn!
Tác giả đã dùng âm nhạc đểghi lại nỗi nhớ về Sài Gòn.Nỗi nhớ của người phải bỏ lại Sài Gòn, để trốn tránh chế độ cộng sản bạo tàn. Người xa quê hương nhớ về những con đường thèm đôi chân đã bao lâu chờ đợi; nhớ quán nhỏ, nhớ mẹ già, nhớ người tình và thèm được ngồi bên nhau với bạn bè. Sài Gòn của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng là một Sài Gòn đã bị mất tên, là một thành phố đã bị quân “Cách mạng tháng tám” và Đồng khởi” chiếm đoạttên Sài Gòn cùng Tự Do, Công Lý. Một Sài Gòn thật đìu hiu với những tháng ngàysau 30 tháng Tư năm 1975,chan chứa nỗi sầu nhớ của người tỵ nạn,lòng hướng về quê nhà …
“Để đêm đêm nhớ về Sài Gòn
Thấy mình vừa trở lại quê hương
Đã gặp người một trời yêu thương
cho lòng thêm chút ấm
Thấy bạn bè thèm ngồi bên nhau
Nhắc chuyện người, chuyện đời thương đau
Tình chia trong đêm sầu …”
(Trầm Tử Thiêng)

Sài Gòn thuở đó đã mất tên!
Thành phố thân yêuđã bị thay bằng cái tên xa lạ. Từ đó,người ta phải chen chân với những ngôn ngữ kỳ dị, khác thường. Nhưng… Sài Gòn vẫn còntrong thương mến của người dân đã từngđược sống ở miền Nam tự do. Sài Gòn vẫn còn trong tiếng gọi, như gọi người thương yêu!
Hôm nay, tại thành phố mang tên Sài Gòn trước đây, số người nhiễm bệnh và tử vong vì dịch cúm “lạ” vẫn còn cao nhất, và tiếp tục tăng thêm mỗi ngày. Thành phố bây giờ là hình ảnh với những hàng rào ngăn chặn các lối ra vào, với vùng xanh hay vùng đỏ, với cách ly hay cách ly tập trung, với đêm buồn vắng thê lương vì lệnh giới nghiêm…
Sài Gònhôm nay trời vẫn sụt sùi mưa;hạt mưa Ngâu vẫn đong đầy nước mắt biệt ly.Sông Ngân trông ngóng người về bên cầu Ô Thước.
Nắng Sài Gòn…Mưa Sài Gòn…
Đêm nhớ về Sài Gòn.
Và… Sài Gòn thuở đó làm sao quên!
Bùi Đức Tính
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.124 giây.