logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/09/2021 lúc 11:41:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dự báo của các chiến lược gia ở Việt Nam dường như đã diễn ra sớm hơn. Sau chuyến thăm Hà Nội của Phó Tổng thống Mỹ và trước Quốc khánh 2/9 năm nay của Việt Nam, Bắc Kinh đã yêu cầu tàu nước ngoài bắt buộc phải khai báo trước khi đi vào cái gọi là “lãnh hải” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc. Có thể thấy rõ, Việt Nam càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới.
UserPostedImage
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại họp báo ở Hà Nội hôm 26/8/2021. Reuters

Vấn đề cấp bách sau chuyến thăm của bà Phó Tổng thống Harris (PTT) là hiện thực hoá “Chương trình thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ”. Thúc đẩy “cái đà”, nói chữ là “động lực” (momentum) trong quan hệ Mỹ – Việt, là bứt phá để Việt Nam có thể mạnh lên, trước hết là về kinh tế. Tuyên bố ngày 29/8 của Bắc Kinh liên quan đến “đường lưỡi bò”, cũng như cuộc “giải phẫu” về lập trường của Trung Quốc, nhân tố cản trở khiến Việt – Mỹ chưa tuyên bố nâng cấp mối bang giao, chắc sẽ còn tiếp diễn. Điều này càng giúp chúng ta luận giải tại sao phải gấp rút xoay chuyển tình thế.
Không để cho cơ hội đảo chiều
“Cái đà” hay “động lực” (momentum) là những khái niệm cơ bản có thể dùng để đánh giá sức mạnh của các xu hướng cả trong quan hệ quốc tế nói chung, đặc biệt liên quan đến bang giao Việt – Mỹ. Các nhà hoạch định chiến lược thường phân tích các thông số ẩn chứa sức mạnh, sự tiếp diễn hay đảo chiều của các xu hướng ấy. “Cái đà” hay “động lực” của bang giao Việt – Mỹ sau chuyến thăm Hà Nội của PTT Kamala Harris nằm ngay trong phần mở đầu của “Chương trình thúc đẩy” nhằm tăng cường quan hệ đối tác toàn diện (ĐTTD) giữa hai nước. “Chuyến công du của PTT tới Việt Nam thể hiện cam kết sâu sắc của Hoa Kỳ không chỉ đối với khu vực, mà còn đối với mối quan hệ Việt – Mỹ. Trong các cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo Việt Nam, PTT Harris tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ cho một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và độc lập, cũng như một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, mạnh mẽ và kiên cường” [1].
Chính sự cởi mở đối với thương mại và đầu tư đã biến Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này đã tạo ra sự bùng nổ đáng kể và kéo dài. Việt Nam là một trong năm quốc gia phát triển nhanh nhất trên thế giới trong 30 năm qua. Thật vậy, mối liên hệ sâu rộng với chuỗi cung ứng toàn cầu và mức đầu tư nước ngoài cao khiến Việt Nam có vẻ giống Singapore. Kể từ năm 1990, Việt Nam đã nhận được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trung bình trị giá 6% GDP mỗi năm, gấp hơn hai lần mức toàn cầu. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, hiện nay, việc duy trì tăng trưởng nhanh chóng từ xuất khẩu của các công ty nước ngoài ngày càng trở nên khó khăn. Sự căng thẳng giữa mở cửa với đầu tư nước ngoài và thúc đẩy các tập đoàn lớn trong nước trở nên gay gắt hơn. Tất cả điều này khiến cho việc cải cách khu vực tư nhân trong nước và hệ thống tài chính là điều tối quan trọng. Một nghiên cứu của các học giả từ Trường Kinh tế London cho thấy, mức tăng năng suất trong năm năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 đáng ra có thể cao hơn 40%, nếu không có các doanh nghiệp nhà nước [2].
Khoảng cách ngày càng lớn giữa các doanh nghiệp nước ngoài với trong nước đang đặt ra mối đe dọa cho quá trình phát triển tới đây của Việt Nam. Đất nước phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư và xuất khẩu từ các công ty nước ngoài, trong khi các công ty trong nước hoạt động kém hiệu quả. “Chương trình thúc đẩy” sẽ giúp Việt Nam tái cân bằng và củng cố mô hình phát triển của mình. Việt Nam cần có cơ hội để phát triển thêm các tập đoàn tầm cỡ như Vingroup. Các tập đoàn hàng đầu đang hoạt động trong các lĩnh vực truyền thống như dầu mỏ và điện, hoặc trong các ngành công nghiệp chính để thực hiện mối quan hệ đối tác như vậy sẽ đòi hỏi sự thay đổi chính sách có tầm nhìn xa từ cả hai chính phủ. Nếu theo đúng “lộ trình”, Mỹ sẽ giúp nâng cao chất lượng nông sản đủ điều kiện xuất sang các thị trường đòi hỏi chất lượng cao. Chỉ và duy nhất chỉ hợp tác với Mỹ và phương Tây, Việt Nam mới có thể sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, kinh tế mới thoát khỏi sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Tránh tình trạng bị bắt bí như hiện nay, Trung Quốc dừng nhập khẩu thanh long qua cửa khẩu biên giới, trái cây, nông sản Việt không thể xuất qua Trung Quốc. Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu nông sản từ Vân Nam qua các địa phương biên giới Việt Nam vẫn diễn ra với khoảng 400 xe hàng mỗi ngày.
Việc xác định bang giao Việt – Mỹ “hậu Harris” sẽ nằm trong xu hướng nào (tăng hay giảm), xu hướng ấy đã bắt đầu và đang tiếp diễn hay sắp kết thúc để chuẩn bị chuyển sang một xu hướng mới, là những đánh giá cực kỳ cần thiết mà các đối tác nước ngoài có thể sử dụng để tiếp cận một cách kịp thời và bền vững. Độ mạnh hay lực đẩy của xu hướng ấy chính là momentum. “Làm sao để Việt Nam trở thành một đồng minh kinh tế hùng cường của Mỹ?” Đây là một câu hỏi hết sức thiết yếu và thời sự được nhà phân tích Noah Smith nêu ra trên tờ “Washington Post” ngày 29/8/2021 [3]. Đây cũng không phải lần đầu tiên các chuyên gia quốc tế đặt vấn đề để Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ, cho dù chỉ hạn chế là “đồng minh về kinh tế”.
UserPostedImage
 Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Thủ tướng Phạm Minh Chính ở Hà Nội hôm 25/8/2021. Reuters

Phát huy chức năng “kép” của kinh tế
Hoa Kỳ đã thiết kế được sự kết nối hữu cơ giữa kinh tế với an ninh trong “Chương trình thúc đẩy”, mặc dù yêu cầu hàng đầu trong quan hệ đối tác với Việt Nam là an ninh. Vừa an ninh cho bản thân, cho khu vực lẫn toàn cầu với tư cách một siêu cường. Việt Nam, ngược lại, bức bách nhiều hơn đối với nhân tố kinh tế, nhưng cũng không hề xem nhẹ yếu tố an ninh trong làm ăn với Mỹ. Trong cục diện cấp thời, vì ở vào thế yếu hơn Trung Quốc, nên mỗi bước đi với Mỹ, Việt Nam không thể không dè chừng Trung Quốc. Cứ xem cách ứng phó với sự vô lối của Bắc Kinh trong thời gian Hà Nội đón các phái bộ cấp cao của Mỹ từ trước đến nay thì rõ. Ở đây, sự liên thông giữa lợi ích của hai bên nằm ở khâu thúc đẩy chức năng “kép” của nhân tố kinh tế. Cho dù không gian sinh tồn và lợi ích sống còn của Việt Nam là Biển Đông và sông Mekong, nhưng bố trí chiến lược và sức mạnh của Mỹ lại tập trung cho Đông Á (an ninh của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan). Nhưng mẫu số chung ở đây vẫn là Trung Quốc, vì vậy, chức năng “kép” của kinh tế trong quan hệ đối tác có mối liên hệ rất đặc biệt.
UserPostedImage
 Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt tay Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba ở Hà Nội hôm 23/8/2021, ngay trước chuyến thăm của PTT Mỹ Kamala Harris. Hình: Báo Chính Phủ

Như đã thấy, trước, trong và sau chuyến thăm lịch sử của ông Austin và bà Harris, Trung Quốc đã có những phản ứng ngoại giao rất thô bạo. Việt Nam cảm nhận rõ “chiến lược cái nêm” của Bắc Kinh nhằm “thọc gậy bánh xe” quan hệ đối tác Việt – Mỹ [4]. Ngay cả khi Bắc Kinh đả kích công khai chuyến thăm Việt Nam của PTT Mỹ, thậm chí trong thời gian ấy, Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội gọi việc chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa là “quyền lợi hợp pháp” [5]. Mặc! Việt Nam vẫn nhẫn nhịn và hầu như đều đều bỏ qua các phản ứng kiểu “xỉa xói” ấy [6]. Nhưng trước Quốc khánh 2/9 của mình mà Bắc Kinh yêu cầu ngư dân Việt Nam bắt buộc phải khai báo mỗi khi đi vào cái gọi là “lãnh hải” của Trung Quốc ở Biển Đông, thì câu chuyện không còn đơn giản chỉ là “xỉa xói” nữa. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, đặc biệt là “Bộ Tứ” châu Á và “Bộ Tứ” châu Âu sẽ phản ứng, vì nó liên quan đến FONOP.
Chính vào thời điểm từ dịch bệnh COVID-19 đến khủng hoảng Afghanistan, Bắc Kinh toan tính uy tín và sức mạnh của Mỹ đang xuống, nên Trung Quốc quyết lấn tới. Để đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam cần tận dụng tối đa chức năng “kép” của nhân tố kinh tế trong “Chương trình thúc đẩy”. Thứ nhất, đầu tư và thương mại có thể có tác động lên chính trị mạnh mẽ hơn hành động quân sự (Kế hoạch Marshall của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã gạt được ảnh hưởng của Liên Xô). Tương tự, đầu tư vào Đông Nam Á có thể tạo ra một vùng đệm khả dĩ chống lại hai nguy cơ song hành là chủ nghĩa bành trướng Đại Hán và chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan. Cả hai nguy cơ này đều được kích hoạt mạnh mẽ bởi cuộc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan. Thứ hai, sau khi Việt Nam mạnh về kinh tế, trở thành “con cá lớn”, lúc bấy giờ mới có thể triển khai các bước tiếp theo của ĐTTD. Để bảo vệ các lợi ích biển của mình trước chiến thuật vùng xám của Trung Quốc, Việt Nam cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp cả về kinh tế, ngoại giao, pháp lý và trên thực địa [7].
Nhà nghiên cứu có thâm niên David Brown phân tích: “Xem xét suy đoán trước chuyến thăm (của bà Harris) trên một số phương tiện truyền thông Mỹ và các thông cáo sau đó trên báo chí Việt Nam, độc giả có thể kết luận rằng Kamala Harris đến Việt Nam với một đề xuất có điều kiện rằng quan hệ song phương nên được nâng lên thành 'đối tác chiến lược' – điều này tốt để đối phó với tham vọng về chủ quyền Trung Quốc đối với Biển Đông . Trong khi đó thì các nhà lãnh đạo số hai và số ba của Đảng – Nhà nước trả lời: “Không hẳn như thế, thưa bà Harris, chúng tôi cho rằng 'quan hệ đối tác toàn diện' hiện tại của chúng tôi với Hoa Kỳ là tuyệt vời rồi”. Lo ngại phía Hoa Kỳ chưa hiểu hết đầy đủ lập trường của bên chủ nhà, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bổ sung: “Việt Nam coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu” [8].
*
Căn cứ phản ứng muộn màng của Việt Nam và các “Bộ Tứ” đối với tuyên bố ngang ngược của Trung Quốc ngày 29/8 có thể đưa ra phán đoán về giới hạn của các loại quan hệ đối tác giữa Việt Nam với các nước này. Chắc chắn sẽ không có bất cứ đối tác nào – dù là “toàn diện” như Mỹ, hay “chiến lược” như sáu nước trong cả hai “Bộ Tứ” (Nhật, Ấn, Úc, Pháp, Đức và Anh) – có thế thay thế Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh hải và lãnh thổ. Sứ mệnh ấy đặt trên vai quân và dân Việt Nam. Việt Nam cũng không thể trung lập khi Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông. Liệu giá trị “đồng minh kinh tế” như GS. Noah Smith đề xuất, sẽ đủ để “giải cứu” Việt Nam? “Lòng Dân Việt Nam” thì quá rõ, đến hơn 90% người dân Việt Nam thích làm ăn với Mỹ [9]. Vấn đề là “Ý Đảng CSVN” trong trường hợp này như thế nào?
TS. Đinh Hoàng Thắng (Blog RFA)
UserPostedImage
Duy Huu, USA says:
Tứ Trụ, tứ đổ tường, tứ tường đổ.
Tứ không, Tứ ngu, Tứ hèn, Tứ láo.
Ý Đảng là ý Tàu, ý Tàu là ý Đảng.

Ý Dân là ý Trời, ý Trời là ý Dân.
Tiếng Dân là tiếng Trời, tiếng Trời là tiếng Dân.

Dân nói, Dân nghe, Dân càng sống.
Đảng nói, Đảng nge, Đảng càng chết.

Dân đi đường Dân, Dân cứ tiến.
Đảng đi đường Đảng, Đảng sang Tàu.

Ý Tàu là ý Đảng, ý Đảng là ý Tàu.
Tứ Trụ, Tứ không, Tứ ngu, Tứ hèn, Tứ láo.

Tứ đổ tường, Tứ tường đổ.
Nguyễn Nhơn says:
Biện luận dài giòng về " động lực kinh tế " chánh trị nhiêu khê chẳng đi tới đâu.
Tôi xin chỉ thằng vào vấn đề: Đó là chế độ cọng sản toàn tri: Cốt tủy là SỞ HỮU TOÀN DÂN.

VÌ SAO MÀ ĐẤT NƯỚC TANG THƯƠNG?

Chỉ vì cái “ Quyền sở hữu “ Tàn “ dân!”

Đêm hè Hoàng Liên Sơn nóng bỏng. Tù dật dờ học tập. “ Vì sao phải củng cố “ Quan hệ sản xuất ” trên Miền Bắc và cải tạo quan hệ sản xuất ở Miền Nam? “. Tù đội trưởng cầm tài liệu đọc. Đọc dài nhằng dài cuội chẳng ra giống gì. Đực làng Bưng Cầu phát nực, chứng nào tật nấy, ở tù vẫn nói ngang: Khoan, anh đọc hoài không ai hiểu cái gì. Yêu cầu nói dùm “quan hệ sản xuất” là gì cái đã. Đội trưởng ta ngắc ngứ gạt phắc: Quan hệ sản xuất là quan hệ sản xuất, có gì mà hỏi.
Nhác nhìn thấy thấp thoáng bên ngoài song sắt. Tên cán quản giáo thập thò ngó nghiêng. Đực ta tỉnh tuồng phang tiếp: Muốn nói quan hệ sản xuất, trước tiên nói về sản xuất. Nói sản xuất, trước hết là nguyên, vật liệu. Kế đến là máy móc, dụng cụ. Sau hết là phải có người làm.
Sản xuất công nghiêp, nguyên liệu là sắt, thép, hóa chất... Sản xuất nông nghiệp là phân bón, giống má. Trong nông nghiệp, thay cho máy móc là đất đai.
Nói về quan hệ sản xuất là nói về tương quan giữa các yếu tố sản xuất kể trên: Ai làm chủ nguyên liệu, máy móc, đất đai? Ai quyết định việc phân chia thành quả sản xuất?
Trong chế độ tư bản với “quyền tư hữu,” tư nhân chủ xí nghiệp quyết định lương bổng cho công nhân. Địa chủ quyết định tô tức cho nông dân.
Trong chế độ XHCN với “Quyền sở hữu toàn dân,” đảng , nhà nước thay tàn dân hành xử quyền làm chủ. Đảng phân phối cho công nhân, nông dân bao nhiêu, được bấy nhiêu, mặc dầu trên lý thuyết là: Làm theo khả năng, hưởng theo kết quả lao động.
Hiện tại trên miền Bắc, quan hệ sản xuất đặt trên nền tảng “sở hữu tập thể” với hình thức Hợp tác xã. Cho nên cần củng cố để tiến lên trình độ sở hữu toàn dân với qui mô quốc doanh: Nông trường quốc doanh thay cho HTX nông nghiệp...
Ở Miền Nam còn đang làm ăn cá thể, phải “cải tạo” thành tập đoàn sản xuất trên nền tảng “sở hữu tập thể!”
Thằng Đực vừa múa lèo giỡn mặt cán quản giáo. Bởi vì cả ngày lao động khổ sai, mệt tắt thở mà hổng cho ngủ, còn bắt học tập những điều cán ngố chưa thông, trong khi tù Miền Nam thuộc nằm lòng mà còn bắt học!

Thuật lại câu chuyện kể trên để cho thấy rằng: Giới trẻ có học Miền Nam biết rõ cọng sản là sai lầm, tai họa. Cho nên mới liều chết chiến đấu. Giữ được Tự do, no ấm cho đồng bào Miền Nam được 21 năm.

Bây giờ để cho thấy cái sai lầm, tai họa chết người của cái “sở hữu tàn dân” vô trách nhiệm, thử đối chiếu với xã hội Miền Nam sanh hoạt trên nền tảng tư hữu, kinh tế thị trường Tự do.

Miền Nam: Tư hữu – Kinh tế thị trường tự do

Ngày Miền Nam mới thu hồi Độc lập, dựng lên nền Đệ nhất Cộng hòa, giới làm việc điều hành guồng máy quản trị công quyền, nhận thức theo kinh nghiệm Âu châu, hệ thống công quản ( Régie nationale ) thường chậm chạp, yếu kém nên chỉ giữ lại 4 bộ phận Điện, nước, xe bus và hỏa xa để bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của người dân. Ngoại giả là tư nhân kinh doanh theo kinh tế thị trường tự do.
Ngay khi nhận thấy công quản xe bus lỗ lã, không kiến hiệu, chánh phủ đã mau lẹ giải tán.
Hơn thế nữa, chánh phủ chủ trương sở hữu hóa người dân để họ có phương tiện độc lập, phát triển đời sống. Tiêu biểu là chương trình “ sở hữu hóa “ tài xế taxi. Chánh phủ nhập cảng xe taxi bán trả góp cho tài xế lái xe taxi thuê. Thêm một chi tiết ở đây cho thấy sự ích lợi của chương trình nầy: Chủ xe cho thuê là loại xe cở nhỏ hiệu Renault, trong khi chương trình sở hữu hóa của chánh phủ là loại xe Dauphine tiện nghi và sang trọng hơn!
Chương trình “tư hữu hóa nông dân” còn vĩ đại hơn. Thời Đệ nhất Cộng hòa còn dè dặt, chỉ mua lại ruộng đất của chủ điền và bán lại cho nông dân trả góp. Qua Đệ nhị Cộng hòa thấy làm như vậy vừa chậm lại thêm nông dân dụ dự, không hăng hái hưởng ứng nên đi một bước dứt khoát: Truất hữu điền chủ có trên 100 mẫu ruộng và trả bằng công khố phiếu, rồi cấp phát miễn phí cho mỗi gia đình nông dân 3 mẫu đất theo chương trình “ Luật Người cày có ruộng.”
Chưa hết, chương trình tư hữu hóa nông dân còn tiếp tục. Sau hiệp định Paris 1973, khi tiếng súng giảm bớt, chánh phủ đẩy mạnh chương trình “khẩn hoang, lập ấp.” Sơ khởi, chánh phủ tổ chức di dân từ những khu vực nghèo miền Trung đưa vào các khu vực còn hoang dã, dựng cho mỗi hộ một căn nhà vách ván lợp tôn, cung cấp lương thực cho một năm để chờ tới mùa thu hoạch.
Mỗi gia đình được cấp nửa mẫu đất sơ khởi do nhà nước ủi quang. Phần còn lại, người dân tự khai phá.
Tóm tắt lại là: Trong khi cọng sản miền Bắc bần cùng hóa nhân dân, tịch thâu sản nghiệp tập trung vào tay của đảng thì Miền Nam làm trái lại: Nỗ lực tư hữu hóa người dân bằng mọi cách thế có thể thi hành được.
Cho nên Miền Nam thời ấy phát triển không kém gì Đài Loan, Đại Hàn mặc dầu quốc gia đang lâm chiến.
Sở dĩ được như vậy là bởi vì quốc dân Việt Nam long trọng tuyên ngôn trên Hiến Pháp Đệ nhị VNCH 1967:
“ĐIỀU 19
1- Quốc Gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu
2- Quốc Gia chủ trương hữu sản hóa nhân dân “

Bây giờ nhìn lại, vì sao mà đất nước tang thương, dân tình khốn khó như ngày nay?

CHXHCN: Sở hữu toàn dân – Kinh tế thị trường theo định hướng xhcn

Sở dỉ nền kinh tế xã nghĩa nó nhập nhằng nửa nạc, nửa mở, chẳng xác định được phương hướng là do cái điều 15 Hiến pháp 1992 nầy đây:
Điều 15Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.

Cái điều luật hiế(p) pháp nầy nó cũng giống như câu thần chú phù thủy: Tay trái cho đi, tay mặt léo lại. Khi mà cơ chế thị trường cho đi thì cái định hướng xã nghĩa rút lại. Cũng dzậy, khi cái sở hữu tư nhân đưa ra thì cái sơ hữu “tàn” dân rút dzô!
Rốt cuộc lại là: Xã nghĩa tàn dân léo qua léo lại vẫn u như kỷ. Cốt khỉ hườn cốt khỉ.
Nói rằng cái sở hữu tàn dân là vô trách nhiệm, bởi vì cha chung không ai khóc. Tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách nên không ma nào chịu trách, bởi vì như ba Dê nói: Đảng sai đâu, đánh đó. Nên hư gì thì đảng chịu chớ nó hổng trách nhiệm gì hết trơn. Nhưng mà đảng là ai? Khi nào giành phần ăn thì ta là đảng. Khi nào hư bại thì đảng là nhân dân, nhân dân là đảng, ai cũng có trách nhiệm nên không biết ai chịu trách nhiệm như cái “Hội đại” TW6 vừa rồi, ai cũng có lỗi, vậy người nầy vái người kia xin lỗi rồi huề.
Cái chế độ mà ai cũng chỉ huy mà không ai trách nhiệm như vậy không thể nào tồn tại được, bởi vì mạnh ai nấy cướp giựt, giựt riết một hồi dân chỉ còn cái khố lấy gì giựt tiếp? Như gia đình anh Đoàn Văn Vươn đó! Mười mấy năm trời gian khổ, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, một con , một cháu nhỏ đều vùi thây nơi cống Rộc, dời đê, lấp biển tạo nên hồ đầm nuôi thủy sản làm sinh kế. Công cuộc vừa thành khoảnh, cường quyề lang sói, nhân danh “quyền sở hữu tàn dân” ào vào cướp giựt. Nhà cửa chúng giựt sập. Người chúng bắt bỏ tù. Chồng cha tù trong khốn nạn. Vợ con nheo nhóc tù ngoài! Thảm cảnh người dân thấp cổ, bé họng là như vậy!
Cho nên khi thằng Đực Bưng Cầu thấy có ông bà trí thức cầu cao giở giọng đạo đức bà lang trọc bảo: Đất nước trải qua chiến tranh, đổ máu đã nhiều rồi! Thôi, cứ tranh đấu từ từ, từng bước, 10, 20 năm nửa cũng có tự do, dân chủ chắc ăn hơn, Đực ta chửi thầm trong bụng, giở giọng trả treo: Quí ông, bà ngồi trên cao ngó xuống mà coi. Mới hôm kia, 4 người đàn ông nhà Đoàn Văn Vươn bị mafia xã nghĩa cướp đầm, phá nhà mà lại bị tù tổng cọng 15 năm. Hôm qua, côn an Hải Phòng đi bắt sòng bài, rượt dân chạy một hồi thì thấy cái chú xã viên Quệ, 47 tuổi, mạnh cùi cuội như vậy mà nằm chết ngoẻo bên vệ đường, tay bị còng. Gia đình, chòm xóm ức lòng chở cái xác tội nghiệp vô “Quỉ ban xã “ khiếu nại.
Vậy đó, việc côn an “nhăn răng” giết hại dân hầu như hàng ngày như vậy làm sao người dân chịu được ngày nầy qua tháng khác, chờ cho tới 10 năm, 20 năm để quí vị trí thức ngồi cao thuyết phục trùm đảng ban ơn bố đức cho có tự do, dân chủ cho được?

Đôi lời thưa thỉnh

Quân Dân Cán Chính Miền Nam biết rõ ràng: Chiến tranh là chết chóc, đau thương, xương trắng máu đào. Hai trăm năm mươi ngàn tử sĩ đã nằm xuống. Mấy trăm ngàn đồng bào vô tội phơi thây. Vậy mà phải cắn răng, chằng con mắt, cầm súng đánh giặc cọng. Để làm gì? Chỉ là để gìn giữ lại nửa mảnh dư đồ của tổ tiên trước làn sóng xâm lăng của cọng sản Nga Tàu do tay sai Bắc Việt ào vào cướp phá. Để giữ Tự do, no ấm cho 17 triệu rưởi dân lành Miền Nam.
Thua trận, đi tù cs, xương trắng tù Miền Nam rải rác khắp núi rừng Việt Bắc!
Cái giá của cuộc chiến bảo vệ Tự do, Dân chủ thê thảm là như vậy đó!
Còn như ngày nay, bọn VGCS phao truyền: Quân Dân Cán Chính Miền Nam vì thù hận, chống cọng quá khích, từ sáng tới chiều. Một huynh trưởng QGHC nghe thấy, bảo: Chẳng những chống tới chiều mà còn tới tối. Khi cọng sản sụp đổ rồi vẫn còn chống, bởi vì nếu lơ là, tàn dư cọng sản ngóc đầu dậy như cs Putin bên Nga.
Thật ra, lời huynh trưởng là nhắc lại truyền thống chống cọng của Việt Nam Cộng Hòa, long trọng tuyên bố trên Hiến Pháp Đệ nhị Cộng Hòa 1967:
ĐIỀU 4
1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức
2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ

Đó là lý do vì sao mà chúng tôi chống lại mọi mưu toan thỏa hiệp với cọng sản để gọi là từng bước dân chủ hóa Đất nước.
Câu nói nầy có thể chỉ những người chưa từng cầm súng chiến đấu chống cọng sản mới thản nhiên nói như vậy được.
Những ai có kinh nghiệm với cọng sản đều biết: Mỗi khi bắt tay thỏa hiệp với cọng sản thì...từ bị thương tới chết.
Những thành phần Quốc gia tham dự cái gọi là Chánh phủ Liên Hiệp Đoàn Kết Quốc Gia 1946 bị bè lũ già hồ giết hại là một.
Chánh phủ Quốc gia Việt Nam tham dự Hội nghị Genève 1954 bị mất đi nửa nước về tay cọng sản là hai!
Việt Nam Cộng Hòa bị cưởng bức tham dự Hội nghị Paris 1973, Miền Nam bị cọng sản nuốt trọn là ba.

Những vụ lật lọng, giết hại cá nhơn người Quốc gia lu bù không kể.

Cho nên xin làm ơn, đừng nói với người Quốc gia chúng tôi về cái trò Hòa hợp Hòa giải, “đấu tranh chánh trị với cọng sản” mần chi.
Trước khi TT Nga Yeltsin nói câu bất hủ “ Cọng sản là bất trị. Phải loại trừ tận gốc” thì từ non nửa thế kỷ trước, Hiến pháp VNCH đã xác quyết trong điều 4 kể trên.

Trong hiện tại, nếu như “ sĩ khí rụt rè, gà phải cáo” thì xin làm ơn đứng ra một bên để cho những anh thư hào kiệt Việt Nam rộng đường tiến lên tiêu diệt loài sói lang cọng sản.

Để kết thúc, xin đọc Bình Ngô Đại Cáo cho các bạn trẻ nghe:

“ Việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo
Như nước Việt ta từ trước vốn xưng văn hiến đã lâu

Dẫu cường nhược có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có

Đem Đại Nghĩa để thắng hung tàn, lấy Chí Nhân mà thay cường bạo

Nhật nguyệt hối mà lại minh, kiền khôn bỉ mà lại thái
Nền vạn thế xây nên chắc chắn, thẹn nghìn thu rửa sạch làu làu ”

Nguyễn Nhơn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.392 giây.